Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

(Kênh giáo dục)Nguồn tuyển đã cạn, đành đào tạo thiếu

Hôm qua (31-8), ngày cuối cùng nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung đợt 1, theo ghi nhận thì lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển không nhiều. Rất nhiều trường, trong đó có không ít trường công lập, đứng trước nguy cơ tuyển thiếu chỉ tiêu.

Không hạ điểm chuẩn vì chất lượng

Tại Trường ĐH Mở TP HCM, kết thúc đợt xét tuyển NV bổ sung có trên 1.200 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển trong khi chỉ tiêu còn lại là 380. TS Nguyễn Minh Hà, Trưởng Phòng Đào tạo, cho biết lượng hồ sơ tuy nhiều so với chỉ tiêu còn lại nhưng lại không phân bổ đều cho các ngành. Một số ngành như quản trị kinh doanh, ngôn ngữ Anh, tài chính - ngân hàng có nhiều hồ sơ xét tuyển nhưng chỉ tiêu không nhiều trong khi một số ngành khác khó tuyển lại rất ít hồ sơ nên khả năng sẽ không tuyển đủ.

Tuy vậy, TS Hà cho biết trường sẽ cố gắng giữ điểm trúng tuyển NV bổ sung bằng điểm trúng tuyển đợt 1 bởi nếu hạ điểm sẽ xảy ra khả năng những thí sinh có điểm cao hơn điểm xét tuyển bổ sung nhưng không trúng ở NV1 sẽ kiện và những thí sinh trúng NV2 và có điểm cao hơn điểm chuẩn xét bổ sung sẽ xin chuyển ngành, lúc đó trường rất khó xử.

Phụ huynh, thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung tại Trường ĐH Công nghiệp TP HCM ngày 31-8 Ảnh: TẤN THẠNH

Phụ huynh, thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung tại Trường ĐH Công nghiệp TP HCM ngày 31-8 Ảnh: TẤN THẠNH

Tại Trường ĐH Công nghệ TP HCM (Hutech) có 1.540 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển NV bổ sung trong khi chỉ tiêu còn lại của trường là 1.600. TS Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trong đợt xét tuyển này, điểm chuẩn một số ngành kỹ thuật sẽ lấy bằng điểm sàn hoặc tăng 1 điểm, các ngành còn lại tăng từ 2 đến 5 điểm so với điểm sàn. Với ngành dược, chỉ tiêu không còn nhiều nên trường xác định điểm chuẩn sẽ là 20, khi đó sẽ có khá nhiều thí sinh rớt.

Tại Trường ĐH Văn hóa TP HCM, lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển NV bổ sung cũng không nhiều. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Phó trưởng Phòng Đào tạo, cho biết bậc ĐH trường còn 158 chỉ tiêu nhưng chỉ 159 hồ sơ đăng ký xét tuyển, một số ngành như văn hóa các dân tộc thiểu số, bảo tàng học, khoa học thư viện vẫn là những ngành khó tuyển. Trường đang cân nhắc đến việc xét bổ sung đợt 2.

Đại diện Trường ĐH Tài chính Marketing đã có 1.200 thí sinh nhập học, còn thiếu 1.300 chỉ tiêu (tổng chỉ tiêu 2.500). Trường nhận được 2.000 hồ sơ đăng ký NV bổ sung đợt 1 nhưng chưa xét tuyển. Ngành kinh doanh quốc tế thiếu nhiều chỉ tiêu nhất, vì điểm chuẩn NV1 cao hơn so với mặt bằng chung các ngành khác (21 điểm).

Trường ĐH Công nghiệp TP HCM cho biết dự kiến điểm chuẩn NV bổ sung đợt 1 sẽ bằng điểm nhận hồ sơ do số lượng hồ sơ nhận được không nhiều.

80% là tốt rồi!

TS Hà cũng cho biết kết thúc đợt xét tuyển bổ sung, Trường ĐH Mở TP HCM sẽ không tuyển nữa, dù còn thiếu bởi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của sinh viên.

TS Trần Văn Châu, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP HCM, cho biết trường còn hơn 1.000 chỉ tiêu trong đợt xét tuyển NV bổ sung này nhưng chỉ có 1.500 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. “Nguồn tuyển chỉ còn vậy nên trường cũng không hy vọng tuyển đủ chỉ tiêu, chỉ mong đạt trên 80% là tốt lắm rồi. Trong đợt này, ở hầu hết các ngành trường buộc phải giảm điểm chuẩn ở mức có thể. Sau đợt này, trường kết thúc tuyển sinh vì không thể hạ điểm thêm được nữa” - TS Châu nói.

Theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, kết thúc xét tuyển đợt 1, trường còn thiếu 400 chỉ tiêu ĐH và 200 chỉ tiêu bậc CĐ. Trong đợt xét tuyển bổ sung này trường xét tuyển đối với thí sinh có kết quả điểm bằng điểm trúng tuyển đợt 1 trở lên (tùy ngành) và kết quả có trên 900 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Sau đợt xét tuyển NV bổ sung này, trường sẽ không tiếp tục xét tuyển nữa, kể cả khi chưa đủ chỉ tiêu bởi kéo dài thời gian tuyển sinh sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động của trường vì ngày 5-9 tới sinh viên sẽ sinh hoạt đầu khóa, ngày 10-9 bắt đầu vào chương trình.

“Nguồn tuyển đã cạn. Trong đợt xét tuyển bổ sung này chỉ còn khoảng 100.000 thí sinh trong khi hầu hết các trường đều xét thì làm sao tuyển đủ” - ông Sơn chia sẻ.

Nguồn tuyển chỉ còn vậy nên Trường ĐH Sư phạm TP HCM cũng không hy vọng tuyển đủ chỉ tiêu, chỉ mong đạt trên 80% là tốt lắm rồi…

Huy Lân - Lê Thoa

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Học toán trực tuyến bằng tiếng Anh miễn phí

Chương trình sử dụng kho học liệu mở Khan Academy nhằm giúp học sinh Việt Nam có cơ hội tiếp cận mô hình học tập tiên tiến, đồng thời góp phần nâng cao năng lực tiếng Anh cho học viên.

Học sinh đang học thử chương trình trên máy

Học sinh đang học thử chương trình trên máy

Khan Academy được xem là một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho các mô hình sư phạm mới, trong đó lấy việc xây dựng thói quen tự học và duy trì đam mê học tập cho các em. Chương trình này đã được ứng dụng thành công trên 190 quốc gia trong suốt 10 năm qua với hơn 500.000 bài giảng, hơn 2 tỉ bài tập được biên soạn bởi nhiều nhà giáo có kinh nghiệm, bám theo bộ tiêu chuẩn cốt lõi của giáo dục Mỹ, nội dung phủ toàn bộ chương trình phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 và ĐH đại cương,

Lớp học sẽ bắt đầu vào ngày 9-9 với thông tin đăng ký tham gia tại website: www.khanviet.org.

Tin-ảnh: H.Thúy

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)ĐH Công nghiệp thực phẩm công bố điểm chuẩn bổ sung

(NLĐO)- Chiều tối 31-8, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM công bố điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung vào các ngành

ĐH Công nghiệp thực phẩm công bố điểm chuẩn bổ sung

Điểm chuẩn hệ ĐH

ĐH Công nghiệp thực phẩm công bố điểm chuẩn bổ sung
ĐH Công nghiệp thực phẩm công bố điểm chuẩn bổ sung

Thí sinh trúng tuyển nộp giấy chứng nhận kết quả thi bản chính về trường trước 17h00 ngày 9- 9 (Trường nghỉ lễ ngày 2/9, ngày 3/9,4/9 làm việc bình thường).

Thí sinh xét điểm học bạ nhận giấy báo nhập học từ 1- 9.

Trường xét tuyển bổ sung đợt 2 cho 2 chương trình quốc tế ngành công nghệ sinh học và ngành dinh dưỡng và khoa học thực phẩm

ĐH Công nghiệp thực phẩm công bố điểm chuẩn bổ sung

Lưu ý: Thí sinh trúng tuyển chương trình quốc tế đợt 1 được gia hạn lịch nhập học đến 17 giờ ngày 10-9

H. Lân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Hutech công bố điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung

(NLĐO)- Ngành Dược có điểm chuẩn cao nhất với 20 điểm, tiếp theo là ngành Truyền thông đa phương tiện và ngành Ngôn ngữ Nhật có mức điểm chuẩn là 17 điểm

Chiều nay, 31-8, Trường ĐH Công nghệ TP HCM (HUTECH) công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 đối với tất cả các ngành đào tạo ĐH, CĐ chính quy. Theo đó, mức điểm trúng tuyển của nhiều ngành tăng từ 0,5 – 2,0 điểm so với nguyện vọng 1, cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ Giáo dục – Đào tạo trung bình từ 1,0 – 5,0 điểm tùy ngành. Cũng theo thông tin từ Hội đồng Tuyển sinh trường, dự kiến HUTECH sẽ không tuyển bổ sung đợt 2.

Ngành Dược có điểm chuẩn cao nhất với 20 điểm, tiếp theo là ngành Truyền thông đa phương tiện và ngành Ngôn ngữ Nhật có mức điểm chuẩn là 17 điểm; trong khối ngành năng khiếu, ngành Kiến trúc tăng 1 điểm là 19. Điểm trúng tuyển của các ngành còn lại bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 từ 0,5 – 2,0 điểm.

Điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1

Danh sách sinh viên trúng tuyển sẽ được công bố vào 8g30 sáng 01/09/2016 tại địa chỉ: http://ift.tt/2c48tyL .

Sau khi có kết quả trúng tuyển, thí sinh nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia 2016 để xác nhận nhập học từ ngày 1-9 đến 9- 9 trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện (hình thức chuyển phát nhanh). Quá thời gian trên, xem như thí sinh từ chối nhập học.

Từ ngày 5- 9 đến 9- 9, thí sinh đến trường làm thủ tục nhập học.

H. Lân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

(Kênh giáo dục)ĐH Hoa Sen trao học bổng cho 108 sinh viên

(NLĐO)- Ngày 30-8, Trường ĐH Hoa Sen đã tổ chức lễ trao học bổng tuyển sinh năm 2016 cho 108 tân sinh viên. Trị giá mỗi suất học bổng tương đương học phí từ 1 đến 4 năm học.

 TS.Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen trao học bổng Vượt khó cho tân sinh viên

TS.Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen trao học bổng Vượt khó cho tân sinh viên

108 tân sinh viên nhận học bổng, gồm: 21 suất học bổng tài năng, 20 suất học bổng vượt khó, 61 suất học bổng khuyến học, 4 suất học bổng khuyến học nhóm ngành thiết kế, 2 suất học bổng khuyến học nhóm ngành khoa học và công nghệ.

Đây là những thí sinh có kết quả học tập THPT đạt loại khá, giỏi, có nhiều nỗ lực trong học tập cũng như tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, thể thao, văn hóa, văn nghệ. Nhiều trường hợp thí sinh đã gây ấn tượng mạnh với Hội đồng xét cấp học bổng vì nghị lực vượt lên nghịch cảnh để đạt được ước mơ.

Đặc biệt có hai thí sinh đã đạt được học bổng vượt khó 100%. Đó là em Đoàn Nguyễn Ái Phương (Huế) và Trần Lê Khả Ái (TPHCM).

Với kế hoạch cấp 8 tỉ 150 triệu đồng với 130 suất học bổng tuyển sinh năm 2016 , chương trình học bổng tiếp tục xét cấp đợt 3 dành cho các thí sinh xét tuyển nguyện vọng bổ sung với 30 suất, trị giá 1,4 tỉ đồng.

