Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

(Kênh giáo dục)Về đâu những dự án thí điểm hàng ngàn tỉ? (*): 87,6 triệu USD, thí điểm rồi dừng!

Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) được triển khai từ tháng 1-2013 với tổng số vốn được phê duyệt là 87,6 triệu USD, gồm vốn viện trợ không hoàn lại của Tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục toàn cầu 84,6 triệu USD và vốn đối ứng trong nước 3 triệu USD. Một chương trình tưởng chừng là lý tưởng và được triển khai rầm rộ trong cả nước nhưng rất nhiều trường sau một thời gian thí điểm đã phải kêu cứu, xin không tiếp tục áp dụng.

Đồng loạt xin "thoát"

Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Colombia những năm 1995-2000 để dạy học sinh trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Sau hơn 3 năm triển khai tại Việt Nam (từ năm học 2012-2013), VNEN đã nhận được rất nhiều phản ứng của phụ huynh vì chất lượng học tập của con em đi xuống.

Ngay trước năm học 2016-2017, cho rằng chất lượng học tập của con em ngày càng sa sút, tập thể phụ huynh khối 7 Trường THCS Chu Văn An (huyện Hương Khê, tĩnh Hà Tĩnh) đã đồng loạt ký đơn kiến nghị khẩn thiết gửi chủ tịch UBND tỉnh và các cơ quan chức năng xin cho con em được thoát học mô hình VNEN. Không chỉ Hà Tĩnh, nhiều địa phương như Nghệ An, Hà Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu… cũng đã có văn bản dừng việc mở rộng dự án này như kế hoạch.

Về đâu những dự án thí điểm hàng ngàn tỉ? (*): 87,6 triệu USD, thí điểm rồi dừng! - Ảnh 1.

Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (TP HCM) trong một giờ học theo mô hình VNEN Ảnh: TẤN THẠNH

Vậy lý do gì một mô hình với tên gọi trường học mới lại gây ra những phản ứng dữ dội như trên?

Theo ông Lê Ngọc Điệp - nguyên Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, một trong những người tham gia triển khai mô hình ngay từ đầu tại TP - phải ghi nhận ý tốt của Bộ GD-ĐT là tận dụng nguồn kinh phí không hoàn lại để học sinh tiếp cận mô hình giáo dục có nét tương đồng. Ông Điệp cho biết lúc này, rất nhiều địa phương và các nhà giáo không biết thỏa thuận của phía tài trợ và Bộ GD-ĐT là áp dụng hoàn toàn hay từng phần của mô hình.

"Kể cả kinh phí tài trợ, chúng tôi cũng không được biết. Lúc đầu triển khai tại TP HCM, chúng tôi chỉ chọn 1 trường là Trường Tiểu học Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) và kinh phí họ cũng chuyển trực tiếp cho trường" - ông Điệp nhớ lại.

Dù là một trường tiểu học ở khu vực ngoại thành, với sĩ số ít nhưng qua quá trình triển khai VNEN, ông Điệp kể đã kiến nghị TP HCM và cả Bộ GD-ĐT rằng mô hình này rất khó thực hiện, chỉ nên cho các địa phương vận dụng chứ không thể áp dụng. "Chúng ta chỉ có thể vận dụng những ưu điểm của mô hình, những cái phù hợp và có lợi cho học sinh - khác hoàn toàn với việc bê nguyên xi vào giảng dạy và thực hiện. Nếu TP HCM áp dụng hoàn toàn nghĩa là một bước thụt lùi của giáo dục" - ông Điệp nhìn nhận.

Chạy theo số lượng

Theo đánh giá của các chuyên gia, để triển khai mô hình cần có các điều kiện đi kèm. Trong khi đó, những yếu tố cơ bản phục vụ cho việc triển khai VNEN rộng rãi như cơ sở hạ tầng (trường, lớp, sân chơi, bãi tập…) chưa bảo đảm đồng bộ về chất lượng và số lượng.

Thêm vào đó, việc đổi mới chưa đi theo một lộ trình phù hợp. Đội ngũ nhà giáo tham gia mô hình 100% là những người quen với nếp dạy truyền thống nên dù có được tập huấn cũng còn nhiều bỡ ngỡ. Trường lớp, bàn ghế, sĩ số... vốn được thiết kế cho mô hình dạy học truyền thống nên khi đưa vào sử dụng để dạy học theo VNEN không thể đáp ứng tốt được. Sự bất cập với điều kiện đặc thù về giáo dục, kinh tế, văn hóa, thổ nhưỡng vùng miền đã khiến việc triển khai VNEN gặp nhiều trở ngại.

Khi nói về VNEN, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng đó là cách làm quá nóng vội, chắp vá. Thậm chí, từ ý tốt là xin được nguồn kinh phí không hoàn lại nhưng trở thành tham lam khi triển khai mập mờ, không hiệu quả, gây nên phản ứng dữ dội.

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại TP HCM cho hay nếu quy định phải áp dụng thì trường áp dụng, còn nếu được tự nguyện thì trường sẽ không thực hiện. Bởi lẽ, mô hình này bộc lộ nhiều hạn chế khi áp dụng ở một TP lớn. Đơn cử là việc giảng dạy và tổ chức lớp học theo khuôn mẫu không phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên, hoạt động của học sinh cũng rất rập khuôn. Ngoài ra, thời đại công nghệ thông tin phát triển nhưng mô hình VNEN hầu như không nhắc tới việc sử dụng các thiết bị.

Ông Lê Ngọc Điệp cho rằng chính cách triển khai vội vã, những bước chuẩn bị cập rập, không tính toán đã dẫn đến sự thất bại của VNEN. Tính vội vã thể hiện ở chỗ công tác tập huấn không hiệu quả, giáo viên không thể một sớm một chiều thay đổi, phụ huynh không biết được con họ được gì từ mô hình này.

Triển khai rầm rộ, kết thúc âm thầm

Tháng 10-2016, Bộ GD-ĐT đã có một báo cáo ngắn gọn về một số thông tin liên quan đến VNEN. Theo đó, bộ nhìn nhận khó khăn của dự án là thời gian triển khai ngắn, phạm vi triển khai rộng khắp các tỉnh, thành cả nước với trình độ quản lý và tổ chức không đồng đều ở các cấp khác nhau. VNEN phải triển khai đổi mới đồng bộ trong khi điều kiện áp dụng tại một số trường học ở Việt Nam chưa chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, đội ngũ, dẫn tới hiệu quả chưa được như mong muốn. Việc áp dụng mô hình chưa linh hoạt và chưa phù hợp với điều kiện của một số địa phương…

Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận lộ trình và bước đi triển khai VNEN chưa phù hợp, cán bộ quản lý và giáo viên chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng mô hình một cách máy móc. Việc triển khai nóng vội, áp dụng ngay cả ở những trường còn khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học đông... Điều đó dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Một giải pháp rõ ràng cho hàng ngàn ngôi trường thực hiện thí điểm VNEN khi đề án kết thúc cũng hoàn toàn không được Bộ GD-ĐT đưa ra. Báo cáo của bộ chỉ buông hờ một câu ngắn gọn: "Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai Mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, bảo đảm đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh".

Theo số liệu từ Dự án VNEN, năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT triển khai thí điểm mô hình này tại 24 trường học thuộc 12 huyện ở 6 tỉnh. Năm học 2012-2013, triển khai trên diện rộng và thí điểm tại 1.447 trường tiểu học trên 63 tỉnh, thành trong cả nước. Năm học 2015-2016, 4.177 trường tiểu học ở 63 tỉnh, thành triển khai thực hiện mô hình này.

Một chuyên gia giáo dục cho rằng ở nước ngoài, lãnh đạo ngành giáo dục sẵn sàng xuống đường phát tờ rơi để giải thích về những đổi mới để mọi người đều biết và thực hiện. Còn ở Việt Nam, chúng ta cứ thế triển khai rồi im lặng kết thúc. Cứ cho rằng số tiền 84,6 triệu USD kia là miễn phí thì chúng ta đã sử dụng quá lãng phí mà không mang lại lợi ích thật sự, biến học sinh của hơn 4.000 trường tiểu học trở thành đối tượng thí nghiệm trong một giai đoạn rồi sau đó ra sao không cần biết!

Về đâu những dự án thí điểm hàng ngàn tỉ? (*): 87,6 triệu USD, thí điểm rồi dừng! - Ảnh 2.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 5-5

Kỳ trước: Về đâu những dự án thí điểm hàng ngàn tỉ?

Kỳ tới: Đề án ngoại ngữ 9.300 tỉ khó về đích

NHÓM PHÓNG VIÊN

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)TP HCM: Công bố ban đầu về đăng ký nguyện vọng lớp 10

Từ số liệu đăng ký ban đầu này, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng vào các trường từ ngày 5-5 đến 11-5.

Năm nay, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sẽ diễn ra ngày 2 và 3-6. Kế hoạch này sớm hơn 10 ngày so với mọi năm,

Với lớp 10 thường, đối tượng tuyển sinh là HS tốt nghiệp THCS tại TP HCM trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập.

TP HCM: Công bố ban đầu về đăng ký nguyện vọng lớp 10

HS được đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập (trừ Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường Phổ thông năng khiếu ĐH Quốc gia). Không được đổi nguyện vọng sau khi trúng tuyển.

Chi tiết đăng ký cụ thể, xem tại đây

Đặng Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Cảnh cáo cô giáo khẻ tay học sinh vì buồn chuyện gia đình

Chiều 4-5, UBND huyện Tân Trụ, tỉnh Long An cho biết cô giáo Lê Thị Thu Thảo, giáo viên dạy âm nhạc Trường tiểu học Võ Văn Mùi, xã Đức Tân vừa nhận quyết định kỷ luật với hình thức cảnh cáo thông báo trong ngành giáo dục, do vi phạm đạo đức nhà giáo, đánh nhiều học sinh.

 Văn bản Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo kỷ luật giáo viên đánh đòn nhiều học sinh

Văn bản Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo kỷ luật giáo viên đánh đòn nhiều học sinh

Khoảng 14 giờ ngày 3-1, cô Thảo dạy lớp 5/1 học âm nhạc nhưng qua kiểm tra chỉ có 4 em đạt yêu cầu, còn lại 16 học sinh đều không thuộc bài hát. Cô “linh động” đưa ra 2 phương án, một là báo về cha mẹ, hai là bị đánh đòn. Các em đều chọn phương án 2. Mức phạt là 20 roi đánh vào bàn tay.

Một số em bị đánh đau quá rút tay lại nên bị cô Thảo tăng thêm hình phạt gấp đôi, gấp ba. Có em chịu đựng trên 50 cái khẻ tay nhưng về không dám báo cho cha mẹ biết.

Đến ngày 10-1, phụ huynh nghe con mình bị đánh nên trình báo sự việc đến lãnh đạo trường. Tại đây phụ huynh được giải thích là do các em lơ là môn học, thời gian này con cô Thảo bị bệnh phải vào viện điều trị và cô lại bị mất tiền, nên không thân thiện với học sinh trong lớp. Dù vậy, hơn một tháng sau, UBND huyện Tân Trụ mới biết được vụ việc từ phản ánh của báo chí.

Ngày 27-3, tập thể giáo viên nhà trường thống nhất đề nghị xử lý kỷ luật cô Thảo với hình thức cảnh cáo, do vi phạm về đạo đức nhà giáo. Tuy nhiên, hiện cô đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, vì vậy đầu tháng 5-2017 trường mới công bố quyết định kỷ luật.

Cô giáo Thảo được xem là cán bộ có năng lực của Trường tiểu học Võ Văn Mùi.

Tin-ảnh: H.Minh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Về đâu những dự án thí điểm hàng ngàn tỉ?

Trước khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) triển khai chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (dự kiến bắt đầu từ năm 2018), đã có rất nhiều ý kiến cho rằng dự án hàng ngàn tỉ này khó khả thi bởi sự mơ hồ, thiếu thực tế. Nếu không cẩn trọng, lại thêm một đề án giáo dục nữa sẽ phá sản như không ít những đề án thí điểm tốn kém tiền bạc công sức trước đây. Cái giá phải trả cho sự thiếu cẩn trọng trong giáo dục không phải chỉ là cái nhìn thấy ngay trước mắt mà tồn tại sau đó rất lâu, có khi là ảnh hưởng lên cả một thế hệ.

“Đẽo cày giữa đường”, chạy theo thị hiếu

Có lẽ nhức nhối nhất là lứa “chuột bạch” của chương trình phân ban THPT. Được khởi xướng từ năm 1993, chương trình học phân ban được chia làm 3 ban: ban tự nhiên (A), ban xã hội (C) và ban kỹ thuật (B). Trong đó ban B khi triển khai đã không thành công. Năm 1998, toàn bộ phương án phân ban của Bộ GD-ĐT đã bị xóa bỏ khi Luật Giáo dục được thông qua.

