Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)Tiếp tục điều chỉnh thi THPT đến năm 2020

Báo cáo về tình hình giáo dục gửi các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ cho biết phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm tiếp theo.

Thí sinh tự do được chọn bài thi

Từ năm 2020 trở đi, kỳ thi này được tổ chức ổn định bảo đảm sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được Chính phủ phê duyệt.

 Chấm thi THPT quốc gia năm 2016 tại Trường ĐH Sài Gòn Ảnh: Tấn Thạnh

Chấm thi THPT quốc gia năm 2016 tại Trường ĐH Sài Gòn Ảnh: Tấn Thạnh

Cũng theo ông Nhạ, việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ đã làm cho kỳ thi trở nên nhẹ nhàng, trung thực, khách quan hơn. Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng việc đổi mới phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm không ảnh hưởng đến cách dạy, cách học cũng như sự chuẩn bị từ trước của thí sinh. Các cơ sở giáo dục ĐH có thể yên tâm sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh. Những trường có yêu cầu cao, trường có ngành đặc thù, năng khiếu có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên biệt hay tổ chức thi môn năng khiếu theo quy định để lựa chọn được thí sinh vào học các ngành phù hợp.

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, đối với bài thi tổ hợp, thí sinh lớp 12 bắt buộc phải làm cả 3 môn thi trong vòng 150 phút. Đối với thí sinh tự do dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ có thể chọn thi các bài thi hoặc các môn thành phần của bài thi khoa học tự nhiên hoặc bài thi khoa học xã hội phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường ĐH, CĐ. Theo dự kiến, thí sinh tự do ra khỏi phòng ngay khi hết thời gian làm bài thi môn. Bộ GD-ĐT cũng sẽ lập hội đồng thi riêng cho thí sinh tự do. Hội đồng này sẽ sắp xếp thí sinh theo môn thi nhằm bảo đảm trật tự trong phòng thi.

Đề thi năm 2017 gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét tuyển ĐH, CĐ, nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12 THPT. Năm 2018, nội dung thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT. Từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong chương trình cấp THPT.

Phải thực hiện tốt việc làm ngân hàng đề

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết bộ đang lập ban soạn thảo đề thi trắc nghiệm cho các môn thi THPT quốc gia 2017, huy động sự tham gia của các giáo viên giỏi trên cả nước để có ngân hàng đề thi đủ lớn và chất lượng để mỗi thí sinh có một mã đề thi riêng. Theo ông Ga, Bộ GD-ĐT đã đưa ra hàng rào kỹ thuật để bảo đảm tính an toàn, nghiêm túc, khách quan cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Mỗi thí sinh làm một đề thi riêng nên dù thí sinh có ngồi cạnh nhau cũng không thể nhìn bài nhau được. Trong quá trình coi thi, ngoài những cán bộ quản lý, giáo viên các sở GD-ĐT, trường THPT, Bộ GD-ĐT cử giảng viên các trường ĐH, CĐ xuống các địa phương để phối hợp thực hiện.

Về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng về môn thi, bên cạnh 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ thì các bài thi tổ hợp các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là hợp lý để có thể đánh giá toàn diện năng lực, kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, việc tổ hợp và tiến tới tích hợp các môn thi về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cần được nghiên cứu kỹ để có lộ trình phù hợp và thống nhất kế hoạch đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở giáo dục phổ thông cũng như việc đào tạo chuyên nghiệp ở các trình độ sau THPT. Về đề thi, ủy ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện tốt công tác đề thi, nhất là ngân hàng câu hỏi thi phục vụ các bài thi trắc nghiệm khách quan, một mặt bảo đảm tính nghiêm túc, khách quan và phù hợp với chuẩn chương trình giáo dục; mặt khác, nội dung phải có tính khoa học, kích thích được tư duy sáng tạo của thí sinh, đồng thời có sự phân hóa trình độ để đo lường được kỹ năng và kiến thức của người học, phục vụ cho hai mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tin cậy cho việc tuyển sinh ĐH, CĐ.

Cần lộ trình đổi mới thi cụ thể

Về giải pháp lâu dài, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị Chính phủ tiến hành xây dựng đề án về đổi mới căn bản từ tổ chức, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và kiểm định chất lượng GD-ĐT. Việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cần có lộ trình cụ thể, bảo đảm tính khoa học, khả thi, đồng thời, cần có phương án chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện bảo đảm thực hiện.

Yến Anh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Trường ĐH Văn Hiến chào đón 2.773 tân sinh viên

(NLĐO)- Trường ĐH Văn Hiến vừa tổ chức lễ khai giảng năm học 2016-2017 và chào đón 2.773 tân sinh viên bậc CĐ và ĐH.