N. Huy

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

(Kênh giáo dục)Lễ khai giảng: Ngắn gọn, đáng nhớ

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị trường học về công tác tổ chức lễ khai giảng. Theo đó, các trường khai giảng đồng loạt vào sáng 5-9. Buổi lễ phải được tổ chức ngắn gọn, súc tích, tiết kiệm, nêu bật được phương hướng phấn đấu của nhà trường trong năm học tới. Hiệu trưởng không đọc báo cáo thành tích trong buổi lễ, đặc biệt không mời lãnh đạo thành phố và địa phương phát biểu để dành thời gian cho học sinh (HS).

Khơi lại cảm xúc ngày đầu đến trường

Để ngày đầu tiên đến trường thực sự ghi dấu ấn trong lòng học trò, nhiều trường tại TP HCM đã tổ chức lễ đón HS từ ngày tựu trường (15-8) với những hình thức phong phú, hấp dẫn. Nhiều trường xem đây là ngày khai giảng chính thức vì có điều kiện về thời gian và khâu tổ chức.

Ông Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10), cho biết do thời gian khai giảng rất ngắn nên nhà trường đã tổ chức lễ đón HS lớp 6 và các hoạt động làm quen với trường mới cho các em ngay sau ngày tựu trường. Trường THCS Nguyễn Văn Tố cũng là ngôi trường có cách đón HS khá đặc biệt, như tổ chức lễ cắm trại cho HS lớp 6. Trong ngày hội cắm trại, HS lớp 9 sẽ hướng dẫn, chăm lo cho HS lớp 6 từ cách xếp hàng, lấy đồ ăn sáng đến dọn dẹp sau khi ăn, chơi trò chơi…

Theo ông Phát, những hoạt động này nhằm tạo sự thân quen, gần gũi cho các em lớp 6 ngày đầu đến trường mới, đồng thời tạo sự gắn kết giữa các HS cũ và mới, tránh tình trạng lớp lớn bắt nạt lớp nhỏ. “Ngay sau đó, tất cả HS lớp 6 đều được học võ tự vệ, học bơi miễn phí và học luật giao thông, không những ở ngoài đường mà còn cả cách đi, đứng, chạy nhảy trong trường sao cho an toàn… Đó là những kỹ năng thật sự cần thiết với HS” - ông Phát nhìn nhận.

 Học sinh một trường tiểu học tại TP HCM hào hứng trong lễ khai giảng năm học 2015-2016 Ảnh: TẤN THẠNH

Học sinh một trường tiểu học tại TP HCM hào hứng trong lễ khai giảng năm học 2015-2016 Ảnh: TẤN THẠNH

Bà Lâm Hồng Lãm Thúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1), cho hay trong ngày khai giảng, số lượng HS sẽ rất đông, nhà trường không thể đón các em lớp 1 chu đáo được. Vì thế, hơn 300 HS năm nay vào lớp 1 đã được tổ chức đón riêng trong ngày 17-8.

Theo bà Thúy, nếu cứ để các em tựu trường rồi sau đó mới tổ chức lễ khai giảng thì cảm xúc ngày đầu tiên đến trường không còn nữa. Nhà trường muốn tổ chức một lễ đón ấn tượng, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng HS. Theo đó, các em được thầy cô giáo và các anh chị lớp lớn đón chào trong ngày đầu đến trường, Ngay sau đó, các em được tham gia những trò chơi vận động và làm quen với trường mới.

Học sinh phải là trung tâm

Hiệu trưởng một trường THPT tại quận 3 cho biết tổ chức lễ khai giảng chu đáo, giảm phần lễ, tăng phần hội, lấy HS làm trung tâm là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từ năm học 2015-2016.

Việc đổi mới được nhiều nhà giáo hoan nghênh, HS phấn khởi bởi lâu nay, HS không có ngày khai giảng đúng nghĩa, cảm xúc ngày tựu trường cũng không còn. Nhiều trường vì các lý do khác nhau đã tổ chức qua loa, hời hợt. Ngược lại, có những trường tổ chức lễ nghi rườm rà, quan chức phát biểu quá nhiều khiến HS ngao ngán.

“Cái khó hiện nay là tại TP HCM, ngày tựu trường là một ngày, ngày khai giảng là ngày khác. Vì thế, hầu hết các trường nếu muốn tổ chức ngày khai giảng thật sự ý nghĩa thì phải tổ chức ngay trong thời gian tựu trường” - vị này cho biết.

Tuy nhiên, trong điều kiện chương trình còn quá tải, HS vẫn phải học trước thì tổ chức một lễ khai giảng mới mẻ là rất khó. TS Võ Văn Nam, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM, cho rằng trong điều kiện ngổn ngang vì cải cách giáo dục hiện nay, đòi hỏi HS không cần học trước như cách đây 10-20 năm là rất khó vì lúc đó các em đi học nhẹ nhàng hơn, không phải chạy đua như bây giờ.

“Vấn đề là làm sao để mỗi cấp lớp, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tạo được ấn tượng sâu đậm cho các em trong ngày đầu năm học mới. Chẳng hạn, trang phục, thái độ thế nào để các em cũng háo hức như chuẩn bị đón năm mới nhằm lấy hên cho cả năm” - TS Nam đề xuất.

Phụ huynh cùng tham gia khai giảng

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, ngoài vận động phụ huynh cùng tham gia lễ khai giảng, phần “lễ” sẽ chỉ tổ chức ngắn gọn với các nghi thức chào cờ, hát Quốc ca, đọc thư Chủ tịch nước. Diễn văn khai giảng của hiệu trưởng cũng phải ngắn gọn để dành thời gian cho phần “hội”.

Phần “hội” sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian vui tươi, sinh động nhằm tạo không khí phấn khởi cho HS. Phần này cũng sẽ tạo ấn tượng để ngày khai trường là một ngày trọng đại, thiêng liêng với tất cả HS, nhất là những em lần đầu đến trường.

Đặng Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)“Tôi yêu tiếng nước tôi” đoạt giải nhất hội thi giáo viên sáng tạo

Đoàn giáo viên TP HCM cũng xuất sắc đoạt 17/31 giải tại chung kết cuộc thi.

Cùng đoạt giải nhất là dự án của Trường THPT liên cấp Olympia (Hà Nội).

Cuộc thi năm nay thu hút hơn 1.800 bài thi trên khắp cả nước, trong đó có 71 sản phẩm lọt vào vòng chung kết (đoàn giáo viên TP HCM có 31 dự án). Những dự án này mang hơi thở cuộc sống như: Điều tôi mong ước, phần mềm học lịch sử lớp 4 trực tuyến...

Trao thưởng cho các giáo viên đoạt giải

Trao thưởng cho các giáo viên đoạt giải

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, cuộc thi đã chọn được những giáo viên xuất sắc, hòa chung với đội ngũ giáo viên giỏi ứng dụng CNTT trên khắp thế giới. Ông Hiển đánh giá cao vai trò của CNTT trong đổi mới dạy học, đổi mới giáo dục, có CNTT mới sáng tạo được. Đồng thời, ông Hiển lưu ý việc mua sắm trang thiết bị hiện nay cần tính đến khả năng sử dụng. “CNTT không ngừng phát triển, nhiều địa phương tập trung mua sắm các sản phẩm CNTT với giá không hề rẻ nhưng sử dụng không được bao nhiêu nên rất lãng phí” - ông Hiển nhấn mạnh.

Tin-ảnh: Đ.Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

(Kênh giáo dục)Lượng hóa đánh giá học sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố bản dự thảo Thông tư 30 sửa đổi về đánh giá học sinh tiểu học để lấy ý kiến trước khi ban hành chính thức.

Có 3 mức đánh giá học sinh

Nội dung sửa đổi quan trọng nhất của Dự thảo Thông tư 30 là thay vì đánh giá học sinh cuối năm “đạt” hay “không đạt” vốn gây băn khoăn, khó hiểu cho phụ huynh như trước đây, nay sẽ được lượng hóa cụ thể theo các mức A, B, C.

Hướng dẫn của Bộ GD-ĐT ghi rõ: Giữa và cuối kỳ, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên về chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học để đánh giá học sinh. Theo đó, học sinh đạt mức A phải bảo đảm các tiêu chí: nắm vững kiến thức, thành thạo kỹ năng, vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, hứng thú với môn học hoặc hoạt động giáo dục. Đối với năng lực, phẩm chất học sinh để được xếp loại A cần được giáo viên đánh giá có nhận thức đầy đủ, làm tốt, hứng thú, tự tin.

Học sinh tiểu học sẽ được đánh giá theo mức A, B, C

Học sinh tiểu học sẽ được đánh giá theo mức A, B, C

Học sinh được đánh giá mức B phải nắm được kiến thức, có kỹ năng, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học hoặc hoạt động giáo dục. Năng lực, phẩm chất học sinh được xếp mức B phải nhận thức được, làm được, chưa thật hứng thú, chưa thật tự tin.

Học sinh xếp mức C được dự thảo thông tư quy định là những em chưa nắm được kiến thức, thiếu hụt kỹ năng, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học và chưa nhận thức đầy đủ, chưa hứng thú, thiếu tự tin.

Theo Dự thảo Thông tư 30 sửa đổi, bên cạnh việc nhận xét thường xuyên bằng lời, bằng nhận xét trực tiếp, lượng hóa bằng A, B, C… thì vẫn giữ nguyên cách đánh giá kèm điểm số bằng các bài kiểm tra cuối kỳ, cuối năm như cũ. Riêng với học sinh lớp 4, lớp 5, mỗi năm sẽ có thêm 2 bài kiểm tra giữa kỳ môn toán và tiếng Việt lấy điểm.

Bỏ bớt sổ sách cho giáo viên

Bộ GD-ĐT giữ quy định đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không dùng điểm số nhưng không quy định hằng tháng giáo viên phải ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Thay vào đó, giáo viên được quyền chủ động khi nào nhận xét bằng lời, khi nào viết nhận xét vào vở hoặc sổ cá nhân cho phù hợp.

Đánh giá về học tập của học sinh, giáo viên dùng lời nói, ký hiệu, chỉ ra cho các em biết được chỗ đúng, chưa đúng, cách sửa chữa, biết những yêu cầu để nhớ, thực hiện. Giáo viên viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

Cũng theo dự thảo, hồ sơ đánh giá cá nhân học sinh nay chỉ gồm học bạ và bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Bảng tổng hợp này thay thế hoàn toàn sổ theo dõi chất lượng giáo dục cũ. Giữa và cuối mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá từng học sinh vào bảng tổng hợp kết quả đánh giá. Bảng này sẽ được lưu giữ tại trường suốt thời gian học sinh theo học. Giáo viên có thêm cuốn sổ cá nhân để ghi chép, theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh, trong đó lưu ý khả năng vượt trội hoặc nội dung chưa hoàn thành để cuối kỳ có đánh giá khách quan, công bằng.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Định cho biết qua 2 năm thực hiện Thông tư 30, điều mà giáo viên than phiền nhiều nhất là quy định hằng tháng phải ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Vì thế, quy định mới sẽ giúp tháo gỡ các khó khăn cho nhà trường, giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện.

Đánh giá về bản dự thảo này, bà Đỗ Thị Kim Loan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Hòa, TP Hà Nội - ghi nhận Bộ GD-ĐT đã lắng nghe nhiều ý kiến của giáo viên. Theo bà Loan, việc bỏ bớt sổ sách sẽ giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn cho việc đầu tư vào bài giảng trên lớp. Thêm vào đó, cách đánh giá bằng các mức A, B, C cũng sẽ giúp phụ huynh nắm bắt được con em mình đang học tập ở mức độ nào.