Năm 2003, chương trình phân ban mới được khởi động lại, chỉ có 2 ban, dự kiến là tự nhiên A (60% học sinh) và ban xã hội C (40% học sinh). Khi triển khai vào thực tế, lượng học sinh theo học ban A chiếm khoảng 90%, trong khi ban C chỉ có 10%. Thậm chí, tại các vùng khó khăn ở các tỉnh phía Bắc, học sinh lại có nguyện vọng học một ban với một số môn tự chọn khác. Trước tình hình này, thay vì đến năm 2003 triển khai đại trà chương trình - sách giáo khoa mới đối với lớp 10 theo hướng phân ban thì Quốc hội đã đồng ý để Chính phủ cho thêm 2 năm để nghiên cứu.

 Học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TP HCM) trong tiết học của chương trình phân ban.( Ảnh chụp tháng 4-2010) Ảnh: Tấn Thạnh

Học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TP HCM) trong tiết học của chương trình phân ban.( Ảnh chụp tháng 4-2010) Ảnh: Tấn Thạnh

Sau 2 năm thí điểm không thành công, Bộ GD-ĐT đã phải trình Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh chương trình thí điểm phân ban THPT. Theo phương án này, lớp 10 và 11 phân thành 2 ban như hiện nay. Đến lớp 12 sẽ phân ban sâu hơn, thành 4 ban tương ứng với 4 khối thi ĐH: A, B, C, D. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, phương án đến lớp 12 phân hóa sâu thành 4 ban chỉ là cách xoa dịu dư luận. Bốn ban này tương đồng với 4 khối thi ĐH. Nói cách khác, việc phân ban chỉ nhằm mục đích là ôn thi ĐH, chạy theo thị hiếu và mọi con đường đều dẫn đến ĐH.

Tuy nhiên, đến khi triển khai đại trà, việc phân ban lại được thiết kế thành 3 ban mới, gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và cơ bản (học theo chương trình “chuẩn” và tự chọn nâng cao theo khối thi ĐH, gọi là cơ bản A, C, D).

Nhận xét về sự thay đổi như chong chóng của Bộ GD-ĐT trong việc thực hiện phân ban, các chuyên gia giáo dục cho rằng chương trình phân ban qua các lần thí điểm thiếu hẳn một tư tưởng chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt. Do thiếu lập luận khoa học vững chắc nên các nhà thiết kế chương trình vừa làm vừa nghe ngóng kiểu “đẽo cày giữa đường” và thất bại là điều được báo trước.

Một ví dụ cho cách làm chắp vá là tới tháng 9-2006 đã phải triển khai đại trà mà tháng 9-2005, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục mới đề xuất bổ sung ban cơ bản bên cạnh 2 ban khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn theo thiết kế ban đầu của thí điểm lần 3. Việc phân ban “không giống ai” của nước ta đã biến các trường thành lò luyện thi ĐH, học sinh thi khối nào sẽ chọn ban tương ứng để học nâng cao các môn của khối thi đó.

Phi giáo dục vì học lệch, quá tải

Trong báo cáo giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hồi tháng 8-2013, GS Đào Trọng Thi, lúc đó là Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng chủ trương phân ban ở cấp học THPT không thành công. Thống kê cho thấy từ năm học 2008-2009, cả nước có gần 84% học sinh lớp 10 học ban cơ bản, chỉ hơn 14% học sinh học ban khoa học tự nhiên, xấp xỉ 2% học sinh học ban khoa học xã hội và nhân văn.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, các nhà giáo giảng dạy tại các trường THPT lúc này nhớ lại: Ngày 15-8-2006 là hạn chót các trường THPT phải công bố kết quả phân ban học sinh lớp 10 tại trường mình. Thầy Trần Trung Kiên, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6, TP HCM), kể lúc này hầu như giáo viên phải đi tập huấn liên tục về mục tiêu, hiệu quả, kể cả những điểm được coi là lý tưởng của chương trình. Số lần giáo viên phải đi tập huấn đếm không xuể.

Thế nhưng, ngay khi thời hạn đăng ký kết thúc, con số thu được hết sức ngỡ ngàng, hầu như đa số các trường đều có 100% học sinh đăng ký vào ban cơ bản. Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết lúc này tại TP HCM, có tới 90% học sinh chọn không phân ban. Số học sinh chọn ban A rất ít và hầu như không có học sinh chọn ban C.

Thầy Trần Trung Kiên cho rằng một nguyên tắc cơ bản khi ban hành bất kỳ một chính sách giáo dục nào thì việc đầu tiên phải là hỏi ý kiến của đối tượng thực hiện và thụ hưởng. Chương trình phân ban cũng thế, thay vì hỏi học sinh và phụ huynh muốn gì, thì một số người tự… quyết luôn. Ông Kiên lý giải tâm lý bao đời nay của người Việt là muốn cho con vào ĐH, cơ hội vào ĐH thì chọn ban cơ bản và ban A là chắc ăn nhất. Nếu đã biết xu hướng này thì đáng ra phải làm sao để tác động cho học sinh thấy ĐH không phải là con đường duy nhất nhưng hậu quả đã đi ngược lại...

Theo ông Nguyễn Văn Ngai, cái tốt của chương trình phân ban là phát triển năng khiếu của người học vì người này có năng khiếu về những kiến thức tự nhiên, người khác có kiến thức xã hội. Vì thế, chấp nhận phân ban là phải chấp nhận tư tưởng môn chính, môn phụ nhưng thực tế khi triển khai, chương trình vướng quan điểm giáo dục phải toàn diện. Phân ban mà vẫn phải bảo đảm giáo dục toàn diện, bắt học sinh học đầy đủ dẫn đến nặng nề, quá tải. Theo cách phân ban thì hệ số điểm số các ban tương đương nhau, độ chênh giữa số giờ học, điểm số các môn giữa các ban chỉ khoảng 20% trong khi khối lượng kiến thức có độ chênh rất lớn.

8 năm công cốc!

Ông Trần Trung Kiên phân tích phân ban mà hệ số đánh giá như nhau là sai ngay từ bản chất ban đầu và rất hoang đường. Một đứa trẻ không thể giỏi toàn diện các môn. Nếu chỉ giỏi toán thì môn văn phải có cách đánh giá thấp hơn. “Ngày trước giải phóng, chúng tôi học phân ban toán, lúc này hệ số toán tính là 5 thì các môn còn lại chỉ cần hệ số 1, 2 là đạt” - ông Kiên nói.

Thực tế kết quả giám sát tại các địa phương cũng cho thấy hầu hết các trường THPT, kể cả nhiều trường THPT chuyên đều chỉ tổ chức dạy học theo ban cơ bản kết hợp với dạy nâng cao một số môn thi ĐH theo lựa chọn của học sinh.

Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định trong khi thực hiện, Bộ GD-ĐT nên nhìn ra vấn đề bất hợp lý để có hướng xử lý phù hợp. Đằng này bộ này cứ cố duy trì chương trình tiêu tốn nhiều kinh phí trong trạng thái dật dờ, như kiểu xài cho hết tiền rồi muốn ra sao cũng được!

Một chương trình mang tầm ảnh hưởng đến hàng triệu học sinh không đi đến đâu từ năm 2006 đến 2014. Vào năm 2014, đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ chỉ còn phần kiến thức trong chương trình cơ bản, đây được xem dấu chấm hết cho chương trình phân ban. Theo GS Đào Trọng Thi, việc thực hiện phân ban ở cấp THPT đã không thành công. Nói cách khác, việc phân ban đã thất bại. Thế nhưng, trong mọi báo cáo công khai của Bộ GD-ĐT về tình hình giáo dục phổ thông đều không thấy bộ này nhắc gì đến kết quả của mô hình phân ban, hiệu quả hay hậu quả của nó.

Quá cứng nhắc

Theo ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT, vào tháng 7-2014, Bộ GD-ĐT có tổng kết và đánh giá về chương trình phân ban, thừa nhận hạn chế của chương trình phân ban là quá cứng nhắc do phân thành 3 ban không đáp ứng được nguyện vọng của học sinh, không đáp ứng yêu cầu gắn với ngành nghề. Hơn nữa, chương trình phân ban cũng không bám sát mục đích phân ban ngay từ đầu; việc ra đề, thi cử cũng không phù hợp.

Nhiều chuyên gia giáo dục và giáo viên khi nhớ lại chương trình này đều nói thẳng đây là chương trình nhiều “không”, thiếu thực tế. Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao trong suốt một thời gian dài, từ năm 2006-2014, Bộ GD-ĐT mới đưa ra đánh giá cuối cùng. Trong đánh giá này không đưa ra hướng khắc phục, cũng không có hướng kế thừa hay vứt bỏ những hạn chế của một mô hình giáo dục ở tầm quốc gia?

Kỳ tới: 87,6 triệu USD, thí điểm rồi dừng!

NHÓM PHÓNG VIÊN

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Tiếc nuối với nghề phổ thông

Ở lớp 11 với thời lượng 105 tiết/ năm học (3 tiết/tuần); còn ở lớp 8 có thời lượng 70 tiết /năm học (2 tiết/tuần).

Theo đó, học sinh chọn một trong số 11 nghề phổ thông mà Bộ GD-ĐT có ban hành tài liệu dạy học, bao gồm: Làm vườn, nuôi cá, trồng rừng, gò, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay và tin học văn phòng; hoặc chọn trong một số nghề theo tài liệu của Sở GD-ĐT.

Trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, cho thấy: Ở lớp 8 và lớp 11 chỉ có các môn học bắt buộc, các môn học bắt buộc có phân hoá; các môn học tự chọn; các môn học tự chọn bắt buộc và chuyên đề học tập; còn nghề phổ thông không còn là hoạt động giáo dục cho học sinh.

Theo Công văn 8608 của Bộ GD-ĐT thì hoạt động giáo dục nghề phổ thông có nhiệm vụ: “Hình thành cho học sinh một số kỹ năng sử dụng công cụ, kỹ năng thực hành kỹ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản phẩm theo yêu cầu của giáo dục nghề phổ thông và phát triển nhu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn ”.

Thế nên, sẽ nhiều tiếc nuối, nếu như không còn hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở cả 2 giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Bởi lẽ, ngoài 11 nghề phổ thông như hiện nay, nếu như Bộ GD-ĐT bổ sung thêm một số nghề thuộc các lĩnh vực như: Giáo dục, y tế, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính- viễn thông, tài chính- tiền tệ, kinh doanh - dịch vụ, an ninh- quốc phòng, công nghệ thông tin, các nghề truyền thống ở địa phương…; thì ít nhất mỗi học sinh còn được lựa chọn một nghể phù hợp với sở thích, phù hợp với năng khiếu và năng lực của thân, phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động ở địa phương để tìm hiểu.

Sau khi tìm hiểu, các em sẽ định hướng chọn một nghề phù hợp để bước vào thị trường lao động hoặc tiếp tục vào học các trường nghề, trường đại học sau bậc học phổ thông. Qua đó góp phần vào việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

TRẦN VŨ

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Không để xảy ra sai sót trong kỳ thi THPT quốc gia

Theo đó, Công đoàn ngành GD-ĐT TP HCM đề nghị công đoàn cơ sở thực hiện tốt các nội dung: Phối hợp với chuyên môn đồng cấp quán triệt và tuyên truyền vận động cán bộ, nhà giáo, người lao động thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và Bộ GD-ĐT về việc phối hợp chỉ đạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017; phổ biến đầy đủ quy chế thi THPT quốc gia, quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD- ĐT đến cán bộ, nhà giáo, người lao động; tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thông tin kịp thời, đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và những nội dung cơ bản của kỳ thi, nhất là những điểm mới trong tổ chức thi và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2017; tuyên truyền, vận động để cán bộ, nhà giáo, người lao động được điều động làm nhiệm vụ ở các hội đồng in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy chế và các văn bản hướng dẫn của bộ, sở về công tác thi, không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực hoặc sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện kỳ thi; phối hợp chuẩn bị tốt các điều kiện, tổ chức tốt kỳ thi và tuyển sinh năm 2017 theo tinh thần đổi mới, đảm bảo trung thực, an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.

Đ. Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Đổi mới gấp gáp, giáo viên lo lắng

Hiệu trưởng một trường THPT đóng tại quận Cầu Giấy, Hà Nội khẳng định nếu không chuẩn bị tốt về đội ngũ giáo viên, không thể nói đến sự thành công của chương trình phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) kỳ vọng.