 Các doanh nghiệp trao học bổng cho sinh viên nhận thư cảm ơn và hoa của Trường ĐH Văn Hiến

Các doanh nghiệp trao học bổng cho sinh viên nhận thư cảm ơn và hoa của Trường ĐH Văn Hiến

Trong năm qua, số lượng sinh viên theo học tại trường tăng 34% so với năm trước đó. Chất lượng đào tạo và học tập của sinh viên ngày càng tăng với gần 30 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, 14 đề tài nghiên cứu do sinh viên/nhóm sinh viên thực hiện trong các cuộc thi như Eureka, Startup- Wheel...
PGS-TS Trần Văn Thiện, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến nhấn mạnh sự tăng trưởng số lượng sinh viên khá giỏi cũng như tỉ lệ sinh viên có việc làm trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp đạt ngưỡng 79%, minh chứng tính hiệu quả của việc tổ chức học tập và quản lý đào tạo của trường.
Hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế của trường cũng có nhiều đột phá qua việc ký kết hợp tác với hơn 20 trường ĐH, tổ chức giáo dục uy tín trên thế giới. Thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, trường đã tiếp nhận gần 40 sinh viên quốc tế đến học tập và giao lưu tại trường.
Tại lễ khai giảng, các doanh nghiệp đồng hành đã trao học bổng cho sinh viên của trường với số tiền gần 200 triệu đồng. Ngoài ra, quỹ trái tim Hùng Hậu mỗi năm tặng 2,5 tỉ đồng trao học bổng cho sinh viên Trường ĐH Văn Hiến.

H. Lân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)“Kê toa thuốc” cho bạo lực học đường

Thứ nhất, sự chuyển biến về tâm lý lứa tuổi vị thành niên với những đặc trưng riêng biệt chưa được quan tâm đúng mức. Các con đang dần định hình nhân cách, muốn thể hiện bản thân, khao khát khẳng định cái tôi cá nhân. Nhưng nếu thiếu sự định hướng cần thiết cộng hưởng với tác động của những kích thích xấu từ thế giới bên ngoài thì sẽ rất dễ lạc hướng, sa ngã.

Thứ hai, cách giáo dục trong chính mỗi gia đình sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách mỗi học sinh. Nhiều bố mẹ ít quan tâm con cái, bỏ rơi con tự “bơi” trong các mối quan hệ xã hội. Càng cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, trẻ càng có xu hướng lao vào cuộc sống ảo, loay hoay trong các mối quan hệ phức tạp, tự phân xử và tự giải quyết mâu thuẫn của chính mình. Bên cạnh đó là mầm mống bạo lực đã nảy sinh trong không ít gia đình.

Thứ ba, giáo dục trong nhà trường còn nặng về kiến thức hàn lâm, đôi khi xem nhẹ, bỏ ngỏ vai trò giáo dục nhân cách, kỹ năng sống vẫn là lý thuyết suông. Các trung tâm tư vấn tâm lý học đường ít ỏi hoạt động chưa hiệu quả, thiết thực. Mặt khác, không thể phủ nhận thực tế đáng buồn là một bộ phận người làm công tác giáo dục đã đưa lối sống thực dụng, nặng về vật chất vào môi trường sư phạm khiến trẻ mất phương hướng, niềm tin vào những giá trị tốt đẹp, bền vững.

Thứ tư, phim ảnh, truyện tranh, game online tràn ngập thị trường đầy tính bạo lực đang công kích dữ dội vào thế hệ trẻ. Các em đang thay đổi nhận thức, thái độ sống và dần xuôi theo những trào lưu tiêu cực. Đánh đấm không còn là chuyện to tát và ra tay đánh bạn, hạ nhục bạn bè trở thành một thú vui tiêu khiển của một bộ phận học sinh. Sự ảo tưởng về sức mạnh, danh tiếng làm trẻ chẳng sờn lòng, chùng tay chút nào. Mâu thuẫn từ mạng ảo dẫn đến dằn mặt, đánh đấm trong đời thực một một hệ lụy đáng buồn!

Soi rõ những “lỗ hổng” trong giáo dục thế hệ trẻ để xác định trách nhiệm, hành động của mỗi chúng ta là điều thật sự cần thiết. Nhiệm vụ tiên quyết vẫn là gia đình. Mỗi bố mẹ hãy làm bạn cũng con cái, phân định tâm lý lứa tuổi để nuôi dạy cho phù hợp. Đồng thời tránh cho trẻ tiếp xúc nhiều với các sản phẩm mang tính bạo lực cũng như phấn đấu trở thành một tấm gương chuẩn mực cho chính con cái. Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục kĩ năng sống để trẻ biết kiềm chế bản thân và nhận thức được hành động, hậu quả của mình. Xã hội hãy quản lý chặt chẽ, ngăn chặn triệt để các hành động có hại đến môi trường văn hóa…

Mai Lê

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)Hai đề án giáo dục chưa phù hợp

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có báo cáo về một số thông tin liên quan đến Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (Đề án ngoại ngữ 2020) và Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) gửi đại biểu Quốc hội; trong đó nhìn nhận lại các thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai.

Mục tiêu Đề án ngoại ngữ 2020 quá cao

Bộ GD-ĐT nhận định nhiều bộ ngành, địa phương mặc dù có kế hoạch triển khai Đề án nhưng thiếu chủ động, chưa bám sát các mục tiêu của Đề án trong quá trình triển khai. Một số mục tiêu của Đề án được đặt ra quá cao so với khả năng thực hiện, chưa phù hợp với xuất phát điểm về năng lực ngoại ngữ của người dạy, người học cũng như thực trạng dạy và học ngoại ngữ của cả nước.