Tránh “khen từng mặt”

Để tránh việc có trường ghi trong giấy khen là “khen từng mặt” như từng diễn ra, năm học tới dự kiến sẽ có 2 mức khen thưởng: “Học sinh hoàn thành xuất sắc” và “Học sinh hoàn thành tốt” các nội dung học tập, rèn luyện. Trong đó, học sinh hoàn thành xuất sắc phải có kết quả học tập được xếp loại A, bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn đạt 9 điểm trở lên. Học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập và rèn luyện thì có ít nhất 50% các môn đạt loại A, các môn khác đạt loại B; năng lực, phẩm chất đạt mức A hoặc B và bài kiểm tra cuối năm các môn đạt 7 điểm trở lên.

Bài và ảnh: Yến Anh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

(Kênh giáo dục)Hạ điểm chuẩn: Bất công!

Với lượng thí sinh ảo nhiều hơn dự kiến, nhiều trường thậm chí chỉ tuyển được khoảng hơn 50% chỉ tiêu trong đợt xét tuyển nguyện vong (NV) 1. Đến ngày 26-8, cả nước có 159 trường ĐH tuyển sinh NV bổ sung với hàng ngàn chỉ tiêu. Trong đó rất nhiều trường hạ điểm nhận hồ sơ xét tuyển.

Hụt hẫng vì… trúng tuyển

Điều này đã khiến không ít người đặt câu hỏi, liệu việc hạ điểm xét tuyển trong đợt xét tuyển bổ sung này có công bằng đối với các thí sinh đã trúng tuyển NV2 của kỳ đăng ký xét tuyển đợt 1 hay không?

 Làm thủ tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung Ảnh: TẤN THẠNH

Làm thủ tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung Ảnh: TẤN THẠNH

Trên thực tế, trong kỳ đăng ký xét tuyển đợt 1, mỗi thí sinh được phép nộp 2 NV vào 2 trường. Theo tâm lý chung, các em sẽ nộp NV1 vào trường ĐH mà bản thân yêu thích và nộp NV2 vào trường có điểm chuẩn thấp hơn để bảo đảm khả năng đỗ ĐH. Kết thúc thời gian xét tuyển, rất nhiều em được thông báo trượt ngành mình đăng ký NV1 nhưng đủ điểm đỗ vào ngành còn lại. Nhiều thí sinh đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi vào ngành đã đỗ để xác nhận việc nhập học. Nhưng ngay sau đó, những ngành các em đã trượt lại thông báo... tuyển bổ sung với mức điểm thấp hơn điểm các em đạt được.

Chính vì vậy, nhiều em dù đỗ ở đợt xét tuyển đầu tiên nhưng không phải là NV chính của các em. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều thí sinh và người nhà đến các trường đã đỗ trong đợt 1 để nộp hồ sơ vào các trường quân đội, thậm chí có thí sinh còn tuyên bố nếu không cho thí sinh này rút hồ sơ thì em cũng không nhập học ở trường vừa đỗ vì không yêu thích trường này. Việc không được rút hồ sơ đã khiến nhiều thí sinh cảm thấy rất tiếc và hụt hẫng vì đã không vào học được ở trường mục tiêu ban đầu.

Trước tình trạng nhiều thí sinh đến các hội đồng tuyển sinh một số trường ĐH để xin được rút hồ sơ đã nộp và chuyển sang trường khác trong đợt xét tuyển bổ sung, ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) - khẳng định không một thí sinh nào đã trúng tuyển NV1 có thể rút hồ sơ để nhập học chỗ khác vì hệ thống tự động đã khóa mã.

Lấp chỉ tiêu, hạ chất lượng

Trong khi không ít thí sinh cảm thấy không công bằng với mình thì chính các trường cũng khó khăn vì chất lượng tuyển sinh không được như kỳ vọng. Dù có chuyên gia đặt vấn đề mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung thấp không có nghĩa là điểm trúng tuyển thấp thì với kinh nghiệm làm tuyển sinh lâu năm, ông Lê Hữu Lập, nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, lại cho rằng nguồn tuyển của đợt xét tuyển bổ sung năm nay đã cạn và rất khó để các trường có thể tuyển sinh với điểm cao hơn.

Ông Lập cũng cho rằng việc Bộ GD-ĐT đồng ý để các trường hạ mức điểm xét tuyển chỉ có thể giúp các trường lấp đầy chỉ tiêu tuyển sinh chứ không thể nâng được chất lượng nguồn tuyển. Chuyên gia này phân tích nếu điểm chuẩn đợt xét tuyển bổ sung quá thấp, chênh đến 2-3 điểm so với điểm chuẩn đợt 1 thì sẽ hình thành 2 mặt bằng trình độ khác nhau của sinh viên trong cùng một ngành học, đồng thời ảnh hưởng đến thương hiệu và chất lượng đào tạo của trường. Đó là chưa kể tỉ lệ ảo của đợt bổ sung này rất lớn, do thí sinh được đăng ký cùng lúc 3 trường, mỗi trường 2 NV chứ không chỉ đăng ký vào 2 trường như đợt 1 nên việc xét tuyển NV bổ sung sẽ rất gian nan.

Ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, ghi nhận Bộ GD-ĐT đã tạo điều kiện cho các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh bằng cách điều chỉnh mức điểm nhận hồ sơ, tuy nhiên rõ ràng ở đây có sự bất cập với thí sinh. Chỉ trong vòng 2 tuần mà thí sinh đã phân thành 2 nhóm, chênh đến 2-3 điểm. Cũng theo ông Hinh, trong đào tạo, sự chênh nhau 2-3 điểm là tương đối có ý nghĩa và sẽ hình thành 2 nhóm quần thể. “Tôi có thể nói trong nhiều năm khi làm đào tạo thì nhóm 27 điểm với nhóm 24 điểm có khác biệt trên mọi phương diện. Từ xưa đến nay, ở Trường ĐH Y Hà Nội, các sinh viên học ở các nhóm ngành khác nhau. Trường hợp trong cùng một ngành có nhóm cao, nhóm thấp chênh nhau 2-3 điểm thì chúng tôi chưa có trải nghiệm về đào tạo” - ông Hinh cho biết.

Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng bày tỏ sự lo lắng về chất lượng sinh viên nếu các trường hạ điểm chuẩn xuống quá sâu, khoảng 2-3. “Trong một lớp mà một nửa số thí sinh đạt điểm 22 trở lên trúng tuyển theo học nhưng nửa còn lại trúng tuyển bổ sung với số điểm 19, 20 thì chắc chắn mặt bằng đào tạo chung sẽ không đồng đều” - ông Điền nói.

Không thay đổi nguyện vọng

Theo ông Trần Văn Nghĩa, hệ thống tự động của phần mềm xét tuyển đã chốt danh sách nên không thể thực hiện bất cứ thao tác gì khi thí sinh muốn rút hồ sơ ra để nộp vào trường khác. Bộ GD-ĐT đã quy định thí sinh không được thay đổi NV, rút hồ sơ nhập học trong đợt xét tuyển ĐH năm nay.

YẾN ANH

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Bắt yêu râu xanh nhờ mùi nước hoa

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Science and Justice, các nhà khoa học tại University College London (UCL) nêu khả năng dấu vết thành phần hóa chất trong nước hoa có thể giúp điều tra tội phạm, do các thành phần này có thể lan truyền từ quần áo người này sang người khác, dù tiếp cận ngắn ngủi. Những dấu vết này còn tồn tại trong trong nhiều ngày và giảm theo thời gian.

 Nhóm nghiên cứu phân tích các thành phần nước hoa lan truyền qua các mảnh vải. Ảnh BBC

Nhóm nghiên cứu phân tích các thành phần nước hoa lan truyền qua các mảnh vải. Ảnh BBC

Họ khẳng định phân tích dấu vết còn lại của nước hoa có thể là công cụ hữu ích trong trường hợp cơ thể nạn nhân và nghi phạm có tiếp cận với nhau như tội phạm tấn công tình dục. Trưởng nhóm nghiên cứu Simona Gherghel nói: “Chúng tôi phát hiện tiềm năng to lớn của nước hoa bởi vì nó được nhiều người sử dụng. Chúng tôi biết có khoảng 90% phụ nữ và 60% đàn ông dùng nước hoa. Trong khi đã có nhiều công trình khoa học về sự lan truyền khi giao tiếp giữa nạn nhân với nghi phạm nhưng chưa có nghiên cứu về nước hoa lan truyền”.

Nhóm nghiên cứu đã thí nghiệm trên mẫu nước hoa dành cho nam giới, nhận thấy nó dễ lan truyền từ mảnh vải này sang mảnh vải khác. Khi hai mảnh vải được áp vào nhau trong 1 phút, người ta phát hiện 15 trong số 44 thành phần hóa chất từ mảnh có thấm nước hoa lan sang mảnh vải bên kia. Để lâu đến 10 phút, có 18 thành phần lan truyền sang.

Giám đốc Trung tâm Khoa học Pháp Y thuộc UCL, TS Ruth Morgan khẳng định: “Chúng tôi đã chứng tỏ: Thứ nhất, nước hoa có lan truyền và thứ hai, chúng tôi có thể xác định được khi sự lan truyền đó xảy ra”.

Các nhà khoa học cũng theo dõi khả năng lan truyền nước hoa giảm theo thời gian đối với thành phần dễ bay hơi. Theo đó, trong trường hợp hai mảnh vải được áp vào nhau trong 10 phút thì 5 phút sau, 24 trong 44 thành phần hóa chất trong nước hoa còn được phát hiện ở mảnh vải bên kia. 6 giờ sau đó, họ chỉ phát hiện được 12 thành phần lưu lại và 7 ngày sau chỉ còn tồn tại 6 thành phần.

Trúc Lâm (Theo BBC)

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Hutech tiếp nhận trạm quan trắc nước thải di động

(NLĐO)- Sáng 26-8, Trường ĐH Công nghệ TP HCM (Hutech) tiếp nhận trạm quan trắc nước thải di động Mobilab 3 của Dự án nghiên cứu Việt - Đức (AKIZ).

 Trạm quan trắc nước thải di động được bàn giao cho Hutech sáng 26-8

Trạm quan trắc nước thải di động được bàn giao cho Hutech sáng 26-8

Mobilab 3 là thiết bị quan trắc nước thải di động, vận hành tại điểm phân tích, có khả năng thu mẫu tự động và cho kết quả nhanh, truyền dữ liệu trực tuyến, có camera theo dõi cùng máy phát điện. Ưu điểm của Mobilab 3 là linh động, thu dữ liệu đầy đủ và liên tục; tập trung vào các thông số mang tính chỉ thị; thu mẫu tự động theo từng khoảng thời gian, xả thải hoặc tự động thu mẫu đối chứng nếu vượt ngưỡng giá trị cho phép; cho kết quả tức thì và có khả năng cảnh báo nguy hiểm.