Chưa hình dung được phải làm gì

Thế nhưng, các giáo viên hiện vẫn rất mơ hồ với sự đổi mới này. “Qua trao đổi, tôi cảm giác các giáo viên vẫn chưa hình dung ra được những yêu cầu của chương trình mới. Trên thực tế, chương trình mới nhưng con người cũ, cách làm cũ thì chương trình sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là sẽ thất bại” - hiệu trưởng này thẳng thắn. Vị này cũng cho rằng với những yêu cầu mới mà dự thảo đưa ra chắc chắn cán bộ quản lý cũng như giáo viên đều vất vả hơn. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý thì phải điều hành, tính toán thời gian hợp lý cho học hai buổi; ngoài ra còn phải sắp xếp thời khóa biểu, ngày giờ giảng dạy của giáo viên cho công bằng, hợp lý. Giáo viên thì phải đổi mới cả về phương pháp cũng như trau dồi kiến thức để đáp ứng được yêu cầu mới.

 Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương chủ động đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu đổi mới. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM trong giờ học Ảnh: TẤN THẠNH

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương chủ động đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu đổi mới. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM trong giờ học Ảnh: TẤN THẠNH

Theo dự kiến, năm học 2018-2019 sẽ triển khai chương trình mới nhưng đến thời điểm này, giáo viên vẫn chưa có thông tin cụ thể gì. Đó là chưa kể đến việc các trường ĐH, CĐ sư phạm đáng lẽ phải “đi trước một bước”, vận hành chương trình mới từ 3-4 năm về trước để kịp thời đào tạo ra đội ngũ cán bộ giảng dạy theo cách mới nhưng đến nay vẫn giẫm chân tại chỗ.

Nhiều giáo viên còn bày tỏ sự lo lắng vì chương trình mới có môn “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” nhưng đến giờ, giáo viên vẫn chưa hình dung được môn học này như thế nào. Băn khoăn lớn nhất của nhiều giáo viên là không biết Bộ GD-ĐT đã xây dựng xong chương trình khung chưa? Bao giờ sách giáo khoa đến tay giáo viên để được tập huấn rồi giảng dạy cho học sinh như tiến độ đặt ra?

Cân đối lại đội ngũ

Trao đổi với phóng viên về những lo lắng về khả năng tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và chuẩn bị cơ sở vật chất để triển khai chương trình mới từ đầu năm học 2018 - 2019, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình phổ thông tổng thể, thừa nhận đây là những lo lắng rất có cơ sở. Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và nhân dân, ban phát triển chương trình kiến nghị Bộ GD-ĐT triển khai chương trình mới theo từng bước. Cụ thể, trong năm học 2018- 2019, cho triển khai đại trà chương trình mới ở lớp 1; thực nghiệm ở lớp 2, lớp 6 và lớp 10.

Trong năm học tiếp theo, triển khai đại trà ở lớp 2 và lớp 6, dạy thực nghiệm lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Năm thứ ba, triển khai đại trà ở lớp 3, lớp 7, lớp 10... Đến năm học 2022-2023, chương trình mới sẽ được dạy ở tất cả các lớp. Như vậy, theo GS Thuyết, các địa phương sẽ có đủ thời gian để chuẩn bị giáo viên, trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất để từng bước đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.

Cũng liên quan đến đào tạo giáo viên, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, cho biết hiện bộ đang thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ sư phạm một cách hợp lý, bảo đảm cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương với các trường khu vực, các trường sư phạm trọng điểm. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt quy hoạch, các cơ sở bồi dưỡng nhà giáo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn tới.

Trên cơ sở dự báo về nhu cầu giáo viên và căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông mới, bộ sẽ cân đối lại chỉ tiêu tuyển sinh, tăng chỉ tiêu đào tạo các loại hình giáo viên còn thiếu, bảo đảm đủ giáo viên cho các môn học: ngoại ngữ, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, nghệ thuật, công nghệ, tin học, giáo dục quốc phòng, giáo dục công dân… tạo sự cân đối trong cơ cấu đội ngũ giáo viên các cấp bậc học.

Ông Minh cũng nhấn mạnh các địa phương cần chủ động và chịu trách nhiệm cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch của bộ trong việc triển khai thực hiện các công việc liên quan, lưu ý bố trí giáo viên đủ và đúng đối tượng để đi bồi dưỡng cũng như đào tạo lại đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới theo lộ trình quy định. Các địa phương cũng cần chủ động phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo giáo viên trên địa bàn cũng như các cơ sở khác ngoài địa bàn để đặt hàng đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu, chất lượng theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của địa phương.

Tiếp thu để giảm tải

GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng số lượng môn học mới không nhiều hơn các nước tiên tiến. Chương trình tổng chỉ là bộ khung; để đánh giá mức độ nặng nhẹ của chương trình, cần phải có đề cương cụ thể của các môn học.

Tuy nhiên, GS Thuyết khẳng định tiếp thu ý kiến phê bình, ban phát triển chương trình dự kiến báo cáo Hội đồng Thẩm định quốc gia không tổ chức dạy môn thế giới công nghệ ở các lớp 1, 2; chỉ bắt đầu dạy tin học và tìm hiểu công nghệ từ lớp 3. Điều này cũng nhằm giảm áp lực phải trang bị phòng máy tính cho các trường tiểu học ngay từ năm đầu tiên triển khai chương trình mới. Số giờ học ở các lớp 8, 9, 10 cũng sẽ được nghiên cứu để giảm xuống dưới 30 tiết/tuần.

YẾN ANH

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Mất việc, giáo viên hợp đồng phản ứng

Sáng 3-5, hàng chục giáo viên bậc THPT đã kéo đến Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Nam kêu cứu. Họ cho biết đã dạy hợp đồng ở các trường của tỉnh này từ 36 tháng trở lên, thậm chí 15 năm nên ước mơ một ngày được vào biên chế. Đầu năm 2016, họ hết sức mừng khi Sở GD-ĐT ban hành kế hoạch hợp đồng với giáo viên đã hoặc đang được các trường trên địa bàn hợp đồng dạy theo tiết.

Kế hoạch hợp đồng nêu rõ đối tượng xét hợp đồng là giáo viên đã hoặc đang được các trường THPT công lập, phổ thông dân tộc nội trú hợp đồng giảng dạy (trả lương theo tiết) từ 36 tháng trở lên (tính đến ngày 30-11-2015), không yêu cầu phải có thời gian đóng BHXH. Văn bản này cũng lưu ý “giáo viên đang được các trường THPT công lập, phổ thông dân tộc nội trú hợp đồng giảng dạy có đóng BHXH vẫn được tham gia xét tuyển”.

Sau đó, các giáo viên đủ điều kiện đã nộp hồ sơ xét tuyển nhưng không thấy hồi âm. Sau này, kế hoạch hợp đồng nói trên bị hủy nhưng các giáo viên cũng không nhận được thông báo. Sau đó, Sở GD-ĐT xét tuyển giáo viên nhưng các giáo viên hợp đồng không được ưu tiên gì.

 Các giáo viên phản ánh sự việc với báo chí

Các giáo viên phản ánh sự việc với báo chí

Theo các giáo viên, trong đợt xét tuyển biên chế vừa qua, trong số 116 giáo viên hợp đồng trên 36 tháng chỉ có 6 người trúng tuyển.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho biết sở này rất quan tâm đến các giáo viên đang dạy theo dạng hợp đồng. Vào các năm 2009 và 2011, Sở GD-ĐT đã 3 lần xét tuyển giáo viên hợp đồng vào biên chế và đều căn cứ vào các quy định hiện hành, trong đó có kết quả học tập. Nhiều ứng viên có kết quả học tập thấp nên không trúng tuyển, kéo dài cho đến thời điểm này.

Năm 2016, Sở GD-ĐT muốn tạo điều kiện nhận vào biên chế 110 giáo viên hợp đồng trên 36 tháng nhưng theo luật, giáo viên phải đóng BHXH trên 36 tháng liên tục mới được xét đặc cách trong khi các giáo viên này đều dạy hợp đồng theo tiết, không ai đóng BHXH nên đành chịu.

Cũng theo ông Quốc, dù BHXH không đồng tình nhưng trong văn bản tham mưu cho UBND tỉnh, ông vẫn giữ quan điểm xét tuyển đặc cách cho 110 giáo viên hợp đồng trên 36 tháng. Tuy nhiên, sau đó UBND tỉnh không đồng ý.

Giữa hai phương án là tổ chức thi tuyển và xét tuyển cạnh tranh, Sở GD-ĐT nhận thấy phương án xét tuyển cạnh tranh có lợi hơn cho giáo viên hợp đồng nên chọn phương án này. Vào các ngày 22 và 23-2, có 995 ứng viên đăng ký xét tuyển 116 chỉ tiêu, đến thời điểm này mới công bố điểm chứ chưa thông báo kết quả chính thức. Nhiều người tra cứu điểm biết không trúng tuyển nên phản ứng.

Thiếu bao nhiêu, tuyển bấy nhiêu

Ngày 3-5, ông Lê Tuấn Tứ, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, cho biết tỉnh này đã bỏ hình thức hợp đồng với giáo viên do các trường không có nguồn để trả lương. Ngoài ra, việc hợp đồng mà không thông báo cho Sở GD-ĐT không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi giáo viên mà còn không minh bạch trong khâu tuyển dụng. Các trường thiếu giáo viên thì báo cáo, thiếu bao nhiêu sở tuyển bấy nhiêu. Hằng năm, sau khi luân chuyển giáo viên xong, sở sẽ tuyển dụng ở các vị trí có nhu cầu.

K.Nam

Bài và ảnh: TRẦN THƯỜNG

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Nỗi lo giám thị

Sau khi kiểm tra, xác minh sự việc, hội đồng kỷ luật của Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách đã quyết định nâng mức kỷ luật đối với cô Hằng từ khiển trách lên mức cảnh cáo.

Ắt hẳn, chúng ta vẫn chưa quên, những biểu hiện tiêu cực xảy ra ở một hội đồng coi thi tốt nghiệp THPT thuộc tỉnh Hà Tây cũ, năm 2006, trong đó có sự tiếp tay, buông bỏng kỷ cương phòng thi của một số giám thị coi thi đã bị thầy giáo Đỗ Việt Khoa ghi hình, tố cáo.

Lãnh đạo hội đồng coi thi và hàng loạt giáo viên coi thi tại hội đồng coi thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) năm 2012 bị xử lý kỷ luật do có hành vi “gà bài”, ném tài liệu, để thí sinh ngang nhiên, tự do “quay” bài trong phòng thi, từng gây bức xúc dư luận xã hội. Từ một số vụ việc tiêu cực cụ thể nêu trên đã gợi lên cho đội ngũ thầy, cô giáo chúng ta nhiều suy nghĩ, trăn trở về công tác tổ chức coi thi hiện nay.

 Kiểm tra hồ sơ thí sinh trươc khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Ảnh: Hoàng Triều

Kiểm tra hồ sơ thí sinh trươc khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Ảnh: Hoàng Triều

Trước khi tiến hành tổ chức một kỳ thi, hội thi nào đó của ngành giáo dục, các ban, hội đồng coi thi đều dành một thời gian nhất định để triển khai, quán triệt rất kỹ về quy chế, quy định của kỳ thi, hội thi cho mọi cán bộ, giám thị coi thi. Quy định chặt chẽ, tập huấn nghiêm túc, ban bệ coi thi đầy đủ, nhưng không hiểu sao một số cán bộ, giáo viên làm giám thị coi thi vẫn mắc sai phạm, coi thường quy chế. Là người trong cuộc, chúng tôi chẳng lạ gì những chuyện “động trời” sau khi kết thúc công việc coi thi. Gặp gỡ đồng nghiệp, anh em, nhiều giáo viên lại rất tự hào, hả hê khi kể về những “ thành tích” của mình từng “gà bài”, “giúp đỡ” thí sinh này; con, em phụ huynh kia. Không ít em học sinh đi thi về vạch đủ “tội” của giám thị , nào là thiếu công bằng, chỉ bài cho bạn A, bạn B; nào là lấy bài của những em học giỏi, làm tốt đưa cho “gà” của mình chép; nào là bỏ phòng thi ra bên ngoài nói chuyện, làm việc riêng.

Càng nghe đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh phơi bày sự thật coi thi của giáo viên mình, tôi càng thấy xót xa, buồn lòng. Những động cơ, biểu hiện sai phạm của giám thị coi thi đều đáng lên án, vì chính họ “ giết chết” sự tôn nghiêm của quy chế, pháp luật, vì chính họ gây nên tình trạng thiếu công bằng trong thi cử, trong giáo dục. Hai kỳ thi lớn, thi tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sắp đến gần, công tác tổ chức coi thi cần được thực hiện một cách triệt để, đúng quy chế, mọi biểu hiện tiêu cực, sai trái của cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ coi thi đều bị phát hiện, khống chế và xử lý nghiêm túc, kịp thời. Đó là kỳ vọng, mong mỏi tha thiết của nhiều thầy, cô giáo, học sinh, phụ huynh và dư luận cả nước.