Việc triển khai Đề án được tổ chức với nhiều hoạt động và yêu cầu thực hiện thống nhất trên toàn quốc, trong khi đó có sự khác biệt lớn về nhu cầu và điều kiện tổ chức dạy học ngoại ngữ giữa các vùng miền cũng như giữa các cơ sở đào tạo; quy mô người học rất lớn, trong khi năng lực và nghiệp vụ sư phạm của người dạy ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu. Đề án chưa bảo đảm về thời gian (mục tiêu đặt ra từ năm 2008 nhưng thực tế mới được triển khai chính thức từ năm 2011) và tài chính (vốn ngân sách nhà nước cấp trong giai đoạn 2008-2015 chỉ đạt 70,3% so với yêu cầu).

Học sinh một trường tiểu học tại TP HCM được dạy theo mô hình VNEN Ảnh: Tấn Thạnh

Học sinh một trường tiểu học tại TP HCM được dạy theo mô hình VNEN Ảnh: Tấn Thạnh

Để thực hiện được các mục tiêu của Đề án đã đề ra, trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, giảng viên ngoại ngữ; tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ. Rà soát, xây dựng, ban hành chương trình dạy và học ngoại ngữ thống nhất trên toàn quốc, làm cơ sở để phát triển sách giáo khoa, giáo trình, thực hiện các hoạt động kiểm tra đánh giá và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ. Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ của Việt Nam theo hướng hội nhập với chuẩn quốc tế, dựa vào nguồn lực chuyên môn trong nước và phối hợp với các chuyên gia, tổ chức tư vấn quốc tế; xây dựng trung tâm khảo thí ngoại ngữ độc lập cấp quốc gia để bảo đảm sự minh bạch, chính xác và thống nhất trong hoạt động khảo thí ngoại ngữ trên cả nước…

VNEN: Hiệu quả không như mong muốn

VNEN là dự án thực hiện theo Hiệp định viện trợ không hoàn lại ký năm 2013 giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ việc cấp vốn cho dự án. Thời gian thực hiện từ tháng 1-2013 đến hết tháng 5-2016. Dự án triển khai tại 1.447 trường tiểu học.

Bộ GD-ĐT cho rằng dự án VNEN phải triển khai đổi mới đồng bộ, trong khi điều kiện áp dụng tại một số trường học ở Việt Nam chưa chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, đội ngũ dẫn tới hiệu quả chưa được như mong muốn. Việc áp dụng mô hình chưa linh hoạt và chưa phù hợp với điều kiện của một số địa phương; việc triển khai nhân rộng đối với các trường học không thuộc danh sách thụ hưởng của dự án là chưa phù hợp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai mô hình trường học mới tại Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ một số bất cập. Lộ trình và bước đi triển khai mô hình chưa phù hợp, cán bộ quản lý và giáo viên chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng mô hình một cách máy móc; việc triển khai nóng vội, áp dụng ngay cả ở những trường còn khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học đông... dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Bộ GD-ĐT khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, bảo đảm đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh. Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, bảo đảm nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Chủ quan, nóng vội

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa có một số ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về GD-ĐT. Ủy ban đánh giá việc triển khai dự án VNEN trong thời gian qua còn chủ quan, nóng vội, chưa bám sát điều kiện thực tiễn của địa phương và cơ sở giáo dục, chưa giải quyết đầy đủ các yêu cầu cần thiết khi triển khai mô hình như: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, sách giáo khoa và tài liệu học tập, do vậy hiệu quả triển khai mô hình còn hạn chế.

Thường trực ủy ban đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo tổng kết, đánh giá đầy đủ và khách quan công tác triển khai VNEN, từ khâu xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện đến công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện và kết quả đầu ra của dự án; phân tích, đánh giá sâu sắc ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, rút kinh nghiệm, từ đó chắt lọc và phát huy những nhân tố tích cực của mô hình này.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo trong tổ chức dạy và học, rút kinh nghiệm từ việc triển khai VNEN để áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến với bước đi và cách thức thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Về việc tổ chức dạy học ngoại ngữ trong trường phổ thông, thường trực ủy ban cho rằng việc đưa nhiều ngoại ngữ vào giảng dạy trong nhà trường là xu thế tất yếu khách quan. Tuy vậy, việc triển khai mở rộng đại trà hoạt động dạy và học đối với bất kỳ một ngoại ngữ nào trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo về chương trình, tài liệu giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ một cách thực chất và hiệu quả.