Sau khi bàn giao, trạm quan trắc nước thải di động Mobilab 3 sẽ được sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập ngay tại Hutech nhằm phát triển tối đa những tiềm năng của thiết bị quan trắc này. Qua đó, sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường sẽ có nhiều cơ hội được làm quen với phương thức vận hành và tham gia trực tiếp vận hành Mobilab 3 cũng như tham gia các dự án nghiên cứu môi trường được mở ra trong quá trình ứng dụng thiết bị. Mobilab 3 cũng được sử dụng trong công tác quản lý chất lượng nước thải tại khu công nghiệp và các công ty sản xuất có lượng xả thải lớn, quản lý nước thải tại những khu vực có nguy cơ ô nhiễm hoặc cần được bảo vệ hay tại các vùng nuôi trồng thủy hải sản, các nhà máy xử lý nước. Đây được xem là giải pháp quản lý môi trường đầy triển vọng cho vấn đề nước thải tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.

H. Lân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Trường có 9 học sinh đuối nước được xây dựng hồ bơi

Ngày 26-8, thầy giáo Bùi Phước, Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi, cho biết hiện hồ bơi xây dựng cho học sinh trường THCS Nghĩa Hà đã hoàn tất, sẵn sàng đưa vào dạy bơi cho học sinh trong năm học 2016-2017 sắp tới.

Công trình hồ bơi của Trường THCS Nghĩa Hà có diện tích 25m x 13m x1m, tổng vốn đầu tư gần 1,6 tỉ đồng, được xây từ nguồn vốn do các nhà hảo tâm tài trợ. Công trình được hoàn thành sau gần 1 tháng thi công.

 Hồ bơi tại Trường THCS Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi

Hồ bơi tại Trường THCS Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi

Ông Nguyễn Kiên, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, cho biết đây là trường thứ 2 tại Quảng Ngãi có hồ bơi nhằm phục vụ công tác phổ cập bơi lội cho các em học sinh. “Trong điều kiện ngân sách của ngành còn eo hẹp, việc các tổ chức, cá nhân có đóng góp xây dựng hồ bơi cho học sinh vô cùng quý giá. Chúng tôi mong sẽ có nhiều trường được xây hồ bơi theo hình thức trên”, ông Kiên nói.

Trước đó, để trang bị kỹ năng bơi lội cho học sinh, Sở GD-ĐT Quảng Ngãi phối hợp với các cơ quan đoàn thể, tổ chức nhiều lớp dạy bơi miễn phí tại các đoạn sông, bãi biển tự nhiên trên địa bàn TP Quảng Ngãi.

Tử Trực

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

(Kênh giáo dục)Trường ĐH thiếu thí sinh: Vì đâu?

Mùa tuyển sinh ĐH năm nay đã xảy ra một hiện tượng chưa từng có: Các trường không tuyển đủ chỉ tiêu dù là trường tốp trên, tốp giữa hay tốp dưới. Phần lớn ý kiến lý giải đều cho rằng do quy chế cho phép thí sinh được nộp hồ sơ ở 2 trường, mỗi trường được đăng ký 2 nguyện vọng nên dẫn đến tỉ lệ ảo cao. Theo chúng tôi, việc tỉ lệ đăng ký ảo chỉ là lý do bề mặt, còn lý do sâu xa lại nằm ở những vấn đề căn bản hơn.

Trường ĐH ngày càng nhiều, học sinh THPT ngày càng ít

Trước hết là số lượng trường ĐH hiện quá nhiều. Quả vậy, việc bùng nổ số lượng trường ĐH thời gian qua cho thấy một thực tế là cả phía cấp phép lẫn phía xin phép thành lập trường đã không có tầm nhìn xa, thiếu khả năng dự đoán những biến đổi trong đời sống xã hội tương lai.

 Hướng dẫn thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung tại một trường ĐH ở TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

Hướng dẫn thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung tại một trường ĐH ở TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

Một trong những điều cần phải nhận biết là với nền kinh tế ngày càng phát triển do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trình độ dân trí sẽ ngày càng nâng cao, tỉ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động sẽ càng nhiều thì một trong những hệ lụy là tỉ lệ sinh sản sẽ ngày càng giảm. Khi tỉ lệ dân số ngày càng giảm thì điều hiển nhiên là số lượng học sinh cũng giảm theo và vì vậy, số người có thể vào học ĐH cũng sẽ giảm.

Hiện tượng này đã và đang thể hiện rõ qua số liệu học sinh bậc học THPT tại nước ta đang có chiều hướng giảm theo từng năm. Cụ thể, năm học 2007-2008 có 3.070.023 học sinh THPT, năm học kế tiếp giảm xuống còn 2.951.889 em và đến năm học 2012-2013 thì chỉ còn 2.675.320. Nhìn vào biểu đồ bên trên, chúng ta thấy rõ số lượng học sinh đang đi theo xu hướng giảm và xu hướng này chắc chắn sẽ còn tiếp tục duy trì trong tương lai.

Bên cạnh đó, với điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện, nhiều phụ huynh sẽ có xu hướng cho con đi học nước ngoài. Như vậy, trong tương lai sẽ có nhiều chỗ ngồi trong giảng đường ĐH hơn là số học sinh tốt nghiệp THPT. Điều này sẽ dẫn tới việc nhiều trường sẽ phải đóng cửa hoặc phải sáp nhập.

Mặt khác, trong vài năm gần đây, tỉ lệ người tốt nghiệp ĐH rơi vào cảnh thất nghiệp hoặc phải làm những công việc không tương xứng với trình độ đã khiến nhiều bậc phụ huynh không muốn đầu tư cho con vào ĐH nữa. Thay vào đó, họ muốn con mình chuyển sang học nghề với khả năng có việc làm cao hơn.

Sáp nhập trường ĐH?

Như vậy, theo chúng tôi, điều cần thiết trước tiên là cơ quan quản lý giáo dục phải rà soát lại mạng lưới các trường ĐH trên cả nước. Nếu cần, phải sáp nhập các cơ sở đào tạo yếu kém, giống như việc sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng mà chúng ta đang làm.

Đây là điều mà một số nơi trên thế giới đã và đang làm, chẳng hạn Xứ Wales. Năm 2013, chính phủ nước này đưa ra chính sách sáp nhập các trường ĐH còn 6 hoặc 7 trường (hiện Xứ Wale có 11 trường ĐH). Việc sáp nhập này nhằm giúp giáo dục ĐH “dù ít trường hơn nhưng mạnh hơn”, tăng chất lượng đào tạo, tăng tính cạnh tranh cho nguồn nhân lực, thúc đẩy sự sáng tạo nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế.

Tại Đài Loan, năm 2012, Bộ Giáo dục đã quyết định sáp nhập 6 trường ĐH lại còn 3 do tỉ lệ sinh sản tại đảo quốc này ngày càng giảm và trường bị sáp nhập chỉ có dưới 10.000 sinh viên. Mục tiêu của việc sáp nhập là tập trung nguồn lực con người lẫn vật chất để gia tăng chất lượng đào tạo nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của sinh viên trên thị trường lao động, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Tại nước ta, dường như cơ quan quản lý chỉ chú trọng đuổi theo thế giới về tỉ lệ sinh viên/vạn dân hơn là chú ý đến khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực trên thị trường lao động, cũng như uy tín bằng cấp của Việt Nam. Do đó, có lẽ chúng ta cần ít trường ĐH hơn nhưng mỗi trường có đủ nguồn lực để bảo đảm được chất lượng đào tạo. Chúng ta không cần nhiều trường nếu năng lực, khả năng đào tạo chỉ ở mức làng nhàng do nguồn lực bị phân tán. Điều này sẽ đưa đến sự mất giá của bằng cấp ĐH của chúng ta cũng như hạn chế khả năng hội nhập nền kinh tế tri thức của nguồn nhân lực trong tương lai. Khi số lượng trường ĐH giảm xuống thì chất lượng nguồn tuyển cũng sẽ tăng lên, hy vọng nhờ đó mà chất lượng đào tạo cũng tăng theo.

Số lượng học sinh trung học phổ thông qua các năm

Trường ĐH thiếu thí sinh: Vì đâu?

Nguồn: Thống kê giáo dục năm 2013, Bộ Giáo dục - Đào tạo

Lê Minh Tiến

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Không cho thí sinh rút hồ sơ

Việc các trường công an, quân đội thông báo xét tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung đã khiến nhiều thí sinh tìm mọi cách rút hồ sơ ở trường đã trúng tuyển NV 1 để nộp vào các trường này. Lãnh đạo các Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương… đều cho biết trong hai ngày qua có hàng chục trường hợp thí sinh và phụ huynh đến trường xin rút hồ sơ để nộp vào trường khác.

Tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh Nguyễn Khương Duy, huyện Lục Nam, Bắc Giang đã khiến nhà trường rất khó xử khi đòi rút hồ sơ để nộp vào Học viện kỹ thuật quân sự. Năm 2015, Duy thi vào trường này nhưng không đỗ (chỉ đạt 24,75), nên năm nay quyết định nộp hồ sơ vào đây. Tuy nhiên, do tiếp tục không đỗ NV1 vào học viện (năm nay thí sinh vẫn chỉ đạt 24,75 điểm) nên em đã nộp hồ sơ vào trường thứ hai là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngành Kỹ thuật hạt nhân. Bất ngờ, ngày 22-8, Học viện Kỹ thuật quân sự thông báo tuyển bổ sung tới 560 chỉ tiêu nên Duy muốn rút lại giấy chứng nhận kết quả thi để nộp hồ sơ tuyển bổ sung vào trường bấy lâu nay em theo đuổi. “Nếu trường không cho em rút giấy chứng nhận kết quả thi thì em cũng không nhập học vì ngành Kỹ thuật hạt nhân không phải là ngành em yêu thích” - Duy cho hay.

Tương tự trường hợp của thí sinh Duy, nhiều thí sinh có mức điểm khá cao, từ 23-24 điểm trở lên, cũng đã tới Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Ngoại thương… để xin rút lại giấy chứng nhận điểm thi THPT đã nộp trước đó.

Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nói thêm, các trường hợp thí sinh xin rút hồ sơ đều không được giải quyết. Theo ông Điền, dữ liệu của thí sinh Bộ GD-ĐT quản lý, không phải các trường, khi thí sinh đã nộp phiếu chứng nhận kết quả, các trường đưa thông tin đó lên phần mềm xét tuyển của bộ, lập tức mã đăng ký xét tuyển của thí sinh bị vô hiệu hóa, thí sinh không còn được đăng ký bất cứ một trường ĐH nào nữa. Ông Điền cũng nói thêm, quy định thí sinh phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi trước khi nhập học đã khiến thí sinh không có lựa chọn, cân nhắc.

Cũng theo chuyên gia này, hồ sơ ảo không chỉ tác động đến các trường mà còn tác động trực tiếp đến thí sinh, thậm chí ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh nhiều hơn các trường. Chính vì ảo quá nhiều mà những thí sinh lẽ ra trúng tuyển thì không có chỗ, còn những thí sinh điểm cao thì lại không học như sự việc các thí sinh đòi rút hồ sơ để nộp vào các trường quân đội vừa rồi.

Ông Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho rằng năm nay, Bộ GD-ĐT quy định thí sinh không được rút hồ sơ ra, nộp hồ sơ vào. Do đó, nếu một thí sinh được phép rút ra, toàn bộ hệ thống dữ liệu sẽ bị xáo trộn, không kiểm soát được.

Yến Anh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

(Kênh giáo dục)Cấm dạy thêm: Cần lộ trình

Sau 2 ngày khảo sát và làm việc tại một số quận, huyện về tình hình dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP HCM, bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM, cho biết sắp tới, đoàn khảo sát sẽ làm việc với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM cùng lãnh đạo TP để lắng nghe, trao đổi lại về quy định cấm dạy thêm, học thêm tại TP. Nếu cần sẽ điều chỉnh và có lộ trình phù hợp.