ĐỖ TẤN NGỌC

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Bỏ quên đề án ngoại ngữ quốc gia?

Một số chuyên gia giáo dục khi góp ý về dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) công bố đã khá ngạc nhiên bởi dự thảo không hề nhắc đến yêu cầu dạy và học ngoại ngữ trong các bậc học. Trong đó đặc biệt bỏ quên việc đánh giá tổng kết để triển khai những hướng đi tiếp theo của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020.

Không rõ học tiếng Anh kiểu nào

Trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, học sinh (HS) phổ thông bắt buộc phải học một ngoại ngữ (gọi là ngoại ngữ 1) và được chọn thêm ít nhất một ngoại ngữ khác (gọi là ngoại ngữ 2) theo nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12.

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, giải thích rằng với ngoại ngữ 1, HS vẫn bắt đầu học từ năm lớp 3 như chương trình cũ. Bởi Việt Nam có số lượng các dân tộc rất đa dạng, nhiều HS chỉ quen nói tiếng dân tộc, nếu đưa thêm môn ngoại ngữ ngay từ lớp 1 sẽ quá tải đối với HS vùng dân tộc thiểu số. Ông Thuyết cũng cho rằng nếu cơ sở giáo dục có điều kiện thuận lợi có thể tổ chức học ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1.

Một giờ học tiếng Anh của học sinh tại TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Một giờ học tiếng Anh của học sinh tại TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Một chuyên gia giáo dục cho rằng điều dễ nhận thấy nhất là sự thiếu đồng bộ, tính liên kết khi đặt yêu cầu, mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ 2020 trong tổng thể dự thảo chương trình phổ thông đối với việc dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục.

Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4, TP HCM), cho hay hiện trường đang thực hiện 3 chương trình tiếng Anh, gồm tiếng Anh tích hợp, tiếng Anh theo đề án và tiếng Anh tăng cường. Tiếng Anh theo đề án được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5 với thời lượng 4 tiết/tuần. So sánh với chương trình mới thì ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc nhưng thực hiện từ lớp 3 thì không biết ra sao.

Bà Phạm Thúy Hà cũng cho rằng tại TP HCM, riêng với tiếng Anh, phụ huynh và HS vẫn chuộng tiếng Anh tăng cường; còn với tiếng Anh đề án, do không phải đóng học phí nên phụ huynh cũng không phàn nàn gì khi cho con theo học. Trong khi đó, một hiệu trưởng tại quận 1, TP HCM cho rằng ngoại ngữ 1 mà dự thảo chương trình phổ thông đang nhắc đến chính xác là ngoại ngữ nào, tiếng Anh đề án hay tiếng Anh tăng cường vì mỗi địa phương có những đặc thù riêng.

Dễ dãi trong chiến lược đào tạo ngoại ngữ

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng chưa cần bàn đến tính hiệu quả của đề án ngoại ngữ quốc gia nhưng một dự thảo tổng thể về chương trình phổ thông mà không chú trọng vai trò của ngoại ngữ là thiếu sót lớn. Điều đó thể hiện ở việc thiếu tính kế thừa, phát huy, kể cả mạnh dạn vứt bỏ những hạn chế của một đề án ngoại ngữ mang tầm quốc gia được triển khai từ năm 2008.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, trong hội nghị góp ý dự thảo chương trình phổ thông tổng thể cho biết việc phân bổ số tiết ngoại ngữ bậc trung học chỉ có 3 tiết/tuần thì khó có thể thực hiện mong muốn biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân Việt Nam.

Một cán bộ phụ trách giáo dục tiểu học của một phòng GD-ĐT tại TP HCM nhận xét thay vì khoanh vùng để đặt ra yêu cầu về ngoại ngữ cho phù hợp thì chương trình lại ôm đồm tất cả các địa phương với nhau; “dễ dãi” trong chiến lược về ngoại ngữ. Bộ GD-ĐT có thể gom các tỉnh, thành không thể thực hiện được ngoại ngữ 1 từ lớp 1 để bố trí môn học phù hợp; còn các địa phương có điều kiện thì ngược lại. “Trong khi đó, nếu muốn cải thiện việc dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục như hiện nay, tiếp nối Đề án 2020 thì phải quyết liệt đối với ngoại ngữ, tập trung đầu tư, thực hiện cho tốt một ngoại ngữ đã, rồi hãy tính đến các ngoại ngữ 2” - vị này nói.

Ông Ngô Xuân Đông - Trưởng Phòng GD-ĐT quận 7, TP HCM - nhận xét: Ngay ngoại ngữ 1 mà nhiều trường còn khó khăn thì nói gì đến ngoại ngữ 2. Hơn nữa, đã là môn tự chọn thì phải có nhiều môn. Ở bậc tiểu học, môn học tự chọn chỉ có duy nhất môn tiếng dân tộc thiểu số, bậc THCS thì môn tự chọn có tiếng dân tộc thiểu số và môn ngoại ngữ 2.

Không dám nghĩ đến ngoại ngữ 2

Tại TP HCM, dù là địa phương có điều kiện hơn các tỉnh, thành khác nhưng không phải tất cả quận, huyện đều có thể tổ chức việc dạy và học ngoại ngữ thuận lợi. Ông Trần Văn Toản, quyền Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Củ Chi, thông tin ở huyện Củ Chi hiện nay vẫn còn một số trường chưa thực hiện dạy ngoại ngữ cho HS vì không tuyển được giáo viên. Một số trường khác có thực hiện nhưng chỉ ở vài khối lớp chứ không phải 100% HS được học thì làm sao nghĩ đến ngoại ngữ 2.

Đặng Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

(Kênh giáo dục)

[unable to retrieve full-text content] Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Bỏ kỳ thi THPT quốc gia?

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chiều 12-4 đã công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng từ năm học 2018-2019. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên chương trình, chương trình giáo dục phổ thông mới xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho học sinh.

Chia 2 giai đoạn

GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh điểm thay đổi rõ rệt so với từ trước tới nay là giáo dục phổ thông 12 năm sẽ chia làm 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm, THCS 4 năm) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT 3 năm).

Hệ thống các môn học của chương trình được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc. Chương trình sẽ được phát triển thường xuyên, bao gồm các khâu xây dựng chương trình, đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình thực hiện.

Ở cấp tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: tiếng Việt, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục lối sống, cuộc sống quanh ta, tìm hiểu xã hội, tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu công nghệ. Các môn học bắt buộc có phân hóa: thế giới công nghệ, tìm hiểu tin học, giáo dục thể chất, nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, cấp tiểu học còn có hoạt động tự học có hướng dẫn (tự học 2 buổi/ngày trên lớp của học sinh tiểu học, có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên). Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục công dân, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý.

Các môn học bắt buộc có phân hóa: tin học, công nghệ và hướng nghiệp, giáo dục thể chất, nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Ở cấp THPT, dự thảo chương trình xác định lớp 10 là lớp định hướng nghề nghiệp, gồm các môn học bắt buộc: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục kinh tế và pháp luật, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học, thiết kế và công nghệ, giáo dục quốc phòng và an ninh.

Một lớp học ở cấp phổ thông tại TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

Một lớp học ở cấp phổ thông tại TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

Các môn học bắt buộc có phân hóa: tin học, giáo dục thể chất, hoạt động nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các môn học tự chọn: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2. Ở lớp 11 và 12, các môn học bắt buộc gồm: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Các môn học tự chọn bắt buộc: học sinh chọn 3 môn và 1 chuyên đề học tập trong số các môn giáo dục kinh tế và pháp luật, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học máy tính, tin học ứng dụng, thiết kế và công nghệ, mỹ thuật, âm nhạc, chuyên đề học tập. Các môn học tự chọn: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Với chương trình phổ thông mới, các tỉnh, thành phố sẽ tổ chức xây dựng, thẩm định nội dung giáo dục văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, môi trường, hướng nghiệp... của địa phương và báo cáo Bộ GD-ĐT phê duyệt. Đối với lớp 11 và 12, nội dung giáo dục địa phương có thể được xây dựng thành chuyên đề học tập cho học sinh tự chọn.

Ba hình thức đánh giá

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu ra ba hình thức đánh giá: thường xuyên, định kỳ và trên diện rộng ở cấp địa phương, quốc gia. Việc đánh giá thường xuyên sẽ do giáo viên phụ trách môn học thực hiện, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, phụ huynh, bản thân học sinh và của các học sinh khác trong tổ, lớp.

Đặc biệt, việc đánh giá định kỳ để cấp bằng tốt nghiệp THPT sẽ do các cơ sở giáo dục thực hiện. Học sinh không phải trải qua kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay mà hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD-ĐT, được cơ sở giáo dục là các trường THPT cấp bằng tốt nghiệp.

Liên quan đến việc đổi mới đánh giá kết quả giáo dục và xét tốt nghiệp THPT, GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã phân công Vụ Giáo dục trung học chủ trì, phối hợp với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông nghiên cứu, đề xuất lộ trình thực hiện khi cấp THPT triển khai chương trình mới.

“Việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia sẽ được giữ ổn định từ nay đến năm 2020. Việc đổi mới sẽ áp dụng khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được triển khai” - GS Thuyết thông tin.

Rà soát, xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Nhấn mạnh đến sự thành công của chương trình giáo dục phổ thông mới, GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định phải có các điều kiện đi kèm là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất.

Bộ GD-ĐT đang rà soát và xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông cho phù hợp với yêu cầu của chương trình mới; đổi mới chương trình đào tạo của các trường sư phạm theo hướng mở; linh hoạt, cập nhật, bổ sung kịp thời các mô đun dựa trên các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông. Đồng thời, xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông dưới dạng mô đun, theo nguyên tắc cuốn chiếu, phù hợp lộ trình triển khai chương trình, sách giáo khoa mới…

YẾN ANH

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Ngày cuối đăng ký dự thi có nghẽn mạng?

“Xu hướng đăng ký dự thi, xét tuyển 2017” là chủ đề của talk show thứ 3 trong chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2017” do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 12-4 với sự tài trợ của Công ty CP Phân bón Bình Điền, Tập đoàn Vingroup và Sun Group. Nhiều thông tin nóng về việc đăng ký dự thi, xét tuyển năm nay đã được các chuyên gia: TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, thành viên Ban Chỉ đạo Thi THPT quốc gia 2017; ThS Nguyễn Công Kỳ, đại diện Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tại TP HCM và bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) chia sẻ, nhận định.

Thí sinh đang chuộng bài thi khoa học xã hội

Theo đại diện Cơ quan Bộ GD-ĐT tại TP HCM, tính đến ngày 11-4, tổng số thí sinh đăng ký dự thi đã nhập vào phần mềm của bộ là hơn 218.200. Trong đó, số thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ khoảng 166.000 (chiếm 76%), thí sinh tự do là gần 14.000 (chiếm 6,4%).

ThS Nguyễn Công Kỳ cho biết đến nay, tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi đã đạt 25% so với dự kiến tổng số thí sinh đăng ký dự thi năm 2017. Theo khảo sát của Bộ GD-ĐT, đa số thí sinh chọn 3-4 nguyện vọng.

Đáng chú ý, về xu hướng chọn bài thi, ngoài các môn bắt buộc như toán, văn và ngoại ngữ, tổ hợp bài thi khoa học tự nhiên (KHTN) đang “yếu thế” hơn. Cụ thể, số thí sinh chọn tổ hợp này chiếm khoảng 42%, trong khi tỉ lệ chọn bài thi khoa học xã hội (KHXH) lên đến 48%. Riêng thí sinh đăng ký cả 2 bài thi chỉ chiếm 8,37%. Ông Kỳ cho rằng đây chỉ mới là con số nhập liệu hơn 10 ngày qua nên chưa nói lên được điều gì. Trong vài ngày tới, nhiều khả năng số thí sinh chọn bài thi KHTN sẽ tăng lên.

 Các chuyên gia khách mời trao đổi tại talk show Ảnh: Hoàng Triều

Các chuyên gia khách mời trao đổi tại talk show Ảnh: Hoàng Triều

TS Nguyễn Đức Nghĩa cũng cho rằng hiện chưa thể đưa ra kết luận, đánh giá về việc thí sinh chọn bài thi do chỉ trải qua hơn nửa thời hạn nộp hồ sơ. Theo ông, tuần đầu tiên chỉ là thời gian “khởi động” với 5% thí sinh đăng ký, từ nay đến ngày 15-4 sẽ là thời gian “tăng tốc” và từ ngày 15 đến 20-4 là thời gian “về đích” với số hồ sơ dự báo tăng lên rất nhiều.