Bảo Trân - Bảo Lâm

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)“Học bổng khuyến tài” trao hơn 19,1 tỉ đồng cho sinh viên

Ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch Hội Khuyến học TP HCM, cho biết sau 4 năm Hội Khuyến học Việt Nam ra đời, từ năm 2000, Hội Khuyến học TP HCM đã chính thức được thành lập. Qua 16 năm xây dựng và phát triển, Hội Khuyến học TP đã có bước trưởng thành về nhiều mặt gắn liền với phong trào học tập của nhân dân TP. Đến nay, mạng lưới hội khuyến học của TP đã được mở rộng đến 100% xã, phường, thị trấn với gần 782.000 hội viên. TP đã xây dựng được 319 trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn với khoảng 1 triệu lượt người tham gia sinh hoạt, học tập mỗi năm. Từ 5 sinh viên ban đầu được nhận học bổng của 5 ân nhân, đến nay, chương trình học bổng khuyến tài đã có 2.289 sinh viên được nhận học bổng của hơn 540 đơn vị, cá nhân với số tiền hơn 19,1 tỉ đồng. Tính đến nay, có 1.365 sinh viên được nhận học bổng này đã tốt nghiệp, trong đó có 116 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. Trong số sinh viên được nhận học bổng khuyến tài, có 2 người đã là tiến sĩ và 47 người là thạc sĩ... Nhân dịp này, 630 sinh viên hiếu học có hoàn cảnh khó khăn đã được nhận học bổng khuyến tài với tổng số tiền hơn 1,8 tỉ đồng.

Học sinh nhận học bổng khuyến tài năm 2016

Học sinh nhận học bổng khuyến tài năm 2016

Đánh giá cao những kết quả của Hội Khuyến học TP HCM, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Huỳnh Cách Mạng mong muốn Hội Khuyến học TP tiếp tục nâng cao hiệu quả các phong trào khuyến học, góp phần xây dựng xã hội học tập, xây dựng TP HCM trở thành TP học tập. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là hội cần đẩy mạnh vận động và thu hút các đơn vị, cá nhân, nhà hảo tâm tham gia các hoạt động khuyến học để giúp đỡ những học sinh, sinh viên hiếu học có hoàn cảnh khó khăn được vững bước đến trường. Bên cạnh đó, mong muốn các đơn vị, cá nhân, nhà hảo tâm tiếp tục đồng hành và vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác cùng tham gia ủng hộ các hoạt động khuyến học của TP. Hội mong các sinh viên nhận học bổng của Hội Khuyến học TP sẽ không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Bài và ảnh: Đặng Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)Tiếng Anh: Hạn chế lớn của trường chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho hay nhiều trường chuyên đang trong tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Trong khi đó, việc dạy và học môn ngoại ngữ vẫn là một khó khăn lớn.

37% trường chuyên chưa đạt chuẩn

Theo Bộ GD-ĐT, đến năm 2016, mỗi tỉnh, thành trên cả nước đều có 1-2 trường THPT chuyên. Đến năm học 2015- 2016, cả nước có 69.554 học sinh chuyên, chiếm khoảng 2,1% tổng số học sinh THPT.

Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT, cho biết trong giai đoạn 2010-2015, có 14 trường chuyên được xây mới và đưa vào sử dụng, góp phần nâng tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia lên 63% vào năm học 2015-2016. Tuy nhiên, cả nước vẫn còn 28/75 trường THPT chuyên chưa đạt chuẩn quốc gia.

Lý do dẫn đến con số này là nhiều trường chuyên hiện vẫn đứng trước những thách thức về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Diện tích trường hạn hẹp, thiếu phòng học bộ môn và nhà tập đa năng, ký túc xá cho học sinh. Thiết bị dạy học mặc dù được các địa phương ưu tiên đầu tư mua sắm bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là thiếu thiết bị dạy các nội dung chuyên sâu, nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh.

Học sinh một trường chuyên tại TP HCM tham gia hoạt động ngoại khóa Ảnh: TẤN THẠNH

Học sinh một trường chuyên tại TP HCM tham gia hoạt động ngoại khóa Ảnh: TẤN THẠNH

Một trong 6 nhiệm vụ, cũng là mục tiêu trọng tâm, được đề cập trong Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 là ưu tiên mở rộng diện tích, đầu tư cho cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, nâng cấp các trường chuyên theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Thế nhưng, ở nhiều nơi, cả tỉnh chỉ có 1 trường chuyên mà vẫn không thể đạt chuẩn như Thái Bình, Thái Nguyên… Đáng chú ý, cả 2 trường chuyên của TP HCM hiện nay vẫn chưa đạt đủ tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia khi còn thiếu nhiều hạng mục quan trọng như nhà đa năng, ký túc xá…

Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tới năm 2020 sẽ ưu tiên mở rộng diện tích mặt bằng tối thiểu của các trường chuyên để đạt 15 m2/học sinh; đầu tư xây dựng các trường chuyên bảo đảm đạt chuẩn chất lượng mức độ cao nhất, ngang tầm với các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

Khả năng ngoại ngữ chưa đạt yêu cầu

Để nâng cao năng lực của trường chuyên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho hay những năm tới, các trường cần rà soát, cập nhật và hoàn thiện khung tài liệu chuyên sâu giảng dạy những môn chuyên, cập nhật các tài liệu hướng dẫn phát triển chương trình theo hướng hội nhập với thế giới. Trong đó, chú trọng lựa chọn, thí điểm áp dụng một số chương trình, tài liệu dạy học tiên tiến của nước ngoài.