Đừng vì không quản được mà cấm

Tại các buổi làm việc của đoàn khảo sát, hiệu trưởng nhiều trường tiểu học tâm tư rằng dạy thêm trong trường tiểu học thực chất là hình thức giữ trẻ giúp phụ huynh bởi vì phần lớn các trường tiểu học hiện nay đều học 2 buổi/ngày nên theo quy định là không được dạy thêm. Phần lớn phụ huynh phải sau 17 giờ mới có thể đón con nên nhiều trường tổ chức các lớp kỹ năng, hoạt động vui chơi sau giờ học cho trẻ như học võ, bóng đá, bóng chuyền, các câu lạc bộ tiếng Anh, năng khiếu... Học sinh (HS) nào không muốn ra ngoài hoạt động thì giáo viên (GV) tổ chức ôn bài ở lớp, cũng là một hình thức GV xem xét và rà soát lại HS của mình.

 Học sinh đi học thêm tại một trung tâm ở quận 1, TP HCM vào tối 24-8 Ảnh: TẤN THẠNH

Học sinh đi học thêm tại một trung tâm ở quận 1, TP HCM vào tối 24-8 Ảnh: TẤN THẠNH

Thầy Nguyễn Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thực hành sư phạm Phan Đình Phùng (quận 3), cho rằng nếu với khung thời gian đó, phụ huynh không đón con kịp, GV không được dạy thì HS biết đi đâu, làm sao để an toàn cho trẻ? “Tại sao bác sĩ được mở phòng mạch, ca sĩ chạy sô kiếm tiền mà GV không được dạy thêm khiến những nhà giáo chúng tôi rất buồn. Chúng ta cần tính đến giải pháp quản lý sao cho tốt chứ đừng vì không quản được là cấm” - thầy Lợi trăn trở.

Trong khi đó, ở bậc THCS, chương trình vốn đã rất nặng, HS lớp 9 còn phải trải qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Bà Hồ Thị Ngọc Sương, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (quận 1, TP HCM), cho biết: “Bản thân tôi cũng cho con đi học thêm, nếu không thì năng lực của con tôi rất hạn chế, đó cũng là tâm lý chung của nhiều phụ huynh vì ai cũng muốn con mình đỗ đạt”. Bà Sương dẫn chứng là nhờ có dạy thêm, học thêm mà tỉ lệ HS đậu vào lớp 10 công lập hằng năm ở trường lên đến hơn 90%.

Cấm sẽ phát sinh nhiều hệ lụy

Khẳng định lý do dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu phụ huynh là chính, bà Vũ Thị Phương Chi, Hiệu trưởng Trường THCS Văn Lang (quận 1, TP HCM), thẳng thắn: “Nếu có một cuộc khảo sát HS đi học thêm nhiều là do đâu, tôi khẳng định là do phụ huynh là chính, chỉ có một số ít là do GV”.

Ông Phạm Hùng Dũng, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 3, cho rằng thuận lợi của việc dạy thêm trong nhà trường là bảo đảm được cơ sở vật chất, phòng học cho HS, phụ huynh dễ đưa đón. Học phí thu theo khung quy định nên phù hợp với hầu hết đối tượng phụ huynh HS. Còn dạy thêm ngoài nhà trường sẽ khó kiểm soát được mọi mặt về phòng ốc, gây khó khăn cho việc đưa đón con và khó quản lý mức thu. Mặc dù sở cấp phép nhưng thu chi không biết như thế nào.

Bà Vũ Thị Phương Chi cho rằng nếu cấm thì rất khó quản lý lớp do các thầy cô tự mở bên ngoài, cũng không thẩm định được chương trình dạy bên ngoài như thế nào. Ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp, cho rằng theo quy định thì ông phải chấp hành nhưng rất tâm tư và trăn trở.

Lãnh đạo quận Gò Vấp đã kiến nghị UBND TP xem xét lại việc cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường thông qua cuộc khảo sát để lấy ý kiến và tạo sự đồng thuận trong xã hội trong việc quản lý dạy thêm, học thêm.

Lắng nghe ý kiến của các nhà giáo, bà Thi Thị Tuyết Nhung cho rằng đúng là chương trình hiện nay còn nặng nên dạy thêm là nhu cầu có thực của phụ huynh trước rồi mới đến nhu cầu của HS. Trường cũng muốn nâng chất lượng giáo dục, lo đời sống cho GV… Tuy nhiên, bà Nhung đề nghị các trường và GV chấp hành chủ trương của TP về vấn đề này. TP cũng sẽ từng bước để giảm tải việc học cho HS thông qua việc TP tự biên soạn bộ sách giáo khoa riêng phù hợp, TP cũng dần được tự công nhận xét tốt nghiệp THPT sẽ là cơ sở để giảm tải cho HS. “Chúng ta phải xem xét lại chương trình, thi cử và hạn chế tình trạng nặng thi đua khen thưởng như hiện nay, nhất là làm sao để lương GV phải đủ sống mới có thể yên tâm được” - bà Nhung nói.

Chưa vào lớp 1 đã đọc thông, viết thạo

Ông Bùi Duy Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận 1, TP HCM), nêu thực tế chúng ta cứ nói cấm dạy trước chương trình, cấm dạy thêm, học thêm nhưng không kiểm soát được vì cho đến nay, tại các lớp đầu cấp, các em đã đọc thông, viết thạo gần hết. Điều này là vì phụ huynh lo lắng, tự cho con đi học trước, sợ con thua kém bạn bè. Nếu cấm dạy thêm trong trường, các cô đi dạy thêm bên ngoài thì nảy sinh bất cập là tiền thuê mướn cơ sở vật chất, an toàn cho trẻ, chương trình dạy…

Đặng Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Bị đánh hội đồng dã man, nữ sinh 14 tuổi khóc lóc xin tha

Ngày 24-8, đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương cho biết đã xác định được nhóm 8 học sinh gồm 7 nữ, 1 nam trong clip đánh hội đồng trên facebook.

 Hình ảnh nhóm học sinh đánh hội đồng nữ sinh bạn học - Ảnh cắt từ clip

Hình ảnh nhóm học sinh đánh hội đồng nữ sinh bạn học - Ảnh cắt từ clip

Trước đó, 1 đoạn clip gần 3 phút quay cảnh nhóm học sinh nữ cùng một bạn nam vây đánh dã man và chửi bới thậm tệ một nữ sinh khác. Nạn nhân bị nhóm bạn lao vào đẩy ngã xuống đất, đánh túi bụi vào đầu và mặt. Các nữ sinh mặc áo trắng tát, giật tóc, dùng chân đạp vào mặt bạn. Nạn nhân chỉ biết chịu trận và khóc xin tha. Sau khi được đưa lên mạng xã hội, đoạn clip này lan truyền một cách chóng mặt.

Theo chia sẻ của cộng đồng mạng, nhóm đánh bạn được cho là học sinh thuộc Trường THCS Võ Thị Sáu và THCS Marie Curie (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương), còn nạn nhân tên là H. (SN 2002, là học sinh của Trường THCS Võ Thị Sáu).

Sau khi nhận được thông tin phản ánh, ngày 22-8, Phòng GD-ĐT TP Hải Dương đã yêu cầu Trường THCS Võ Thị Sáu kiểm tra thông tin về việc có hay không học sinh của trường liên quan đến một vụ đánh nhau được đưa lên facebook gần đây.

Theo báo cáo sau đó của Trường THCS Võ Thị Sáu, thông tin từ clip là vụ đánh nhau xảy ra vào ngày 16-8 với bối cảnh ở bên ngoài nhà trường, trước ngày tựu trường 1 ngày. Sau khi có thông tin trên mạng, trường đã họp hội đồng, rà soát, kiểm tra toàn bộ học sinh nữ sinh năm 2002 - 2003 đang học tại trường. Trong số đó có 4 nữ học sinh tên H. nhưng không có em nào thừa nhận là nạn nhân trong vụ đánh nhau. Theo hình ảnh clip ghi lại được thì nhà trường chưa thể nhận diện được các học sinh tham gia vụ đánh nhau.

Tuy nhiên, đến ngày 24-8, đại diện lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP Hải Dương cho biết đã xác định được nhóm 8 học sinh gồm 7 nữ, 1 nam trong clip đánh nhau trên facebook.

Theo đó, do mâu thuẫn cá nhân giữa 1 nam học sinh lớp 8G (Trường THCS Ngọc Châu) và 1 nữ học sinh lớp 9C (Trường THCS Việt Hòa), ngày 16-8, 2 học sinh trên rủ thêm nhóm bạn, gồm 1 học sinh lớp 8I (Trường THCS Ngọc Châu), 2 học sinh lớp 9A (Trường Mari Curire), 1 học sinh lớp 9C, 1 học sinh lớp 9B (cùng Trường THCS Võ Thị Sáu) và 1 học sinh lớp 7A (Trường THCS Trần Hưng Đạo) đến bãi đất trống ở khu 16, phường Ngọc Châu (TP Hải Dương) để giải quyết mâu thuẫn.

Sau khi xác định được các học sinh tham gia đánh nhau, các trường đã triệu tập số học sinh trên, yêu cầu viết tường trình, mời phụ huynh đến trường để thông báo sự việc. Phòng GD-ĐT TP Hải Dương yêu cầu các trường có biện pháp kỷ luật nghiêm học sinh vi phạm nhằm ngăn ngừa các sự việc tương tự, tiếp tục theo dõi các học sinh trên; tăng cường các biện pháp và phối hợp với gia đình giáo dục, quản lý học sinh.

Trọng Đức

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Giả mạo thư điện tử của Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng

Ngày 24-8, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết vừa qua có một số tổ chức, cá nhân đã lập địa chỉ thư điện tử, mạo danh ông để chỉ đạo tạm dừng sử dụng sản phẩm của hãng sữa E.

 Nội dung email mạo danh Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng

Nội dung email mạo danh Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng

Theo ông Vĩnh, sự việc được phát hiện cách đây 4 ngày. Các đối tượng xấu đã sử dụng email dinhvinh.sgd@gmail.com gửi thư đến lãnh đạo các phòng GD-ĐT quận, huyện, các trường học trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Nội dụng email nói về việc Sở đang rà soát lại thông tin dinh dưỡng của sữa E. và chỉ đạo các trường tạm thời không dùng sữa E. cho đến khi có kết quả kiểm định.

Theo ông Vĩnh, hiện tại việc giả mạo thư điện tử rất dễ dàng nên các đối tượng xấu đã lợi dụng để tiếp thị, quảng cáo bán sách, ký hợp đồng, bán sữa… Chính vì vậy, ông Vĩnh khuyến cáo mọi người nên nâng cao cảnh giác, tất cả liên hệ đều sử dụng email nội bộ.

Cũng trong ngày 24-8, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã có công văn chỉ đạo gửi đến các phòng GD-ĐT và các trường học thông báo tất cả văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT đều được chuyển qua hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố (egov.danang.gov.vn). Ngoài địa chỉ nói trên, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng không chuyển văn bản qua bất kỳ địa chỉ email nào khác, kể cả email cá nhân của cán bộ, công chức.