Về sự khác biệt trong xu hướng chọn bài thi cho đến nay, TS Nguyễn Đức Nghĩa lý giải nguyên nhân chính là do thí sinh thi theo bài thi chứ không phải môn như các năm. Ngoài ra, các năm trước, thí sinh ở các thành phố lớn hay chọn bài thi KHTN, trong khi thí sinh vùng nông thôn có xu hướng chọn bài thi KHXH. Trong khi đó, thí sinh ở 2 TP lớn là TP HCM và Hà Nội chưa nộp hồ sơ nhiều (chỉ khoảng 15%).

Cân nhắc kỹ khi chọn 2 bài thi

“Điều chúng tôi có thể dự đoán được là cuối cùng, bài thi KHTN sẽ được thí sinh chọn nhiều hơn KHXH do chỉ tiêu các ngành tuyển sinh của những trường ĐH, CĐ dành cho các tổ hợp bài thi thuộc khối KHTN khá nhiều” - TS Nguyễn Đức Nghĩa nhận định.

Ông Nghĩa khuyên thí sinh đã đăng ký cả 2 bài thi thì phải dự thi đầy đủ dù bài làm bị điểm thấp hay điểm liệt. “Chúng ta phải cân nhắc khi chọn 2 bài thi. Tuy thí sinh có thể thi 2 bài để tăng cơ hội xét tuyển nhưng nên nhớ theo quy định, cuối cùng thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng. Thí sinh cần điểm cao để trúng tuyển trường mình yêu thích chứ không phải cần nhiều môn thi để xét tuyển nhiều nguyện vọng” - TS lưu ý.

Tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM), ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, trường đã tiến hành khảo sát học sinh khối 12. Kết quả, chỉ 47/615 học sinh toàn khối chọn bài thi tổ hợp KHXH. Khi quy chế thi chính thức ban hành, trường tiến hành khảo sát tiếp thì có 58 em chọn bài thi tổ hợp KHXH.

Cô Vũ Thị Thu Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, nhìn nhận đây không phải là điều quá bất ngờ vì mọi năm, trường chỉ có khoảng 10% học sinh chọn các môn xã hội trong kỳ thi THPT quốc gia. “Trường THPT Bùi Thị Xuân không ngăn cản học sinh chọn cả 2 bài thi tổ hợp KHTN và KHXH nhưng khuyên các em cân nhắc thật kỹ” - cô Dung cho biết.

Thí sinh sẽ đổ dồn vào ngành cuối?

Nói về nỗi lo nghẽn hệ thống vào những ngày cuối nếu thí sinh dồn dập nộp hồ sơ, ThS Nguyễn Công Kỳ cho hay hiện nay, số thí sinh đăng ký dự thi ở phần mềm Bộ GD-ĐT chiếm hơn 25% tổng số dự kiến. Đó là chưa tính số thí sinh nộp hồ sơ cho các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên. Các đơn vị này đã có kế hoạch bài bản hướng dẫn nên không quá lo ngại việc thí sinh nộp hồ sơ dồn dập.

Tình trạng nộp hồ sơ vào những ngày cuối chỉ có thể xảy ra ở thí sinh tự do nhưng số lượng không nhiều. Trục trặc về nhập liệu chỉ có thể tập trung vào giai đoạn cuối. Vấn đề này đã được Bộ GD-ĐT xử lý tốt vào năm 2015-2016 nên năm nay khó xảy ra nghẽn mạng.

Đồng tình với ý kiến trên, TS Đức Nghĩa cho rằng hiện nay, số thí sinh đăng ký thi tại các trường THPT đang học lớp 12 chiếm hơn 80%. Các em sẽ nộp hồ sơ cho trường THPT và trường cũng đã nhập dữ liệu. Các gói dữ liệu sẽ được chuyển đến sở GD-ĐT, sau đó chuyển lên Cục Khảo thí.

“Việc chuyển dữ liệu không được thực hiện cùng lúc nên chắc chắn giai đoạn “tăng tốc”, “về đích” sẽ thu hút nhiều thí sinh nhưng không xảy ra tình trạng nghẽn mạng” - TS Nghĩa khẳng định.

Chọn môn thi sát năng lực, nguyện vọng

Cô Vũ Thị Ngọc Dung cho biết nếu đăng ký nguyện vọng nhiều quá, thí sinh dù trúng tuyển nhưng không đúng với năng khiếu, nguyện vọng thì rất phí. Đã có những trường hợp dù đậu ĐH nhưng không đúng với sở trường, năng lực, nhiều em phải bỏ ngang hoặc thi lại.

Vì thế, Trường THPT Bùi Thị Xuân luôn khuyên ngay từ đầu, học sinh cần sắp xếp làm sao để đặt tổ hợp các môn dùng xét tuyển gần nhất với năng lực và nguyện vọng của mình.

Tài trợ chính

Ngày cuối đăng ký dự thi có nghẽn mạng?

Tài trợ phụ

Ngày cuối đăng ký dự thi có nghẽn mạng?
Ngày cuối đăng ký dự thi có nghẽn mạng?

Lê THOA - Đặng TRINH

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Câu hỏi "số lần phá thai" trong hồ sơ sức khoẻ học sinh tiểu học

 Một phần trong Hồ sơ quản lý sức khoẻ cá nhân của học sinh được phát cho học sinh tiểu học

Một phần trong Hồ sơ quản lý sức khoẻ cá nhân của học sinh được phát cho học sinh tiểu học

Nhiều phụ huynh có con theo học tại một số trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) phản ánh nhà trường yêu cầu phụ huynh khai Hồ sơ quản lý sức khoẻ cá nhân của học sinh với những câu hỏi “không bình thường” với học sinh tiểu học.

Theo đó, hồ sơ có các câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn như: "Có hút thuốc lá, lào không?", "Uống rượu bia thường xuyên không?", "Sử dụng ma túy không?”…, thậm chí ở mục 7 về sức khoẻ và các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, còn có các câu học sinh không hề biết như "Biện pháp tránh thai đang dùng?", "Kỳ có thai cuối cùng?", "Số lần có thai?", "Số lần sảy thai?", "Số lần phá thai?"...

Hiệu trưởng một trường tiểu học cho hay đây là văn bản do Phòng Y tế quận Cầu Giấy phát hành, yêu cầu nhà trường phối hợp để điền thông tin, sau đó cử cán bộ lên quận nhập dữ liệu. Hiệu trường này cũng cho hay, khi thắc mắc về nội dung câu hỏi không phù hợp với học sinh tiểu học thì được giải thích là mẫu số chung dành cho học sinh từ tiểu học đến THPT.

Trao đổi với báo chí, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trịnh Thị Dung cũng thừa nhận những câu hỏi trên là chưa hợp lý đối với các em học sinh. Bà Dung cho biết đây là những câu hỏi theo mẫu ở Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11-3-2017 của Bộ Y tế về ban hành Mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. “Với những câu hỏi không liên quan, các bậc phụ huynh không cần phải trả lời. Đối với những điểm bất hợp lý, hiện tại, UBND quận đã có báo cáo gửi các đơn vị chức năng sửa chữa bổ sung cho phù hợp với từng lứa tuổi” - bà Dung cho biết.

Ngày 11-4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cũng đã ký văn bản về vấn đề phiếu điều tra sức khỏe của nhà trường khai thác thông tin liên quan đến sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đối với học sinh tiểu học đang được dư luận quan tâm. Theo đó, mẫu phiếu khai để cập nhật thông tin hồ sơ sức khoẻ cá nhân do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 831/QĐ-BYT. Do sơ suất, Phòng Y tế các quận, huyện đã không có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách khai phiếu cho từng nhóm đối tượng theo yêu cầu của Sở Y tế trước đó. Vì vậy, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị trong việc thu thập thông tin tiền sử sức khỏe của nhân dân trong việc lập hồ sơ sức khỏe cần có hướng dẫn cụ thể theo từng loại đối tượng cho phù hợp, bảo đảm chất lượng và tránh sự hiểu lầm của người dân.

Yến Anh - Ngọc Dung

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Xóa sổ hệ liên thông?

Tiến sĩ Nguyễn Phương, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết những năm qua, trường tuyển sinh hệ đào tạo liên thông từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia nhưng không được nhiều. Năm nay, trường tổ chức thi tuyển sinh liên thông riêng nhưng khả năng 1-2 năm tới, trường ngưng tuyển sinh liên thông. Nhiều trường ĐH khác cũng dự kiến sẽ không duy trì hệ đào tạo này.

Đổi chủ quản, liên thông ỉu xìu

TS Nguyễn Phương cho biết lâu nay khi các trường CĐ còn trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chương trình không khác nhiều so với ĐH và các trường cũng đã xây dựng chương trình đào tạo hệ liên thông. Nhưng 2-3 năm tới, muốn tuyển sinh hệ liên thông thì trường phải xây dựng lại chương trình đào tạo cho phù hợp. “Nghiên cứu chương trình CĐ nghề để xây dựng chương trình đào tạo liên thông ĐH mất rất nhiều thời gian trong khi hiệu quả mang lại không nhiều” - TS Phương nói và cho biết tới đây, trường sẽ dành toàn bộ chỉ tiêu để tuyển sinh cho hệ đào tạo 4 năm chứ không tuyển sinh hệ liên thông chính quy.

TS Phan Ngọc Minh, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, cho biết vài năm nay, mỗi năm trường dành khoảng 200 chỉ tiêu để tuyển sinh hệ liên thông chính quy nhưng kết quả tuyển sinh cũng không tốt. Đối tượng tuyển sinh hệ chính quy liên thông vẫn là sinh viên đã tốt nghiệp CĐ chuyên nghiệp chứ không tuyển sinh viên của trường CĐ nghề. Trong 2 năm tới, những sinh viên CĐ thuộc chương trình tuyển sinh của Bộ GD-ĐT vẫn còn nên trường vẫn duy trì tuyển sinh liên thông, còn sau đó thì trường đang xem xét và chờ các hướng dẫn của cấp trên.

Thí sinh nộp hồ sơ thi liên thông tại một trường ĐH Ảnh: TẤN THẠNH

Thí sinh nộp hồ sơ thi liên thông tại một trường ĐH Ảnh: TẤN THẠNH

PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, thông tin 3 năm nay, trường đã không tuyển sinh hệ đào tạo liên thông chính quy mà chỉ đào tạo hệ liên thông vừa học vừa làm. Tới đây, trường phải xây dựng lại chương trình dù tuyển sinh hệ này rất ít ỏi.

TS Nguyễn Chí Thông, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho biết hiện nay trường chỉ tuyển sinh liên thông ngành kỹ thuật cơ khí cho sinh viên tốt nghiệp CĐ ngành bảo dưỡng công nghiệp của trường. Trường không tuyển sinh liên thông cho đối tượng sinh viên bên ngoài.

Con đường học lên cao sẽ trắc trở

Dù học sinh, sinh viên học trung cấp hay CĐ đều có nhu cầu nâng cấp trình độ bằng con đường liên thông. Nhưng nếu con đường liên thông trắc trở sẽ làm ảnh hưởng đến chính sách phân luồng học sinh, sinh viên.

ThS Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho biết tuyển sinh liên thông là cách để các trường có thêm nguồn tuyển nhưng tương lai, nhiều trường đã tạo được uy tín có khả năng sẽ không tuyển sinh liên thông nữa mà dành toàn bộ cho hệ chính quy. Việc này sẽ thuận lợi hơn cho các trường.

ThS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, cho rằng 2 năm qua, con đường vào ĐH đối với những học sinh đã tốt nghiệp THPT rất rộng mở nhưng nhiều em vẫn chọn học CĐ hay trung cấp vì nhà nghèo nên muốn học nhanh ra trường tìm việc làm để có thu nhập rồi học lên cao... “Nếu con đường liên thông bị tắc sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nâng cao trình độ của các em cũng như ảnh hưởng đến tình hình tuyển sinh của trường CĐ” - ông Lâm lo ngại.

Theo TS Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, ngay khi làm việc về vấn đề chuyển hệ thống trường CĐ, trung cấp sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông đã đặt vấn đề phải tạo điều kiện tối đa cho việc liên thông dọc nhưng việc này sau đó được trả lời là phải đợi Thủ tướng quyết định. Theo TS Thành, việc chuyển đổi chương trình như thế nào không phải là vấn đề lớn ảnh hưởng tới liên thông bởi khi liên thông lên ĐH, các trường sẽ xem xét sinh viên còn thiếu gì để bổ sung. Vấn đề hiện nay là Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Giáo dục - Đào tạo không tìm được tiếng nói chung. “Nếu con đường liên thông gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ giáo dục nghề nghiệp” - TS Thành lo ngại.