Định hướng đặt ra là vậy nhưng để thực hiện điều này không hề dễ dàng. Bộ GD-ĐT từng đặt ra việc triển khai thí điểm dạy môn toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, việc triển khai chưa được mở rộng, thậm chí còn rất khiêm tốn.

Ông Vũ Đình Chuẩn thẳng thắn thừa nhận việc dạy tiếng Anh ở các trường chuyên dù có chuyển biến so với 5 năm trước nhưng nhìn chung, năng lực tiếng Anh của cả đội ngũ cán bộ quản lý lẫn giáo viên vẫn chưa đạt yêu cầu, làm hạn chế khả năng triển khai một số chương trình giáo dục tiên tiến của quốc tế vào giảng dạy. Hiệu quả trao đổi hợp tác với các cơ sở giáo dục có đào tạo học sinh năng khiếu ở nước ngoài cũng vì lý do này mà không như mong muốn. Đây được coi là một trong những hạn chế lớn nhất của hệ thống trường chuyên trong giai đoạn 2010-2015.

Ông Nguyễn Trường Giang - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lào Cai, tỉnh Lào Cai - cho biết dù đã nỗ lực nhiều nhưng kỹ năng nghe, nói vẫn là điểm yếu của học sinh. Nhiều em chỉ chú trọng học từ vựng và ngữ pháp để phục vụ việc kiểm tra, thi cử. Đội ngũ giáo viên dù đã được “bồi dưỡng” lại song hiệu quả giảng dạy vẫn còn thấp. Rõ ràng, thầy cô không đạt chuẩn thì chất lượng học tiếng Anh của trò cũng chịu tác động không nhỏ. Trừ một số trường ở thành phố lớn, còn lại hầu hết học sinh chuyên ở các tỉnh đều gặp khó khăn với môn này.

Ngại giao tiếp

GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - người từng dẫn dắt nhiều đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các cuộc thi Olympic quốc tế, cho hay học sinh Việt Nam ngại giao tiếp với các bạn quốc tế, một phần do thiếu kỹ năng, hiểu biết về văn hóa thế giới, phần khác là do hạn chế về trình độ ngoại ngữ. Việc học ngoại ngữ trong nhà trường hiện nay mới chỉ đáp ứng được cho việc thi cử.

Yến Anh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Trường ĐH Phan Chu Trinh bị thu hồi mặt bằng, sinh viên lo lắng

Trường ĐH Phan Chu Trinh, tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng xin được tiếp tục thuê nguyên trạng mặt bằng trước đó (tại số 2 Trần Hưng Đạo, TP Hội An) đến hết tháng 12-2017. Lãnh đạo nhà trường cho biết sau hơn 2 tháng kể từ khi nhận được thông báo của UBND tỉnh vào ngày 21-7 về việc yêu cầu trường bàn giao mặt bằng cho TP Hội An trước ngày 1-12, đến nay, nhà trường vẫn chưa thể thuê được cơ sở mới để giảng dạy.

 Trường ĐH Phan Chu Trinh phải trả mặt bằng trước ngày 1-12

Trường ĐH Phan Chu Trinh phải trả mặt bằng trước ngày 1-12

Theo UBND TP Hội An, năm 2005, chính quyền TP đã đồng ý cho Trường ĐH Phan Chu Trinh mượn 3,8 ha đất tại số 2 Trần Hưng Đạo để xây dựng cơ sở và sẽ trả lại sau 5 năm. Đến năm 2010, nhà trường bị Thanh tra Chính phủ phát hiện sai phạm do mượn đất không đúng quy định nên UBND TP Hội An làm thủ tục cho trường được thuê để tiếp tục công việc tự chủ tuyển sinh và giảng dạy đến trước tháng 12-2016. Hiện UBND TP Hội An cũng đã có văn bản yêu cầu Trường ĐH Phan Chu Trinh nhanh chóng bàn giao đất vì quỹ đất của TP đã hết và rất thiếu điểm vui chơi, quảng trường…dành cho người dân cũng như du khách tham quan phố cổ.

Ông Trần Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Chu Trinh, cho biết hơn 2 tháng nay, nhà trường đã liên hệ nhiều cơ quan trên địa bàn như: Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung; Trường CĐ Điện lực Miền Trung… nhưng không được chấp thuận. “Một phần diện tích cũ để tiếp tục cho sinh viên học tập, còn lại sẽ trả nhưng không được UBND TP Hội An đồng ý” - ông Sơn phân trần.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP Hội An, khẳng định TP sẽ không tiếp tục cho Trường ĐH Phan Chu Trinh thuê đất và phối hợp với chính quyền tiến hành cưỡng chế khi thời hạn đã hết, tức sau ngày 1-12-2016. “Việc cưỡng chế sẽ ảnh hưởng đến hàng trăm sinh viên đang theo học nên UBND TP mong muốn lãnh đạo nhà trường tự giác trả lại đất đã thuê đúng thời hạn” - ông Dũng nói.