B.Vân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)ĐH Ngân hàng, Nông Lâm TP HCM xét tuyển bổ sung

Các ngành đào tạo ĐH tại TP HCM của Trường ĐH Nông Lâm TP HCM (tuyển sinh trên cả nước, phương thức tuyển sinh: Dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia):

Các ngành đào tạo đại học (Đào tạo tại cơ sở chính tại TP HCM)

Chương trình đào tạo chất lượng cao:

Chương trình đào tạo cử nhân quốc tế:

Trường ĐH Nông Lâm TP HCM phân hiệu Gia Lai và Ninh Thuận: (Vùng tuyển sinh: Thí sinh có hộ khẩu tại các tỉnh thuộc khu vực Miền Trung và Tây Nguyên; Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia)

Trường ĐH Nông Lâm TP HCM phân hiệu Gia Lai:

Trường ĐH Nông Lâm Phân hiệu Ninh Thuân:

Trường ĐH Ngân hàng TP HCM tuyển bổ sung phạm vi toàn quốc, 50 chỉ tiêu ngành Ngôn ngữ Anh và 300 chỉ tiêu khối ngành kinh tế, kinh doanh, quản lý. Cụ thể như sau:

Đối với các ngành khối kinh tế - kinh doanh - quản lý: Thí sinh trúng tuyển được phân chia vào các ngành học cụ thể sau khi kết thúc 3 học kỳ đầu của khóa học dựa trên chỉ tiêu đào tạo từng ngành, nguyện vọng cá nhân và kết quả học tập. Ngành ngôn ngữ Anh xét tuyển theo chỉ tiêu và điểm chuẩn trúng tuyển riêng trên cơ sở đăng ký xét tuyển từ đầu của thí sinh.

Để đăng ký xét tuyển bổ sung vào trường, thí sinh có 2 phương thức:

- Đăng ký xét tuyển trực tuyến: Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp (sau khi đăng ký dự thi) đăng nhập vào hệ thống của Bộ GD-ĐT (http://ift.tt/1F8IHDk) và thực hiện thao tác, sau đó chuyển khoản lệ phí hồ sơ

- Đăng ký qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường.

Thông tin chi tiết tham khảo TẠI ĐÂY

NLĐO

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

(Kênh giáo dục)Giả nhân viên trường lừa phụ huynh đóng học phí

Ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo trường Đào tạo trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho biết những ngày qua, có 2 phụ huynh liên lạc trường để xác nhận lại địa chỉ nhằm đóng học phí.

“Phụ huynh nói rằng họ nhận được thông báo con em đậu ĐH phải lên trường đóng học phí và các khoản lệ phí nhập học hệ ĐH, CĐ chính quy năm học 2015 – 2016 gấp để giữ chỗ, nếu không sẽ bị hủy tên khỏi danh sách trúng tuyển”, ông Sơn nói.

Đại diện này của trường xác nhận trường không cử người điện thoại, thu tiền học phí gấp rút. Do đó, nhà trường và được nhà trường khuyến cáo không làm theo yêu cầu này. Hình thức thu là nộp trực tiếp tại trường, có biên lai đóng dấu chứ không qua bất cứ hình thức nào khác.

Ngay sau đó, trên website, nhà trường cũng phát đi cảnh báo và thông báo thời gian nhập học và đóng học phí từ ngày 26-8 đến 5-9 (Những thí sinh trúng tuyển nhưng chưa nhận được giấy báo nhập học sẽ được giải quyết sau ngày 29-8). Nhà trường cho biết thêm không tổ chức thông báo nhập học qua điện thoại, không nhận hồ sơ nhập học và học phí ở một địa điểm nào khác ngoài địa chỉ trường, quý phụ huynh và học sinh cảnh giác với các trường hợp thông báo đóng tiền tại địa điểm khác.

H. Nhiên

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

(Kênh giáo dục)Kỳ lạ tuyển sinh đại học

Đợt 1 xét tuyển ĐH, CĐ 2016 đã ghi nhận sự bất thường trong công tác tuyển sinh khi rất nhiều trường ĐH tốp trên thiếu đến hàng trăm chỉ tiêu. Những ngày đầu của đợt xét tuyển bổ sung cũng không nhiều lạc quan khi số thí sinh đến nộp hồ sơ thưa thớt.

Nín thở chờ thí sinh

Ngày 22-8, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM tiếp nhận được 200 hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung. ThS Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp của trường, cho biết thí sinh xét tuyển qua bưu điện gần như không có mà hầu hết là đến nộp trực tiếp tại trường. Điều khá lạ là rất hiếm thí sinh ở các tỉnh mà chủ yếu là thí sinh của TP HCM. Mức điểm của thí sinh tập trung ở 17-18.

TS Nguyễn Minh Hà, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mở TP HCM, cho biết tính đến chiều 22-8, trường nhận được khoảng 500 hồ sơ đăng ký xét tuyển. Trong kỳ xét tuyển bổ sung này, trường còn 380 chỉ tiêu cho 10 ngành nhưng số hồ sơ tập trung không nhiều. Có những ngành khá nhiều hồ sơ xét tuyển nhưng cũng có những ngành rất ít hồ sơ như ngành công tác xã hội, tiếng Trung...

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung ngày 22-8 tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung ngày 22-8 tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Tại Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, lượng hồ sơ xét tuyển bổ sung đến chiều 22-8 mới chỉ được gần 200.

Theo ThS Nguyễn Chí Thu, Phó Giám đốc truyền thông và tuyển sinh Trường ĐH Hoa Sen, sau 2 ngày nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung, trường mới nhận được 100 hồ sơ, trong đó có nhiều thí sinh có kết quả điểm thi khá cao, từ 19 đến 21. Còn tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển tính đến cuối giờ chiều 22-8 mới hơn 100.

Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tại TP HCM, cho biết trong đợt 1 xét tuyển, mỗi thí sinh được đăng ký 2 trường với tất cả 4 nguyện vọng thì tỉ lệ ảo đã khá cao, nay xét tuyển bổ sung, thí sinh có thêm 1 trường và 2 nguyện vọng nữa nên tỉ lệ ảo sẽ hơn 70%, đây là điều các trường ĐH không mong muốn.

Chới với vì không kiểm soát được “ảo”

Đợt xét tuyển nguyện vọng 1 đã chứng kiến cảnh chưa từng có, đó là những trường tốp trên lâu nay điểm chuẩn cao chót vót và chẳng mấy khi phải tuyển nguyện vọng 2 thì nay phải tuyển bổ sung như Trường ĐH Y Hà Nội: chỉ có 758 thí sinh xác nhận sẽ theo học tại trường, trong khi chỉ tiêu của trường này lên đến 1.100; Trường ĐH Y Dược TP HCM phải thông báo xét tuyển bổ sung 12 ngành với hơn 400 chỉ tiêu, mức điểm nhận hồ sơ chỉ từ 18; Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch cũng phải xét tuyển bổ sung 5 ngành; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội phải tuyển bổ sung gần 800 chỉ tiêu cho 26 ngành đào tạo; Trường ĐH Thương mại thông báo xét tuyển bổ sung 1.450 chỉ tiêu cho 12 ngành…

Trước hiện tượng lạ này, nhiều chuyên gia tuyển sinh phải đặt câu hỏi năm nay thí sinh đã đi đâu? Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, cho hay với mức điểm sàn 15, số thí sinh đạt ngưỡng điểm xét tuyển ĐH là 404.282, trong khi tổng chỉ tiêu ĐH là 317.639, hệ số dư là 1,27. Số liệu này được công bố công khai và không thể nghi ngờ về nguồn tuyển sinh.

Lý giải về tình trạng thiếu vắng thí sinh, ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng lượng thí sinh ảo nhiều khiến các trường ĐH khó xác định được chính xác số lượng thí sinh nhập học. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tại thời điểm chốt cơ sở dữ liệu, đã có 396.496 thí sinh đăng ký. Như vậy, có khoảng 75% thí sinh đăng ký xét tuyển cùng lúc vào 2 trường trong đợt 1.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng thừa nhận việc các trường không tuyển đủ chỉ tiêu do thí sinh ảo là đúng và không chỉ bây giờ vấn đề “thí sinh ảo” mới được nói đến. “Ngay khi sửa Quy chế tuyển sinh 2016, việc lựa chọn đưa vào quy chế phương án cho thí sinh đăng ký đồng thời 2 trường ngay trong đợt 1 để tăng cơ hội trúng tuyển thì vấn đề “thí sinh ảo” đã được nhìn nhận là một khó khăn mà các trường phải xử lý” - bà Phụng nói.

Ông Tớp nói thêm trong đợt đầu tiên, thí sinh được đăng ký vào 2 trường ĐH, mỗi trường 2 nguyện vọng nên có nhiều em đạt điểm thi cao đăng ký vào Trường ĐH Bách khoa chỉ là nguyện vọng 2, còn nguyện vọng 1 đa phần các em đăng ký vào các trường ĐH công an, quân đội vì đây là những trường mà khi vào học, thí sinh không phải đóng học phí và được bảo đảm sau khi tốt nghiệp ĐH là có việc làm.

GS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, cũng có chung quan điểm việc để mỗi thí sinh được đăng ký vào 2 trường ĐH, mỗi trường 2 nguyện vọng đã tạo nên số lượng thí sinh ảo tương đối lớn. Các trường ĐH khó dự đoán được số lượng thí sinh sẽ nhập học vào trường là bao nhiêu. Ngoài ra, theo ông Tú, năm nay đề thi có tính phân loại cao nên phổ điểm thấp hơn đáng kể vì thế điểm chuẩn năm nay lẽ ra phải thấp hơn nhiều so với mức điểm mà các trường đưa ra.

Tuyển vượt dù bị phạt

Đại diện một số trường nhận định trong đợt xét tuyển bổ sung này, các trường công uy tín còn ít chỉ tiêu sẽ gọi một cách chừng mực nhưng với những trường thiếu nhiều chỉ tiêu, có thể họ sẽ gọi tăng gấp 4-5 lần chỉ tiêu cho phép vì đề phòng “ảo”. “Họ sẽ chấp nhận chịu phạt nếu như tuyển sinh lố chứ không thể để tình trạng không tuyển đủ vì đây là vấn đề sống còn, đặc biệt với trường ĐH tự chủ, trường ngoài công lập” - một chuyên gia nhận định.

Lan Anh - Huy Lân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)ĐH Hoa Sen, Văn Hiến xét tuyển bổ sung

(NLĐO)- Thạc sĩ Nguyễn Chí Thu – Phó Giám đốc Truyền thông & Tuyển sinh, Trường ĐH Hoa Sen cho biết: Trường xét tuyển 970 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung (NVBS) đối với các ngành đào tạo bậc ĐH.

Tại Trường ĐH Hoa Sen:

Theo đó, tổng điểm các môn thi của tổ hợp môn dùng để nhận hồ sơ xét tuyển NVBS theo phương thức 1 – dựa trên kết quả thi THPT quốc gia (đối với học sinh THPT ở khu vực 3; không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống) và chỉ tiêu xét tuyển NVBS của các ngành cụ thể như sau:

ĐH Hoa Sen, Văn Hiến xét tuyển bổ sung
ĐH Hoa Sen, Văn Hiến xét tuyển bổ sung

Đồng thời, Trường tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển NVBS theo các phương thức tuyển sinh riêng:

Phương thức 2 (thí sinh sử dụng kết quả học tập 3 năm THPT có sơ tuyển năng khiếu trước/khi xét tuyển): Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có điểm trung bình 3 năm THPT của môn Ngữ Văn, Lịch Sử từ 6,0 điểm trở lên. Phương thức 3, 4 (thí sinh sử dụng chứng chỉ Anh văn quốc tế hoặc học sinh giỏi 3 năm tại trường THPT): Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có điểm trung bình 3 năm THPT từ 6,0 điểm trở lên đối với các ngành đại học.

Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển NVBS (với phương thức 1): Từ 21-8 đến 31-8 (Hạn cuối đối với thí sinh đăng ký trực tuyến là ngày 30/8/2016).

Với các phương thức còn lại, thời gian nhận hồ sơ từ 15-8 đến ngày 29-8.

* Tại Trường ĐH Văn Hiến

Sau đợt 1, Trường Đại học Văn Hiến đã tuyển 65% chỉ tiêu. Nhà trường tiếp tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ đợt 5 từ ngày 21-8 đến hết ngày 31-8.. Ở đợt này trường tuyển với tổng 1.450 chỉ tiêu cho 14 ngành bậc ĐH, 8 ngành CĐ. Thí sinh có thể xét tuyển online, nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Mức điểm xét tuyển như sau :

Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2016:

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016 do cụm các trường đại học tổ chức có tổng điểm của 3 môn xét tuyển đạt từ 15.0 điểm đối với bậc ĐH. Đối với bậc CĐ chỉ cần có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT.

Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT:

Thí sinh có tổng điểm trung bình của 3 môn xét tuyển trong 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12) hoặc trong 2 học kỳ (lớp 12) theo kết quả học tập THPT đạt từ 18.0 điểm đối với bậc ĐH. Đối với bậc CĐ chỉ cần có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT.

Thí sinh tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề được xem xét công nhận các học phần đã học để rút ngắn thời gian đào tạo.

Thí sinh có thể xem chi tiết thông tin TẠI ĐÂY

N. Huy

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Trường ĐH Nông Lâm TP HCM tuyển bổ sung gần 600 chỉ tiêu

Các ngành đào tạo ĐH tại TP HCM của Trường ĐH Nông Lâm TP HCM (tuyển sinh trên cả nước, phương thức tuyển sinh: Dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia):

Các ngành đào tạo đại học (Đào tạo tại cơ sở chính tại TP HCM)

Trường ĐH Nông Lâm TP HCM tuyển bổ sung gần 600 chỉ tiêu

Chương trình đào tạo chất lượng cao:

Trường ĐH Nông Lâm TP HCM tuyển bổ sung gần 600 chỉ tiêu

Chương trình đào tạo cử nhân quốc tế:

Trường ĐH Nông Lâm TP HCM tuyển bổ sung gần 600 chỉ tiêu

Trường ĐH Nông Lâm TP HCM phân hiệu Gia Lai và Ninh Thuận: (Vùng tuyển sinh: Thí sinh có hộ khẩu tại các tỉnh thuộc khu vực Miền Trung và Tây Nguyên; Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia)

Trường ĐH Nông Lâm TP HCM phân hiệu Gia Lai:

Trường ĐH Nông Lâm TP HCM tuyển bổ sung gần 600 chỉ tiêu

Trường ĐH Nông Lâm Phân hiệu Ninh Thuân:

Trường ĐH Nông Lâm TP HCM tuyển bổ sung gần 600 chỉ tiêu

NLĐO

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

(Kênh giáo dục)Mô hình VNEN: Nơi dừng, nơi nhân rộng

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương về việc áp dụng mô hình trường học mới (VNEN). Trong đó, Bộ GD-ĐT nghiêm túc rút kinh nghiệm và thừa nhận việc áp dụng VNEN chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp không ít khó khăn. Trước đó, nhiều địa phương trong cả nước đã quyết định dừng hẳn việc nhân rộng mô hình này.

Kinh phí chỉ hỗ trợ được 1.447 trường

Theo công văn của Bộ GD-ĐT, kết quả 3 năm thử nghiệm cho thấy mô hình VNEN có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp nhiều khó khăn.

Một trường tiểu học tại TP HCM áp dụng mô hình trường học mới trong việc sắp xếp lớp học Ảnh: Tấn Thạnh

Một trường tiểu học tại TP HCM áp dụng mô hình trường học mới trong việc sắp xếp lớp học Ảnh: Tấn Thạnh

Mặt khác, trong những năm đầu triển khai VNEN, một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về mô hình và điều kiện áp dụng. Cán bộ quản lý và giáo viên chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng mô hình một cách máy móc. Việc triển khai nóng vội dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Dự án triển khai thí điểm VNEN tại Việt Nam được Quỹ Hỗ trợ toàn cầu về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tài trợ không hoàn lại 84,6 triệu USD giai đoạn 2011-2015. Năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT triển khai thí điểm mô hình VNEN tại 24 trường học thuộc 12 huyện ở 6 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kon Tum và Đắk Lắk). Đến nay, cả nước có 2.365 trường tiểu học và hơn 1.000 trường THCS đã tổ chức thực hiện mô hình này. Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, kinh phí dự án chỉ bảo đảm hỗ trợ cho 1.447 trường tiểu học tham gia thí điểm. Trường nào muốn làm thêm thì phải tự lo kinh phí, dự án chỉ hỗ trợ trong công tác tập huấn giáo viên.

Tại TP HCM, 3 năm qua, đã có 62 trường với 494 lớp triển khai mô hình VNEN và tiếp tục nhân rộng trên tinh thần tự nguyện, phù hợp. Các trường thực hiện việc trang trí lớp theo VNEN, tổ chức xây dựng nội quy, lớp học tự quản.

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, đánh giá trong giảng dạy, giáo viên thường xuyên cho lớp hoạt động và phát huy làm việc theo nhóm một cách phù hợp. Học sinh phát huy tốt vai trò của nhóm trưởng để giúp đỡ các bạn khác.

TP HCM áp dụng tinh hoa, tiến bộ?

Nếu cho rằng sĩ số là điều khó khăn nhất khi triển khai VNEN thì tại sao TP HCM sẽ nhân rộng còn một số tỉnh, thành khác lại kiến nghị tạm dừng thực hiện mô hình này? Trong khi đó, rõ ràng TP HCM với đặc thù của một thành phố lớn không hề có lợi thế về sĩ số học sinh.

Lý giải điều này, một chuyên gia giáo dục cho rằng có một bộ phận không nhỏ giáo viên rất ngại đổi mới. Với họ, cái gì đã thực hiện lâu nay thì cứ thế mà làm. Hơn nữa, cần làm rõ có hay không các địa phương kiến nghị tạm dừng là vì hết nguồn kinh phí tài trợ khi triển khai VNEN?

Theo ThS Lê Ngọc Điệp - nguyên Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP HCM, từng tham gia thẩm định và triển khai VNEN những ngày đầu tại TP - cần hiểu khái niệm vận dụng và áp dụng. Áp dụng nghĩa là bê nguyên xi nhưng với VNEN, chỉ học tập những tinh hoa, tiến bộ của nó. Tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT là không bê y nguyên một mô hình áp dụng lên tất cả vùng miền. Muốn vậy, hiệu trưởng phải quan sát, lắng nghe, học tập và luôn tìm hiểu, phát hiện để điều chỉnh, bổ sung. “Ngành GD-ĐT phát động đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng nhân vật trung tâm lớp học là học trò. Trong khi đó, VNEN cũng tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên. Đó là điểm tích cực của mô hình này” - ThS Điệp nhận xét.

Ông Trần Khắc Huy, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Bình, cho hay trong năm học mới, phòng sẽ yêu cầu trường tiểu học nào trong quận có thể áp dụng được tinh thần hay của mô hình VNEN thì áp dụng. “Chẳng hạn, việc tổ chức và trang trí lớp học, xây dựng góc học tập, tổ tự quản... là những yếu tố có thể áp dụng để tạo nên môi trường thân thiện, tích cực cho học sinh” - ông Huy nhìn nhận.

Sách giáo khoa hạn chế sáng tạo

Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4, TP HCM), cho rằng học sinh được học theo nhóm, trang trí lớp học với nhiều góc học tập phong phú như góc khoa học, góc tiếng Việt, góc toán… là những điều rất tốt của VNEN nên nhà trường vẫn triển khai ở 2 lớp khối 3 và 5. Tham gia lớp học này, học sinh khá mạnh dạn phát biểu, tổ chức tự quản tốt và có trách nhiệm hơn khi em nào cũng được giao một nhiệm vụ trong tổ.

Điều băn khoăn chỉ là sách giáo khoa của mô hình rập khuôn, lặp đi lặp lại. Nếu giáo viên chỉ căn cứ vào đó mà dạy thì sẽ rất máy móc, hạn chế tư duy sáng tạo. Vì thế, nhà trường không sử dụng sách giáo khoa của mô hình này.

Đặng Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Trường ĐH Bách khoa tuyển bổ sung các ngành dạy bằng tiếng Anh

Cụ thể như sau:

Mã ngành

Tên ngành

Tổ hợp môn thi

Chỉ tiêu

Điểm nộp hồ sơ bổ sung

206

Khoa học Máy tính (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

20

21.25

207

Kỹ thuật Máy tính (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

20

19.5

208

Kỹ sư Điện - Điện tử (Chương trình Tiên tiến)

A00, A01

40

19.5

209

Kỹ thuật Cơ khí (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

20

19

210

Kỹ thuật Cơ điện tử (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

20

20.25

214

Kỹ thuật Hóa học (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, B00, D07

10

20.75

215

Kỹ thuật Công trình Xây dựng (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

20

19

216

Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu Xây dựng (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

30

19

219

Công nghệ Thực phẩm (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, B00, D07

10

19

220

Kỹ thuật Dầu khí (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

20

19

223

Quản lý Công nghiệp (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01,D01, D07

20

19

225

Quản lý và Công nghệ Môi trường (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01, B00, D07

20

19

241

Kỹ thuật Môi trường (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01, B00, D07

10

19

242

Công nghệ Kỹ thuật Ô tô (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

30

19

245

Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

30

19

Điều kiện nộp hồ sơ: đạt điểm thi THPT quốc gia 2016 từ mức quy định trở lên (xem bảng) và trung bình cộng của các điểm trung bình năm học lớp 10, 11, 12 đạt từ 6,5.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:

o Phiếu đăng ký xét tuyển (in ra từ máy tính sau khi đăng ký tại trang web tuyển sinh của ĐH Bách Khoa)

o Bản photo Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia 2016 (không cần công chứng)

Nộp hồ sơ tại Văn phòng Đào tạo quốc tế (phòng 306, nhà A4), Trường ĐH Bách Khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, Tp.HCM

Thời gian: 22 - 31/08/2016

B. Lâm

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

(Kênh giáo dục)Trường ĐH Công nghiệp TP HCM xét tuyển bổ sung từ 17 điểm

Các thí sinh trên toàn quốc đã tốt nghiệp THPT, đã tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại các cụm thi do các trường Đại học chủ trì với kết quả thi thỏa điều kiện: các môn thi trong tổ hợp đăng ký xét tuyển đều có điểm thi lớn hơn 1 và có tổng điểm không thấp hơn 17.00 đối với hệ đại trà và 16.00 điểm đối với hệ Chất lượng cao.

Phương thức xét tuyển căn cứ trên kết quả điểm thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2016 tại các cụm thi do các trường ĐH tổ chức.Điểm xét tuyển là tổng điểm của điểm 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển (theo danh sách công bố kèm theo, không nhân hệ số), điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên diện chính sách (theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT. Nếu ngành đăng ký xét tuyển có nhiều tổ hợp môn thi thì điểm xét tuyển của thí sinh được tính theo tổng điểm của tổ hợp môn thi có điểm lớn nhất.