Huy Lân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Sôi nổi phiên tòa giả định xử xâm hại trẻ em

Sáng 10-4, hàng trăm học sinh Trường THCS Trần Văn Ơn (phường Đa Kao, quận 1, TP HCM) tham gia phiên tòa giả định về chủ đề "Xâm hại tình dục đối với trẻ em" diễn ra tại trường.

 Phiên tòa giả định diễn ra tại Trường THCS Trần Văn Ơn về án Dâm ô với trẻ em.

Phiên tòa giả định diễn ra tại Trường THCS Trần Văn Ơn về án "Dâm ô với trẻ em".

Phiên tòa này do các luật sư của Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM phối hợp với lãnh đạo trường thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của các em về tinh thần thượng tôn pháp luật cũng như cách bảo vệ bản thân khỏi bị kẻ xấu dâm ô, xâm hại.

Nội dung phiên tòa giả định vụ án "Dâm ô với trẻ em" là trường hợp bé gái 10 tuổi bị người tình của mẹ xâm hại. Trong một lần, người cha dượng dẫn con bé gái ra ngoài chơi, rồi đi nhậu với bạn. Sau khi nhậu say, gã này đã đưa con gái về nhà riêng rồi ôm bé ngủ, sau đó có hành vi sờ soạng bé. Đến sáng hôm sau, người mẹ nghe con gái kể lại mới đi tố giác với cơ quan chức năng.

Trong suốt phiên tòa, các luật sư vào vai diễn giả định đã xét hỏi, đối đáp có phần kịch tính để làm rõ hành vi phạm tội "Dâm ô với trẻ em". Từ đó, các luật sư hướng dẫn cho học sinh cách phát hiện và bảo vệ bản thân trước những hành vi dâm ô.

 Nhiều học sinh chăm chú theo dõi phiên tòa giả định.

Nhiều học sinh chăm chú theo dõi phiên tòa giả định.

 Một nam sinh hỏi luật sư về mức xử phạt đối với các hành vi dâm ô, xâm hại trẻ em.

Một nam sinh hỏi luật sư về mức xử phạt đối với các hành vi dâm ô, xâm hại trẻ em.

Khi kết thúc phiên tòa, rất nhiều học sinh đã mạnh dạn trao đổi, thắc mắc về các hành vi xâm hại tình dục. Em Lê Khanh (lớp 9) hỏi: "Nếu trường hợp đối tượng dâm ô, xâm hại tình dục là trẻ em, chưa thành niên thì sẽ bị xử lý như thế nào?"

Luật sư Trương Thị Hòa giải đáp: "Với những trường hợp đối tượng dâm ô, xâm hại tình dục là trẻ em, chưa đủ tuổi thành niên sẽ được đưa vào trung tâm giáo dục giáo dưỡng để tăng cường nhận thức pháp luật. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng phải có một phần trách nhiệm".

Bên cạnh đó, nhiều em cũng hỏi về cách bảo vệ bản thân trước các hành vi dâm ô, xâm hại. Nhiều em băn khăn về trách nhiệm của người lớn khi trẻ vị thành niên bị xâm hại. Thông qua đó, các vấn đề về giáo dục giới tính, trách nhiệm quan tâm chăm sóc con cái của các bậc phụ huynh được nhấn mạnh.

Quốc Chiến

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Chứng chỉ ngoại ngữ: Món nợ khó trả!

Thực hiện Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, nhiều trường ĐH đã áp dụng chuẩn đầu ra ngoại ngữ trình độ bậc 3 (tương đương trình độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu) đối với sinh viên (SV) năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp. Tuy nhiên, chuẩn đầu ra giữa các trường mạnh ai nấy làm. Nhiều SV vẫn bị treo bằng tốt nghiệp ĐH vì chưa đạt chứng chỉ ngoại ngữ tương đương.

Chật vật với chứng chỉ ngoại ngữ

Dù đã hoàn thành 4 năm ĐH nhưng L.Q.Đ, SV Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM, vẫn chưa thể nhận bằng tốt nghiệp vì còn nợ chứng chỉ ngoại ngữ. “Trong thời gian chờ thi lại, mình đã đăng ký ôn luyện ở trung tâm ngoại ngữ bên ngoài để nâng cao kiến thức. Vì bắt đầu học tiếng Anh quá muộn nên giờ mình phải chật vật, thi lần hai rồi vẫn thiếu điểm” - Q.Đ phân trần.

T.T, SV năm cuối Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cũng bỏ lỡ một đợt xét tốt nghiệp vì chưa có chứng chỉ ngoại ngữ. T. cho biết đã hoàn thành học phần ngoại ngữ bắt buộc trong trường nhưng đợt thi đầu ra vừa rồi vẫn chưa đạt.

Sinh viên Trường ĐH Văn Hiến tìm cơ hội thực hành ngoại ngữ với du khách nước ngoài Ảnh: TẤN THẠNH

Sinh viên Trường ĐH Văn Hiến tìm cơ hội thực hành ngoại ngữ với du khách nước ngoài Ảnh: TẤN THẠNH

Nhằm nâng cao chất lượng đầu ra, giảm tỉ lệ SV ra trường không có việc làm vì trình độ ngoại ngữ thấp, những năm gần đây, nhiều trường ĐH tại TP HCM như Nông Lâm, Ngân hàng, Luật, Mở, Sư phạm Kỹ thuật đã đồng loạt áp dụng chuẩn ngoại ngữ đầu ra trình độ bậc 3 hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương đối với SV tốt nghiệp. Đây là một trong những lý do khiến nhiều SV không tốt nghiệp đúng hạn. Mỗi khóa tại Trường ĐH Mở TP HCM, tỉ lệ SV tốt nghiệp đúng hạn chỉ 40%-50%, khoảng 20% SV chưa tốt nghiệp vì chưa có chứng chỉ ngoại ngữ.

ThS Đào Đức Tuyên, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho biết nhằm tăng khả năng xin việc của SV sau khi ra trường, từ năm 2008, trường áp dụng thêm chuẩn đầu ra ngoại ngữ không chuyên tương đương trình độ bậc 3 đối với SV khi xét tốt nghiệp bậc ĐH hệ đào tạo chính quy.

“Đối với chuẩn này, số SV không đạt được chuẩn đầu ra ngoại ngữ nhiều hơn trước đây.Điều đó kéo theo tỉ lệ SV tốt nghiệp ra trường thấp hơn so với trước khi áp dụng chuẩn đầu ra này” - thầy Tuyên giải thích.

Theo PGS-TS Lê Sỹ Đồng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, chuẩn đầu ra quy định mức TOEIC đạt 530 điểm cũng gây khó khăn cho nhiều SV, học để thi với chi phí khá đắt đỏ. Do đó, tỉ lệ SV thiếu chứng chỉ khi xét tốt nghiệp là đáng kể.

Dạy học ngoại ngữ vẫn xa chuẩn đầu ra

Thực tế cho thấy muốn nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường ĐH không phải là điều dễ dàng. Trong nhiều năm gần đây, quá trình đổi mới đào tạo ngoại ngữ vẫn là một bài toán nan giải. Việc giảng dạy trong các trường ĐH không chuyên ngữ chưa thể đáp ứng được nhu cầu đặt ra.

Các doanh nghiệp vẫn phàn nàn thời lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường không đủ để 100% SV tốt nghiệp có trình độ mà xã hội yêu cầu. Trên thực tế, nhiều SV năm nhất có điểm bình quân ngoại ngữ chưa đạt đến 350 điểm TOEIC. Với mức điểm này, SV cần hơn 400 tiết đào tạo để đáp ứng được chuẩn đầu ra ngoại ngữ ở mức 400 đến 500 điểm TOEIC. Chương trình đào tạo trong trường ĐH chỉ giúp giảm khoảng cách với chuẩn đầu ra nhưng khó đạt chuẩn.

ThS Đào Đức Tuyên cho hay chương trình chính khóa của Trường ĐH Nông Lâm TP HCM hiện nay áp dụng học 7 tín chỉ ngoại ngữ, tương đương 105 tiết học trên lớp. Việc học tín chỉ này chỉ giúp SV giảm bớt khoảng cách với chuẩn đầu ra.

“Chương trình mới đòi hỏi nội dung tăng lên nhưng thời lượng đào tạo giảm đi. Như vậy, phải cân nhắc bớt và tăng nội dung gì khi thời gian chương trình đào tạo giảm xuống. Ngoài việc dạy ngoại ngữ cơ bản, nhà trường yêu cầu chỉ đào tạo ngoại ngữ chuyên sâu với điều kiện SV phải có trình độ căn bản tương đương TOEIC 350” - PGS-TS Lê Sỹ Đồng nêu thực tế. Ông cho rằng việc học ngoại ngữ như mưa dầm thấm lâu, không chỉ học một số tiết trên giảng đường mà SV phải học đầy đặn và có mục tiêu.

Theo đại diện các trường, một trong những lý do khiến SV không đạt được chuẩn ngoại ngữ đầu ra khi chương trình dạy trong nhà trường được đổi mới là do ý thức học tập và tự giác chưa cao. Nhiều SV có tâm lý chủ quan, đợi nước đến chân rồi mới nhảy.

Để tạo điều kiện cho SV đạt được chuẩn đưa ra, hầu hết các trường thực hiện việc kiểm tra, phân loại đầu vào ngoại ngữ đối với SV năm nhất chưa có chứng chỉ ngoại ngữ. Qua kiểm tra, phân loại, trường sẽ tiếp tục đào tạo và tư vấn cho SV ngay từ khi vừa bắt đầu.

Không nên áp dụng một loại chứng chỉ

Theo PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mở TP HCM, cần cho SV tiếp cận chuẩn đầu ra ngay từ năm nhất để họ có sự chuẩn bị từ đầu; khuyến khích SV theo học các khóa tại những trung tâm song song với học các lớp đào tạo trong trường.

PGS-TS Lê Sỹ Đồng cũng cho rằng không nên chỉ áp dụng một loại chứng chỉ ngoại ngữ. Nếu SV đã đạt được một loại chứng chỉ nào đó ở trình độ nhất định thì đối chiếu xem có tương đương với chuẩn ngoại ngữ của trường không, chỉ cần SV sau khi ra trường có vốn ngoại ngữ để áp dụng tốt cho công việc.

CHÂU ĐOAN

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Học lập trình miễn phí với robot

Mặc dù có kích thước chỉ bằng một đứa trẻ nhưng NAO được trang bị nhiều cảm biến, có khả năng nhận dạng giọng nói, hình ảnh, khả năng biểu cảm, sao chép hành vi của con người và có thể nói 19 loại ngôn ngữ khác nhau.

Học viên làm quen với robot

Học viên làm quen với robot

Lớp học này nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đến cấu trúc và lập trình điều khiển tương tác thông minh cho robot NAO. Nội dung môn học xoay quanh những vấn đề giao tiếp người - máy thông qua các hệ thống cảm biến gồm: lập trình thu nhận và điều khiển tín hiệu cảm biến, lập trình điều khiển chuyển động, lập trình xử lý âm thanh, hình ảnh và giới thiệu các mô hình ứng dụng thực tế của robot NAO.

Lớp học sẽ khai giảng vào sáng 16-4 dành cho các học viên từ 13 đến 18 tuổi, có kiến thức cơ bản về lập trình, đam mê sáng tạo robot và định hướng nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trong tương lai. Ngoài việc được tham gia khóa học miễn phí, học viên còn có cơ hội thể hiện những ý tưởng sáng tạo thực tiễn thông qua bài đồ án cuối khóa do các giảng viên, sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hướng dẫn và giảng dạy.

Đăng ký khóa học tại website: http://ift.tt/2fcRjOs

Tin-ảnh: Q.Vũ

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)ĐH Bách Khoa TP HCM tổ chức thi năng khiếu cho ngành kiến trúc

Theo đó, thí sinh có nguyện vọng vào ngành kiến trúc, ngoài việc đăng ký dự thi THPT và đăng ký xét tuyển từ ngày 1 đến 20-4 như các ngành khác thì cần đăng ký dự thi môn năng khiếu do Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP HCM tổ chức.

Ngành kiến trúc có 60 chỉ tiêu, tổ hợp môn xét tuyển là V00 (Toán, Lý, Năng khiếu vẽ) và V01 (Toán, Văn, Năng khiếu vẽ). Thí sinh phải dự thi môn Năng khiếu (Vẽ đầu tượng và Bố cục tạo hình) do trường tổ chức (không sử dụng kết quả môn Năng khiếu từ các trường khác). Năm nay không nhân 2 điểm môn Toán như các năm trước và điều kiện để xét tuyển là điểm môn Năng khiếu phải đạt tối thiểu là 5. Chi tiết TẠI ĐÂY

Bài thi Năng khiếu này gồm 2 phần thi, phần 1 là Vẽ đầu tượng, phần 2 là Bố cục tạo hình. Thời gian làm bài là 240 phút. Chi tiết TẠI ĐÂY

H.Lân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Ít thí sinh đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết tính đến ngày 7-4, đã có 64.684 thí sinh đăng ký dự thi, 48.158 thí sinh đăng ký xét tuyển (74,45%), 4.779 thí sinh tự do (7,39%); 29.269 thí sinh đăng ký bài thi khoa học tự nhiên (45,25%), 29.114 thí sinh đăng ký bài thi khoa học xã hội (45,01%) và 5.505 thí sinh đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp (8,51%).