Một sinh viên năm thứ tư lớp ngữ văn truyền thông, cho biết: “Vừa qua, nhà trường thông báo cho sinh viên là đã thuê được địa điểm mới tại Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung. Trong tháng 10, nhà trường sẽ bắt đầu chuyển sinh viên qua đó để giảng dạy nhưng đến nay vẫn chưa thấy thực hiện khiến chúng tôi rất lo lắng”. Nhiều sinh viên năm cuối còn cho biết nếu chỗ học tập bị gián đoạn trong thời gian tới hoặc nhà trường không có cơ sở mới do phải trả lại đất đã thuê thì sẽ làm ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập cuối năm.

Nợ chồng chất

Trường ĐH Phan Chu Trinh hiện có hơn 700 sinh viên đang theo học 8 ngành đào tạo, cộng với gần 100 sinh viên khóa 2016 vừa trúng tuyển trong đợt tuyển sinh vừa qua. Hiện nhà trường vẫn tiếp tục công việc giảng dạy mặc dù phải bù lỗ do số lượng sinh viên ngày càng giảm.

Ông Trần Ngọc Sơn cho biết nhà trường đang nợ tiền lương của giảng viên và cán bộ làm việc tại trường hàng trăm triệu đồng. Điều đáng lo ngại hơn, nhà trường đang nợ tiền BHXH hơn 400 triệu đồng và khó có khả năng chi trả trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Vĩnh Quyên

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)Trường bị thu hồi mặt bằng, sinh viên lo lắng

Trường ĐH Phan Chu Trinh, tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng xin được tiếp tục thuê nguyên trạng mặt bằng trước đó (tại số 2 Trần Hưng Đạo, TP Hội An) đến hết tháng 12-2017. Lãnh đạo nhà trường cho biết sau hơn 2 tháng kể từ khi nhận được thông báo của UBND tỉnh vào ngày 21-7 về việc yêu cầu trường bàn giao mặt bằng cho TP Hội An trước ngày 1-12, đến nay, nhà trường vẫn chưa thể thuê được cơ sở mới để giảng dạy.

 Trường ĐH Phan Chu Trinh phải trả mặt bằng trước ngày 1-12

Trường ĐH Phan Chu Trinh phải trả mặt bằng trước ngày 1-12

Theo UBND TP Hội An, năm 2005, chính quyền TP đã đồng ý cho Trường ĐH Phan Chu Trinh mượn 3,8 ha đất tại số 2 Trần Hưng Đạo để xây dựng cơ sở và sẽ trả lại sau 5 năm. Đến năm 2010, nhà trường bị Thanh tra Chính phủ phát hiện sai phạm do mượn đất không đúng quy định nên UBND TP Hội An làm thủ tục cho trường được thuê để tiếp tục công việc tự chủ tuyển sinh và giảng dạy đến trước tháng 12-2016. Hiện UBND TP Hội An cũng đã có văn bản yêu cầu Trường ĐH Phan Chu Trinh nhanh chóng bàn giao đất vì quỹ đất của TP đã hết và rất thiếu điểm vui chơi, quảng trường…dành cho người dân cũng như du khách tham quan phố cổ.

Ông Trần Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Chu Trinh, cho biết hơn 2 tháng nay, nhà trường đã liên hệ nhiều cơ quan trên địa bàn như: Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung; Trường CĐ Điện lực Miền Trung… nhưng không được chấp thuận. “Một phần diện tích cũ để tiếp tục cho sinh viên học tập, còn lại sẽ trả nhưng không được UBND TP Hội An đồng ý” - ông Sơn phân trần.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP Hội An, khẳng định TP sẽ không tiếp tục cho Trường ĐH Phan Chu Trinh thuê đất và phối hợp với chính quyền tiến hành cưỡng chế khi thời hạn đã hết, tức sau ngày 1-12-2016. “Việc cưỡng chế sẽ ảnh hưởng đến hàng trăm sinh viên đang theo học nên UBND TP mong muốn lãnh đạo nhà trường tự giác trả lại đất đã thuê đúng thời hạn” - ông Dũng nói.

Trần Thị Linh, sinh viên năm thứ tư lớp ngữ văn truyền thông, cho biết: “Vừa qua, nhà trường thông báo cho sinh viên là đã thuê được địa điểm mới tại Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung. Trong tháng 10, nhà trường sẽ bắt đầu chuyển sinh viên qua đó để giảng dạy nhưng đến nay vẫn chưa thấy thực hiện khiến chúng tôi rất lo lắng”. Nhiều sinh viên năm cuối còn cho biết nếu chỗ học tập bị gián đoạn trong thời gian tới hoặc nhà trường không có cơ sở mới do phải trả lại đất đã thuê thì sẽ làm ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập cuối năm.

Nợ chồng chất

Trường ĐH Phan Chu Trinh hiện có hơn 700 sinh viên đang theo học 8 ngành đào tạo, cộng với gần 100 sinh viên khóa 2016 vừa trúng tuyển trong đợt tuyển sinh vừa qua. Hiện nhà trường vẫn tiếp tục công việc giảng dạy mặc dù phải bù lỗ do số lượng sinh viên ngày càng giảm.