Trường ĐH Công nghiệp TP HCM chiều 20-8 thông báo thông tin xét tuyển bổ sung đợt 1 năm 2016 hệ đại học chính quy các ngành sau:

Trường ĐH Công nghiệp TP HCM xét tuyển bổ sung từ 17 điểm
Trường ĐH Công nghiệp TP HCM xét tuyển bổ sung từ 17 điểm
Trường ĐH Công nghiệp TP HCM xét tuyển bổ sung từ 17 điểm
Trường ĐH Công nghiệp TP HCM xét tuyển bổ sung từ 17 điểm
Trường ĐH Công nghiệp TP HCM xét tuyển bổ sung từ 17 điểm

* Ghi chú: CLC là ký hiệu hệ đại học chất lượng cao.

Thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 1: Từ 7 giờ ngày 21-8 đến 16 giờ 30 ngày 31-8. Các thí sinh gửi hồ sơ qua đường bưu điện sẽ tính thời gian nộp là thời gian đóng dấu ngày gửi trên phong bì).

Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng 2 phương thức: Nộp trực tiếp tại trường và nộp theo hình thức chuyển phát nhanh tới trường.

L. Thoa

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Trường ĐH Sài Gòn tuyển bổ sung gần 600 chỉ tiêu

Các ngành xét tuyển bổ sung và điểm sàn để nộp hồ sơ xét tuyển của Trường ĐH Sài Gòn theo bảng dưới đây. Trong đó, điểm sàn (điểm tối thiểu để nộp hồ sơ xét tuyển) là tổng điểm của 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyển (không nhân hệ số môn chính) với điểm ưu tiên (nếu có).

Ngành

Tổ hợp môn xét tuyển
(môn chính nhân hệ số 2)

Môn chính

Mã ngành

Chỉ tiêu

Điểm sàn

1. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

1.1. Các ngành ngoài sư phạm

Việt Nam học (CN Văn hóa - Du lịch)

Văn, Địa, Sử

D220113

40

15

Ngôn ngữ Anh (CN Thương mại và Du lịch)

Toán, Anh, Văn

Anh

D220201

30

17

Quốc tế học

Toán, Anh, Văn

Anh

D220212

40

16

Tâm lí học

Toán, Anh, Văn

D310401

25

16

Khoa học thư viện

Toán, Anh, Văn

D320202A

35

15

Toán, Văn, Địa

D320202B

35

15

Quản trị kinh doanh

Toán, Anh, Văn

Toán

D340101A

30

16

Luật

Toán, Anh, Văn

Văn

D380101A

20

17

Khoa học môi trường

Toán, Lí, Hóa

D440301A

20

15

Toán, Hóa, Sinh

D440301B

20

15

Toán ứng dụng

Toán, Lí, Hóa

Toán

D460112A

30

15

Công nghệ thông tin

Toán, Lí, Hóa

Toán

D480201A

15

16

Toán, Anh, Lí

Toán

D480201B

15

16

Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử

Toán, Lí, Hóa

D510301A

20

17

Công nghệ kĩ thuật môi trường

Toán, Lí, Hóa

D510406A

15

17

Toán, Hóa, Sinh

D510406B

15

17

Kĩ thuật điện tử, truyền thông

Toán, Lí, Hóa

D520207A

20

17

1.2. Các ngành khối sư phạm

1.2.1. Đào tạo giáo viên trung học phổ thông (GV THPT)

Giáo dục chính trị (đào tạo GV THPT)

Toán, Anh, Văn

D140205A

10

15,5

Toán, Văn, Sử

D140205B

10

15,5

Sư phạm Toán học (đào tạo GV THPT)

Toán, Lí, Hóa

Toán

D140209A

10

17

Sư phạm Vật lí (đào tạo GV THPT)

Toán, Lí, Hóa

D140211A

15

17

Sư phạm Hóa học (đào tạo GV THPT)

Toán, Lí, Hóa

Hóa

D140212A

10

17

Sư phạm Lịch sử (đào tạo GV THPT)

Văn, Địa, Sử

Sử

D140218A

10

15

1.2.2. Đào tạo giáo viên trung học cơ sở (GV THCS)

Giáo dục chính trị (đào tạo GV THCS)

Toán, Anh, Văn

D140205C

10

15

Toán, Văn, Sử

D140205D

10

15

Sư phạm Lịch sử (đào tạo GV THCS)

Văn, Địa, Sử

Sử

D140218C

20

15

1.2.3. Các ngành khác

Quản lý giáo dục

Toán, Anh, Văn

D140114A

10

15

Toán, Văn, Địa

D140114B

10

15

2. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (khối sư phạm)

Sư phạm Kĩ thuật Công nghiệp

Toán, Anh, Văn

C140214A

5

13

Toán, Văn, Lí

C140214B

5

13

Sư phạm Kĩ thuật Nông nghiệp

Toán, Anh, Văn

C140215A

5

13

Toán, Văn, Sinh

C140215B

5

13

Sư phạm Kinh tế Gia đình

Toán, Anh, Văn

C140216A

5

13

Toán, Văn, Hóa

C140216B

5

13

Tổng cộng

580

Trường tuyển sinh cả nước với thời gian đăng ký xét tuyển (ĐKXT) từ ngày 21-8 đến hết ngày 31-8

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Trường ĐH Y Dược TP HCM, Khoa Y ĐHQG, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển bổ sung

Cụ thể, điểm tối thiểu để đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Y Dược TP HCM (gồm tổng điểm thi 3 môn Toán, Sinh, Hóa, không nhân hệ số, không quy tròn) đối với khu vực 3, không ưu tiên như sau:

Đối tượng xét tuyển bổ sung vào Trường ĐH Y Dược TP HCM là những yhí sinh không trúng tuyển trong xét tuyển đợt 1 hoặc không nộp giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận học ở trường đã trúng tuyển, có nguyện vọng và làm hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung theo quy định. Trong trường hợp số lượng thí sinh đạt điểm chuẩn để được tuyển vượt quá chỉ tiêu được phê duyệt của Bộ GD-ĐT, nhà trường căn cứ vào: Đầu tiên, dựa vào kết quả thi THPT các môn sau để xét tuyển từ cao xuống thấp: Môn Hóa học cho ngành Dược học; Môn Sinh học cho các ngành lại. Nếu số thí sinh được chọn ở bước này vẫn vượt quá chỉ tiêu được giao, các thí sinh sẽ được xét tuyển dựa vào điểm thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT. Các thí sinh không có điểm môn ngoại ngữ sẽ không được xét ở bước này.

Thời gian nhận lệ phí và hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 21-8 đến ngày 31-8.

Cùng ngày, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1 cho thí sinh có hộ khẩu tại TP HCM, cụ thể:

Lưu ý: Tổng điểm Toán – Hóa – Sinh trong bảng trên là ngưỡng điểm tối thiểu cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung vào các ngành, không phải là điểm trúng tuyển. Tổng điểm này được làm tròn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiêu chuẩn phụ: dùng để xét nếu đồng điểm, theo thứ tự sau:

- Điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngoại ngữ hoặc điểm Ngoại ngữ được phiên ngang theo quy định ( áp dụng theo thông tin tuyển sinh số 1118/TĐHYKPNT – QLĐT công bố ngày 20/05/2016)

- Trung bình cộng điểm học tập 3 năm học THPT.

Ngành Khúc xạ Nhãn khoa: điểm kỳ thi THPT quốc gia môn Anh văn đạt từ điểm 7.0 trở lên thì mới đủ điều kiện xét tuyển chính thức (vì phải học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh do giảng viên người nước ngoài trực tiếp giảng dạy).

Thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện, phải đến Trường đóng lệ phí xét uyển chậm nhất là ngày 31-8.

Cùng lúc, Khoa Y ĐHQG TP HCM trưa 20-8 cũng thông báo xét tuyển bổ sung ngành dược học, tổ học môn xét tuyển toán - hóa - sinh, chỉ tiêu 50, điểm nhận hồ sơ là từ 21,5.

Cụ thể, điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn thi Toán + Hóa + Sinh, không nhân hệ số. Đối với các thí sinh bằng điểm, sẽ xét theo các tiêu chí bổ sung như sau: Tiêu chí 1: xét điểm môn Hóa; Tiêu chí 2: xét điểm môn Toán; Tiêu chí 3: xét tổng điểm trung bình 3 năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12.

Thời gian đăng ký: Bắt đầu từ ngày 22-8-2016 đến ngày 27-8-2016.

NLĐO

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Trường ĐH Tài Nguyên - Môi trường TP HCM tuyển bổ sung hơn 1.000 chỉ tiêu

Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP HCM thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung 15 ngành hệ ĐH chính quy năm 2016 cho các thí sinh có nguyện vọng học tại trường như sau:

STT

Ngành học

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Chỉ tiêu từng ngành

Tổng chỉ tiêu

(Thí sinh chọn 1 trong các tổ hợp môn đăng ký xét tuyển)

Phương thức 1

Phương thức 2

Các ngành đào tạo đại học

1020

1

Công nghệ kỹ thuật môi trường

D510406

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B00)

145

15

160

2

Quản lý đất đai

D850103

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B00)

(4) Toán – Tiếng Anh - Ngữ văn (D01)

125

15

140

3

Quản trị kinh doanh

D340101

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B00)

(4) Toán – Tiếng Anh - Ngữ văn (D01)

110

10

120

4

Địa chất học

D440201

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B00)

50

10

60

5

Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ

D520503

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B00)

50

10

60

6

Khí tượng học

D440221

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B01)

30

10

40

7

Thủy văn

D440224

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B00)

30

10

40

8

Công nghệ thông tin

D480201

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B00)

(4) Toán – Tiếng Anh - Ngữ văn (D01)

50

10

60

9

Cấp thoát nước

D110104

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B01)

40

10

50

10

Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

D850102

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B00)

(4) Toán – Tiếng Anh - Ngữ văn (D01)

50

10

60

11

Hệ thống thông tin

D480104

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B00)

(4) Toán – Tiếng Anh- Ngữ văn (D01)

30

30

12

Kỹ thuật tài nguyên nước

D580212

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B00)

40

40

13

Quản lý tài nguyên và môi trường

D850101

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B00)

80

80

14

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

D440298

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B00)

(4) Toán – Tiếng Anh- Ngữ văn (D01)

30

30

15

Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo

D850198

(1) Toán – Vật lý - Hóa học (A00)

(2) Toán – Vật lý – Tiếng Anh (A01)

(3) Toán – Sinh học - Hóa học (B00)

50

50

Trường lưu ý các thí sinh trúng tuyển các ngành quản lý đất đai và kỹ thuật trắc địa – bản đồ có hộ khẩu tại các tỉnh từ Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu trở ra các tỉnh phía Bắc sẽ học tại Cơ sở 2 (Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai). Cơ sở 2 có KTX 700 chỗ ở.

Phương thức xét tuyển: Phương thức 1: Xét tuyển hoàn toàn dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2016 tại cụm thi ĐH. Phương thức 2: Xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập các môn học năm lớp 10, 11, 12 (theo học bạ - chỉ dành cho các thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2015 và năm 2016).

Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong phạm vi cả nước. Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1: Tại Phòng Đào tạo của trường từ ngày 21-8 đến 17 giờ ngày 31-8 (kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật). Cách thức nộp hồ sơ xét tuyển: Thí sinh có thể nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức: Trực tiếp tại trường; qua đường bưu điện hoặc đăng ký xét tuyển trực tuyến (theo quy định của Bộ GD-ĐT dành cho thí sinh xét tuyển theo phương thức 1).

Điểm trúng tuyển xác định theo từng ngành. Thời gian công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung vào ngày 1-9. Thời gian nộp giấy chứng nhận kết quả thi và nhập học từ ngày 5 đến ngày 6-9-2016.

L. Thoa

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!