Bài thi khoa học tự nhiên chiếm ưu thế

Tại TP HCM, bà Trần Thị Kim Quy, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Bình, cho biết đến lúc này, hầu hết học sinh (HS) khối 12 của trường (350 HS) đều đã nộp hồ sơ dự thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển ĐH. Kết quả cho thấy có 90% HS đăng ký thi 1 môn tự chọn cùng với 3 môn thi bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ; 10% HS đăng ký cả 2 bài thi tự chọn. Số HS đăng ký bài thi khoa học tự nhiên chiếm ưu thế với 300 em. Có 2 loại thí sinh đăng ký cả 2 bài thi tự chọn, gồm: HS giỏi và HS trung bình không tự tin vào môn tự chọn nào.

Theo ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, trường chưa thu nhận hồ sơ của HS nên chưa có kết quả tình hình đăng ký nguyện vọng. Tuy nhiên, từ kết quả đăng ký ôn tập cho thấy có 100/400 HS chọn bài thi khoa học xã hội, còn lại chọn thi bài khoa học tự nhiên. Với 3 môn bắt buộc là toán, văn, tiếng Anh thì HS đã đăng ký được 1 khối và 1 bài thi còn lại cũng đủ để HS đăng ký nhiều tổ hợp, nhiều nguyện vọng.

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia 2017 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 10, TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia 2017 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 10, TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

Ông Trần Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, cho biết số HS đăng ký bài thi tổ hợp môn khoa học xã hội chiếm 1/3 tổng số HS toàn trường, không có HS nào đăng ký thi cả 2 bài thi tự chọn.

Tại Hà Nội, theo ghi nhận ban đầu, năm nay phần nhiều thí sinh chọn bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên, số thí sinh đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp cũng rất ít.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Hiệu trưởng Trường THPT Chương Mỹ A, cho biết 100% thí sinh lớp 12 của trường đã hoàn thành việc nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia và không có bất cứ sai sót nào.

Cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, cho biết trường có 284/460 HS có nguyện vọng đăng ký bài thi khoa học tự nhiên. Trường THPT Cầu Giấy cũng có trên 300/456 HS đăng ký bài thi khoa học tự nhiên.

Theo ông Vũ Trí Thức, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đăng Ninh, phần lớn thí sinh chọn bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên. Thí sinh của Trường THPT Chương Mỹ A cũng có lựa chọn tương tự.

Thí sinh của các trường THPT Việt Đức, Lê Quý Đôn, Kim Liên... nghiêng về lựa chọn bài thi tổ hợp.

Chủ yếu đăng ký 2-3 nguyện vọng

Năm nay, dù HS không bị giới hạn số lượng nguyện vọng nhưng bà Trần Thị Kim Quy cho biết HS Trường THPT Thanh Bình chỉ đăng ký 2-3 nguyện vọng, số đăng ký 5 nguyện vọng không nhiều. Nguyên nhân có thể do các em đã lựa chọn ngành, trường kỹ. Ngoài ra, các em vẫn có thể dùng kết quả học bạ THPT để xét tuyển ĐH.

Theo ông Trần Anh Dũng, đa phần HS Trường THPT Nhân Việt đăng ký khoảng 4 nguyện vọng xét tuyển ĐH nhưng cũng có HS đăng ký tới 9 nguyện vọng.

Trong khi đó, ông Vũ Trí Thức cho hay đến thời điểm này, khoảng 70% HS lớp 12 của Trường THPT Trần Đăng Ninh đã nộp hồ sơ. “Chúng tôi tổ chức tập huấn rất kỹ cho giáo viên để phổ biến quy chế đến HS. Chúng tôi cũng yêu cầu các thí sinh tìm hiểu thật kỹ đề án tuyển sinh đã được công bố trên trang thông tin điện tử của các trường ĐH và tại Cổng Thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo để có thông tin chính xác nhất. Tuy nhiên, vì hướng dẫn thu lệ phí xét tuyển của các trường ĐH còn chưa rõ nên một số thí sinh băn khoăn” - ông Thức lý giải.

Vẫn còn nhiều sai sót

Một số trường phản ánh những ngày đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi, một số thí sinh có sai sót như kê khai nguyện vọng đăng ký dự thi chưa chính xác về mã trường, mã ngành, mã tổ hợp xét tuyển (ví dụ mã ngành trình độ ĐH vẫn dùng D mà không dùng 52, trình độ CĐ vẫn dùng C mà không dùng 51 ở đầu mã ngành). Nguyên nhân là do những thí sinh này tham khảo, sử dụng các tài liệu, nguồn thông tin hướng dẫn thi và tuyển sinh không chính thống. Rút kinh nghiệm từ những sai sót này, các trường đã nhắc nhở thí sinh cần tìm hiểu rõ thông tin tuyển sinh của trường có nguyện vọng đăng ký, trong đề án tuyển sinh của từng trường.

Huy Lân - Yến Anh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Tăng bài báo quốc tế đối với GS, PGS?

Dự thảo quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Chức danh GS, PGS lấy ý kiến rộng rãi đã nhận được nhiều góp ý.

Quá ít bài báo khoa học

Theo điểm mới nhất của dự thảo, với tiêu chuẩn chức danh GS, đến năm 2019, ứng viên thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 2 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus hoặc ít nhất 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và 1 quyển hay chương sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới hoặc ít nhất 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và 1 bằng độc quyền sáng chế.

 PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, trao bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh của Trường ĐH Bách khoa TP Ảnh: Tấn Thạnh

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, trao bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh của Trường ĐH Bách khoa TP Ảnh: Tấn Thạnh

Ứng viên thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 1 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus. Từ năm 2020, ứng viên phải có thêm ít nhất 1 bài báo khoa học theo quy định.

Góp ý cho dự thảo này, nhiều nhà khoa học kiến nghị tăng số bài báo lên vì quy định như vậy là quá ít. Trong văn bản chính thức góp ý dự thảo, Viện Toán học cho rằng cần nâng chuẩn đối với GS, PGS nhóm ngành khoa học tự nhiên. Cụ thể, đối với PGS, bài ISI ít nhất phải gấp đôi - tức là nên nâng lên thành 4 bài. GS không phải là 2 lần PGS nên việc quy định ít nhất có 8 bài ISI cũng không có gì là quá đáng. Con số này cao hơn nhiều lần so với dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

GS Nguyễn Đình Đức, ĐHQG Hà Nội, cũng cho rằng tiêu chuẩn về bài báo khoa học mà dự thảo đưa ra là thấp so với mặt bằng PGS, GS của các nước trên thế giới. Việt Nam cần có lộ trình và tiêu chí phù hợp với từng ngành mới khả thi.

GS Đức nhấn mạnh các cơ sở đào tạo ĐH ngày càng có nhiều GS, PGS chất lượng cao thì sẽ càng có uy tín và tăng xếp hạng của cơ sở giáo dục ĐH đó. Có nhiều GS, PGS mà chất lượng không cao, các tiêu chí quá thấp so với thế giới thì lại phản tác dụng.

Có nên ưu ái khối ngành xã hội?

Liên quan đến các tiêu chuẩn về bài báo quốc tế, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng việc công bố công trình quốc tế là một yêu cầu khó và là bước ngoặt so với yêu cầu hiện hành.

Theo GS Thi, đối với các nhà toán học, nhà khoa học về lĩnh vực tự nhiên, việc phải có các bài báo không phải là vấn đề khó khăn vì từ lâu, họ đã đạt được yêu cầu tương tự. Thế nhưng, đối với nhiều môn khoa học khác, đặc biệt là khoa học xã hội, nếu yêu cầu phải có bài báo khoa học quốc tế ngay thì rất khó. GS Thi cho rằng yêu cầu này là đúng song cần phân loại chuyên ngành, đối tượng, lộ trình cho phù hợp theo hướng quốc tế hóa.

GS Nguyễn Đình Đức nhìn nhận việc xem xét tính đặc thù của từng ngành là cần thiết. Năm qua, Hội đồng Ngành vật lý và cơ học có 100% ứng viên GS và PGS đều công bố bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI. Với một số hội đồng ngành như toán học, vật lý, hóa học và cơ học..., có thể đề xuất mặt bằng tiêu chí cao hơn mặt bằng chung, điều này cũng sát và phù hợp với thực tế ở Việt Nam.

GS Đức lưu ý ở các nước tiên tiến, nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ phải công bố được tối thiểu 2 bài báo trên tạp chí ISI uy tín và không có ngoại lệ với bất kỳ ngành nào. Chính vì vậy, với nghiên cứu sinh khối ngành khoa học xã hội - nhân văn, kinh tế, luật…, thời gian làm luận án tiến sĩ thường kéo dài hơn so với nghiên cứu sinh khối khoa học tự nhiên - công nghệ.

Tuy nhiên, xu hướng ở Việt Nam thì ngược lại. Số nghiên cứu sinh khối khoa học xã hội - nhân văn, kinh tế, luật nhiều gấp khoảng 4 lần khối khoa học tự nhiên - công nghệ và cũng thường kết thúc luận án đúng hạn nhanh, nhiều hơn. Vì vậy, theo GS Đức, việc nâng cao chất lượng và tiêu chí GS, PGS với cả các ngành thuộc khối khoa học xã hội - nhân văn, kinh tế, luật là cần thiết.

Báo cáo khoa học khác bài báo khoa học

Bộ Khoa học - Công nghệ khi góp ý cho dự thảo này cho rằng không nên quy định báo cáo khoa học tại hội thảo quốc gia là bài báo khoa học. Bởi lẽ, các bài báo khoa học cần được công bố tại những tạp chí khoa học uy tín, có biên tập, thẩm định và phản biện chuyên sâu.

Trường hợp có tính đặc thù đối với một số nhóm ngành thì nên quy định theo hướng: Giao cho hội đồng chuyên ngành có trách nhiệm thẩm định bài báo cáo tại hội thảo quốc gia, có đáp ứng tiêu chí là bài báo khoa học hay không.

YẾN ANH

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Tránh sai sót khi đăng ký tổ hợp

Theo ông Nghĩa, để tránh những sai sót khi nộp hồ sơ, thí sinh cần lưu ý: Học sinh đang học lớp 12 phải đăng ký thi đủ các môn thành phần của bài thi tổ hợp. Chỉ có thí sinh tự do đã tốt nghiệp hoặc thí sinh được bảo lưu điểm thi theo quy định của quy chế mới được chọn các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp.

Thí sinh giáo dục thường xuyên không phải thi môn ngoại ngữ để xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, các thí sinh này vẫn có thể đăng ký dự thi môn ngoại ngữ để sử dụng kết quả trong xét tuyển vào các trường.

Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế còn hiệu lực theo quy định, để được miễn thi (đạt điểm tối đa) môn này khi xét tốt nghiệp thì cần phải điền đầy đủ thông tin trong mục 15 của phiếu đăng ký dự thi. Tuy nhiên, để có thể đăng ký xét tuyển vào các tổ hợp xét tuyển sử dụng kết quả môn ngoại ngữ, thí sinh cần xem đề án tuyển sinh của trường dự định đăng ký. Nếu trường không thực hiện chính sách xét tuyển môn ngoại ngữ với chứng chỉ quốc tế, thí sinh phải đăng ký dự thi môn này để đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ (đồng thời đăng ký miễn thi môn ngoại ngữ để xét tốt nghiệp).

Thí sinh đăng ký sơ tuyển (vào các trường khối công an, quân đội, năng khiếu) cần sử dụng thống nhất số chứng minh nhân dân khi đăng ký dự thi và đăng ký sơ tuyển.

Khi đăng ký xét tuyển, thí sinh cần lưu ý điền chính xác thông tin về ưu tiên trong tuyển sinh, thông tin về mã trường, mã ngành và mã tổ hợp để xét tuyển phải phù hợp với môn thi đã đăng ký.

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 3 bài bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và tự chọn 1 trong số 2 bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Thí sinh có thể đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp. Trong trường hợp này, điểm bài thi nào cao hơn sẽ được tính để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đã đăng ký dự thi bài thi tổ hợp nào thì phải dự thi hết các môn thành phần của bài thi tổ hợp đó, kể cả trường hợp đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp. Nếu thí sinh đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp mà không dự thi 1 bài sẽ bị coi là bỏ thi bài đã đăng ký để xét tốt nghiệp và vì vậy sẽ không được xét công nhận tốt nghiệp.