Ông Trần Ngọc Sơn cho biết nhà trường đang nợ tiền lương của giảng viên và cán bộ làm việc tại trường hàng trăm triệu đồng. Điều đáng lo ngại hơn, nhà trường đang nợ tiền BHXH hơn 400 triệu đồng và khó có khả năng chi trả trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Vĩnh Quyên

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Trường ĐH Kinh tế TP HCM kỷ niệm 40 năm thành lập

Trường ĐH Kinh tế TP HCM kỷ niệm 40 năm thành lập

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng Trường ĐH Kinh tế TP HCM được đánh giá là trường ĐH dẫn đầu về lĩnh vực kinh tế ở khu vực phía Nam. Những kết quả của trường được Đảng, nhà nước đánh giá cao.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang giao cho Trường ĐH kinh tế TP HCM thực hiện 5 nhiệm vụ:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập. Đổi mới công tác tuyển sinh, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập, bảo đảm mở rộng quy mô đào tạo gắn liền nâng cao chất lượng đào tạo ĐH và sau ĐH; chú trọng gắn kết kiến thức cơ bản với thực tiễn kinh tế xã hội và năng lực, kỹ năng thực hành; phát huy tích cực đổi mới sáng tạo của học viên, sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học theo hướng hàn lâm và công bố quốc tế; xây dựng nhà trường thành trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế, quản trị kinh doanh, luật học có chất lượng cao ngang tầm khu vực và thế giới; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, tăng cường huy động đội ngũ nghiên cứu khoa học, các chuyên gia phân tích nghiên cứu chính sách trong và ngoài nước, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về những vấn đề cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế, phục vụ phát triển của TP HCM, các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thứ ba, đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, phát triển đổi ngũ cán bộ giảng viên, coi đây là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu chiến lược của nhà trường; xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế với các trường đại học tiên tiến trong khu vực, thế giới để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, thiết kế chương trình giảng dạy; mời các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế… báo cáo các chuyên đề kinh tế xã hội, hiệu quả đầu tư nước ngoài, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, cán bộ quản lý, học viên, sinh viên.

Thứ tư, coi trọng công tác quản lý giáo dục, rèn luyện định hướng lý tưởng, sống đẹp về lòng yêu nước để sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng.

Thứ năm, chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà trường, xây dựng Đảng bộ nhà trường thật sự trong sạch, vững mạnh.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị, các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ hơn nữa để giúp Trường ĐH Kinh tế TP HCM hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bộ GD-ĐT, cấp ủy, chính quyền TP HCM thường xuyên chăm lo, lãnh đạo quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở vật chất để nhà trường vững bước đi lên, vươn tầm khu vực và thế giới.

GS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho biết trường được thành lập ngày 27-10-1976 trên cơ sở ĐH Luật khoa Sài Gòn. Sau ngày thống nhất đất nước 30-4-1975, ĐH Luật khoa Sài Gòn được tiếp quản, sau đó tái thành lập vào tháng 11-1975, với nhiệm vụ tiếp tục đào tạo sinh viên đang học tại các trường ĐH thuộc khối ngành luật, kinh tế và quản trị kinh doanh tại miền Nam để thực hiện mục tiêu đào tạo cán bộ có trình độ ĐH trong cuộc xây dựng và phục hồi nền kinh tế hậu chiến.

Từ 17 cán bộ, giảng viên từ miền Bắc ban đầu vào công tác tại trường, hiện nay, Trường ĐH Kinh tế TP HCM có hơn 600 cán bộ, giảng viên, trong đó có 9 giáo sư, 52 phó giáo sư, 180 tiến sĩ và 378 thạc sĩ. Trường đã đào tạo hơn 217.000 cử nhân kin tế, 10.000 thạc sĩ và 350 tiến sĩ.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, nhà trường đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ truyền thống của UBND TP HCM.

H. Lân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)Học luân phiên vì thiếu phòng

Nằm trên địa bàn quận Ba Đình, TP Hà Nội, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc có 471 học sinh (HS) chia làm 11 lớp từ khối 1 đến khối 5. Tuy nhiên, trường này chỉ có 10 phòng học nên phải bố trí cho 5 lớp khối 4 và 5 học tập, nghỉ học luân phiên. HS phải đi học vào ngày thứ bảy.

Xáo trộn vì lịch học

Lý do là khối 4 của trường này có 3 lớp học vì năm học 2013- 2014, số lượng tuyển sinh lớp 1 vào trường tăng cao. Trường Tiểu học Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) hiện có 2.238 HS chia làm 48 lớp học nhưng trường chỉ có 40 phòng nên để bảo đảm chỗ học cho tất cả HS, nhà trường phải bố trí 8 lớp học tập, nghỉ học luân phiên.

Trước đó, sau thời điểm khai giảng năm học mới, nhiều phụ huynh của Trường Tiểu học Sơn Tây (quận Hai Bà Trưng) cũng bày tỏ sự lo lắng vì con em phải học luân phiên trong tuần. Cụ thể, HS khối 2 được nghỉ chủ nhật và thứ hai, còn các ngày khác là đến trường học. HS khối 3 nghỉ chủ nhật và thứ ba, HS khối 4 được nghỉ chủ nhật và thứ tư, HS khối 5 nghỉ chủ nhật và thứ năm. Điều này đã ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt của nhiều gia đình khi ngày trong tuần các cháu nghỉ, ngày nghỉ lại đi học.