Thực tế, các trường ĐH thường dùng nhiều tổ hợp để xét tuyển vào một ngành và có quy định cụ thể về cách xét tuyển giữa các tổ hợp này. Để tăng khả năng trúng tuyển, thí sinh có thể đăng ký nhiều tổ hợp để xét tuyển vào một ngành. Tuy nhiên, cần lưu ý một tổ hợp là một nguyện vọng, nên đặt tổ hợp gồm các môn thi mà thí sinh có ưu thế ở thứ tự ưu tiên cao hơn.

Hiện nay, thí sinh chưa có kết quả thi nên các em cần chọn trường theo 3 nhóm: nhóm trường cao hơn năng lực trung bình của mình một chút, nhóm trường hoàn toàn phù hợp với năng lực của mình và nhóm thấp hơn so với năng lực để phòng những rủi ro khi thi cử. Ngoài ra, thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng cũng cần cân nhắc kỹ. Về cơ bản, nguyện vọng thí sinh yêu thích hơn sẽ được đặt lên trên để đạt được các mục đích vừa nêu.

Lan Anh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Báo Người Lao Động Online

Tạo hình cho Đặc khu Bắc Vân Phong

Tạo hình cho Đặc khu Bắc Vân Phong

Trong 4 đề xuất ưu tiên có phát triển công nghiệp cảng biển, logistics quốc tế để trở thành trung tâm thương mại hàng hóa và cảng biển quốc tế; phát triển công nghiệp dịch vụ tài chính ngân hàng, quỹ đầu tư, bảo hiểm để trở thành trung...

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

(Kênh giáo dục)Câu hỏi "số lần phá thai" trong hồ sơ sức khoẻ học sinh tiểu học

 Một phần trong Hồ sơ quản lý sức khoẻ cá nhân của học sinh được phát cho học sinh tiểu học

Một phần trong Hồ sơ quản lý sức khoẻ cá nhân của học sinh được phát cho học sinh tiểu học

Nhiều phụ huynh có con theo học tại một số trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) phản ánh nhà trường yêu cầu phụ huynh khai Hồ sơ quản lý sức khoẻ cá nhân của học sinh với những câu hỏi “không bình thường” với học sinh tiểu học.

Theo đó, hồ sơ có các câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn như: "Có hút thuốc lá, lào không?", "Uống rượu bia thường xuyên không?", "Sử dụng ma túy không?”…, thậm chí ở mục 7 về sức khoẻ và các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, còn có các câu học sinh không hề biết như "Biện pháp tránh thai đang dùng?", "Kỳ có thai cuối cùng?", "Số lần có thai?", "Số lần sảy thai?", "Số lần phá thai?"...

Hiệu trưởng một trường tiểu học cho hay đây là văn bản do Phòng Y tế quận Cầu Giấy phát hành, yêu cầu nhà trường phối hợp để điền thông tin, sau đó cử cán bộ lên quận nhập dữ liệu. Hiệu trường này cũng cho hay, khi thắc mắc về nội dung câu hỏi không phù hợp với học sinh tiểu học thì được giải thích là mẫu số chung dành cho học sinh từ tiểu học đến THPT.

Trao đổi với báo chí, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trịnh Thị Dung cũng thừa nhận những câu hỏi trên là chưa hợp lý đối với các em học sinh. Bà Dung cho biết đây là những câu hỏi theo mẫu ở Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11-3-2017 của Bộ Y tế về ban hành Mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. “Với những câu hỏi không liên quan, các bậc phụ huynh không cần phải trả lời. Đối với những điểm bất hợp lý, hiện tại, UBND quận đã có báo cáo gửi các đơn vị chức năng sửa chữa bổ sung cho phù hợp với từng lứa tuổi” - bà Dung cho biết.

Ngày 11-4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cũng đã ký văn bản về vấn đề phiếu điều tra sức khỏe của nhà trường khai thác thông tin liên quan đến sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đối với học sinh tiểu học đang được dư luận quan tâm. Theo đó, mẫu phiếu khai để cập nhật thông tin hồ sơ sức khoẻ cá nhân do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 831/QĐ-BYT. Do sơ suất, Phòng Y tế các quận, huyện đã không có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách khai phiếu cho từng nhóm đối tượng theo yêu cầu của Sở Y tế trước đó. Vì vậy, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị trong việc thu thập thông tin tiền sử sức khỏe của nhân dân trong việc lập hồ sơ sức khỏe cần có hướng dẫn cụ thể theo từng loại đối tượng cho phù hợp, bảo đảm chất lượng và tránh sự hiểu lầm của người dân.

Yến Anh - Ngọc Dung

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

(Kênh giáo dục)Xóa sổ hệ liên thông?

Tiến sĩ Nguyễn Phương, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết những năm qua, trường tuyển sinh hệ đào tạo liên thông từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia nhưng không được nhiều. Năm nay, trường tổ chức thi tuyển sinh liên thông riêng nhưng khả năng 1-2 năm tới, trường ngưng tuyển sinh liên thông. Nhiều trường ĐH khác cũng dự kiến sẽ không duy trì hệ đào tạo này.

Đổi chủ quản, liên thông ỉu xìu

TS Nguyễn Phương cho biết lâu nay khi các trường CĐ còn trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chương trình không khác nhiều so với ĐH và các trường cũng đã xây dựng chương trình đào tạo hệ liên thông. Nhưng 2-3 năm tới, muốn tuyển sinh hệ liên thông thì trường phải xây dựng lại chương trình đào tạo cho phù hợp. “Nghiên cứu chương trình CĐ nghề để xây dựng chương trình đào tạo liên thông ĐH mất rất nhiều thời gian trong khi hiệu quả mang lại không nhiều” - TS Phương nói và cho biết tới đây, trường sẽ dành toàn bộ chỉ tiêu để tuyển sinh cho hệ đào tạo 4 năm chứ không tuyển sinh hệ liên thông chính quy.

TS Phan Ngọc Minh, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, cho biết vài năm nay, mỗi năm trường dành khoảng 200 chỉ tiêu để tuyển sinh hệ liên thông chính quy nhưng kết quả tuyển sinh cũng không tốt. Đối tượng tuyển sinh hệ chính quy liên thông vẫn là sinh viên đã tốt nghiệp CĐ chuyên nghiệp chứ không tuyển sinh viên của trường CĐ nghề. Trong 2 năm tới, những sinh viên CĐ thuộc chương trình tuyển sinh của Bộ GD-ĐT vẫn còn nên trường vẫn duy trì tuyển sinh liên thông, còn sau đó thì trường đang xem xét và chờ các hướng dẫn của cấp trên.

Thí sinh nộp hồ sơ thi liên thông tại một trường ĐH Ảnh: TẤN THẠNH

Thí sinh nộp hồ sơ thi liên thông tại một trường ĐH Ảnh: TẤN THẠNH

PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, thông tin 3 năm nay, trường đã không tuyển sinh hệ đào tạo liên thông chính quy mà chỉ đào tạo hệ liên thông vừa học vừa làm. Tới đây, trường phải xây dựng lại chương trình dù tuyển sinh hệ này rất ít ỏi.

TS Nguyễn Chí Thông, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho biết hiện nay trường chỉ tuyển sinh liên thông ngành kỹ thuật cơ khí cho sinh viên tốt nghiệp CĐ ngành bảo dưỡng công nghiệp của trường. Trường không tuyển sinh liên thông cho đối tượng sinh viên bên ngoài.

Con đường học lên cao sẽ trắc trở

Dù học sinh, sinh viên học trung cấp hay CĐ đều có nhu cầu nâng cấp trình độ bằng con đường liên thông. Nhưng nếu con đường liên thông trắc trở sẽ làm ảnh hưởng đến chính sách phân luồng học sinh, sinh viên.

ThS Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho biết tuyển sinh liên thông là cách để các trường có thêm nguồn tuyển nhưng tương lai, nhiều trường đã tạo được uy tín có khả năng sẽ không tuyển sinh liên thông nữa mà dành toàn bộ cho hệ chính quy. Việc này sẽ thuận lợi hơn cho các trường.

ThS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, cho rằng 2 năm qua, con đường vào ĐH đối với những học sinh đã tốt nghiệp THPT rất rộng mở nhưng nhiều em vẫn chọn học CĐ hay trung cấp vì nhà nghèo nên muốn học nhanh ra trường tìm việc làm để có thu nhập rồi học lên cao... “Nếu con đường liên thông bị tắc sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nâng cao trình độ của các em cũng như ảnh hưởng đến tình hình tuyển sinh của trường CĐ” - ông Lâm lo ngại.

Theo TS Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, ngay khi làm việc về vấn đề chuyển hệ thống trường CĐ, trung cấp sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông đã đặt vấn đề phải tạo điều kiện tối đa cho việc liên thông dọc nhưng việc này sau đó được trả lời là phải đợi Thủ tướng quyết định. Theo TS Thành, việc chuyển đổi chương trình như thế nào không phải là vấn đề lớn ảnh hưởng tới liên thông bởi khi liên thông lên ĐH, các trường sẽ xem xét sinh viên còn thiếu gì để bổ sung. Vấn đề hiện nay là Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Giáo dục - Đào tạo không tìm được tiếng nói chung. “Nếu con đường liên thông gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ giáo dục nghề nghiệp” - TS Thành lo ngại.

Huy Lân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Sôi nổi phiên tòa giả định xử xâm hại trẻ em

Sáng 10-4, hàng trăm học sinh Trường THCS Trần Văn Ơn (phường Đa Kao, quận 1, TP HCM) tham gia phiên tòa giả định về chủ đề "Xâm hại tình dục đối với trẻ em" diễn ra tại trường.

 Phiên tòa giả định diễn ra tại Trường THCS Trần Văn Ơn về án Dâm ô với trẻ em.

Phiên tòa giả định diễn ra tại Trường THCS Trần Văn Ơn về án "Dâm ô với trẻ em".

Phiên tòa này do các luật sư của Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM phối hợp với lãnh đạo trường thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của các em về tinh thần thượng tôn pháp luật cũng như cách bảo vệ bản thân khỏi bị kẻ xấu dâm ô, xâm hại.

Nội dung phiên tòa giả định vụ án "Dâm ô với trẻ em" là trường hợp bé gái 10 tuổi bị người tình của mẹ xâm hại. Trong một lần, người cha dượng dẫn con bé gái ra ngoài chơi, rồi đi nhậu với bạn. Sau khi nhậu say, gã này đã đưa con gái về nhà riêng rồi ôm bé ngủ, sau đó có hành vi sờ soạng bé. Đến sáng hôm sau, người mẹ nghe con gái kể lại mới đi tố giác với cơ quan chức năng.

Trong suốt phiên tòa, các luật sư vào vai diễn giả định đã xét hỏi, đối đáp có phần kịch tính để làm rõ hành vi phạm tội "Dâm ô với trẻ em". Từ đó, các luật sư hướng dẫn cho học sinh cách phát hiện và bảo vệ bản thân trước những hành vi dâm ô.

 Nhiều học sinh chăm chú theo dõi phiên tòa giả định.

Nhiều học sinh chăm chú theo dõi phiên tòa giả định.

 Một nam sinh hỏi luật sư về mức xử phạt đối với các hành vi dâm ô, xâm hại trẻ em.

Một nam sinh hỏi luật sư về mức xử phạt đối với các hành vi dâm ô, xâm hại trẻ em.

Khi kết thúc phiên tòa, rất nhiều học sinh đã mạnh dạn trao đổi, thắc mắc về các hành vi xâm hại tình dục. Em Lê Khanh (lớp 9) hỏi: "Nếu trường hợp đối tượng dâm ô, xâm hại tình dục là trẻ em, chưa thành niên thì sẽ bị xử lý như thế nào?"

Luật sư Trương Thị Hòa giải đáp: "Với những trường hợp đối tượng dâm ô, xâm hại tình dục là trẻ em, chưa đủ tuổi thành niên sẽ được đưa vào trung tâm giáo dục giáo dưỡng để tăng cường nhận thức pháp luật. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng phải có một phần trách nhiệm".

Bên cạnh đó, nhiều em cũng hỏi về cách bảo vệ bản thân trước các hành vi dâm ô, xâm hại. Nhiều em băn khăn về trách nhiệm của người lớn khi trẻ vị thành niên bị xâm hại. Thông qua đó, các vấn đề về giáo dục giới tính, trách nhiệm quan tâm chăm sóc con cái của các bậc phụ huynh được nhấn mạnh.

Quốc Chiến

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!