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) nằm trong chung cư lẫn với hàng quán

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) nằm trong chung cư lẫn với hàng quán

Nhiều trường tiểu học khác của Hà Nội cũng đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn, HS phải học ở nhiều điểm trường khác nhau do thiếu cơ sở vật chất. Nằm ngay giữa trung tâm Hà Nội, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hoàn Kiếm) có 19 lớp học với tổng số 745 HS được chia ra học tại 3 địa điểm nhưng diện tích đều rất nhỏ hẹp, chung với khu dân cư. Tại điểm trường chính ở 35 Trần Hưng Đạo, chỉ có 6 lớp học nhưng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu lại sử dụng chung sân với một số hộ dân. Điểm trường ở 18 Hàm Long nằm sâu trong ngõ, cạnh chùa Hàm Long và đường vào trường có nhiều hàng quán ăn uống không bảo đảm về môi trường, cảnh quan sư phạm. Điểm trường thứ ba tại địa chỉ 24 Trần Hưng Đạo nằm trong khu tập thể, chỉ có một lớp học và khu vệ sinh lại nằm luôn trong lớp học này.

Cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn về cơ sở vật chất là Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân nằm trên phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng. HS trường này không thể học 2 buổi/ngày tại trường vì buổi sáng dành cho HS cấp THCS, buổi chiều là cấp tiểu học.

Phải bảo đảm chất lượng dạy học

Lý giải việc HS của trường vẫn phải học luân phiên, lãnh đạo Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cho biết trường đã có dự án xây mới tại địa chỉ số 50 Liễu Giai, quận Ba Đình nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được vì còn khó khăn, vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Khó khăn về xây dựng cơ sở vật chất cũng là khó khăn chung của rất nhiều trường tiểu học trên địa bàn. Bà Lê Thúy Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, chia sẻ UBND quận Hoàn Kiếm đã tham mưu với TP Hà Nội đưa ra 2 địa điểm: 13 Phan Huy Chú và 36 Trần Hưng Đạo để xây dựng trường. Tuy nhiên đến nay, ngôi trường mới vẫn chưa thể có được như mong muốn của giáo viên, HS.

Bà Nguyễn Thị Thắm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, cũng cho hay quận Hai Bà Trưng và TP Hà Nội đang tiến hành các thủ tục để tách Trường Tiểu học và THCS Lê Ngọc Hân thành 2 địa điểm khác nhau. Theo đó, khu đất nhà máy rượu Hà Nội ở phố Nguyễn Công Trứ được dành để xây dựng trường THCS.

Ông Nguyễn Văn Quý, Phó trưởng Phòng Giáo dục phổ thông Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Hà Nội, cho rằng tại các khu chung cư, đô thị của Hà Nội có số lượng người dân đến sinh sống rất đông và có con đến tuổi học tiểu học tăng nhanh. Chính vì sĩ số lớp học quá đông nên nhiều trường tiểu học không còn phòng cho HS học và buộc phải để các em học tập, nghỉ học luân phiên.

Để khắc phục tình trạng này, Sở GD-ĐT đã yêu cầu phòng GD-ĐT các quận - huyện và nhà trường bố trí việc giảng dạy, học tập luân phiên một cách khoa học, hợp lý giữa các khối lớp. Ngoài ra, việc nhà trường sắp xếp học luân phiên phải bảo đảm chất lượng giảng dạy và an toàn cho HS.

Mong ngóng trường mới

Cũng theo ông Quý, Sở GD-ĐT TP Hà Nội đã tham mưu với UBND TP, các quận - huyện nhanh chóng tìm quỹ đất, xây dựng thêm trường lớp mới. Ông Quý cho hay Sở GD-ĐT TP Hà Nội mong muốn mở rộng, phát triển trường tiểu học ngoài công lập để giảm bớt sĩ số lớp học ở trường công, tuy nhiên, hiện 41 trường tiểu học ngoài công lập lại tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành.

Bài và ảnh: Yến Anh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Trường ĐH Sư phạm TP HCM muốn thu hút nhân tài

Tại buổi lễ, PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP HCM, cho biết từ một trường đơn ngành với 9 khoa cũng là 9 ngành những năm đầu thành lập, đến nay, trường có 22 khoa với 35 ngành đào tạo, trong đó có 19 ngành sư phạm và 16 ngành ngoài sư phạm. Trường đã đào tạo được hơn 50.000 sinh viên chính quy, hơn 55.000 sinh viên hệ vừa học vừa làm, 3.300 thạc sĩ và 117 tiến sĩ.

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM trên giảng đường Ảnh: TẤN THẠNH

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM trên giảng đường Ảnh: TẤN THẠNH

Toàn trường có 9 nhà giáo được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Trong lĩnh vực khoa học, 1 giáo sư được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và 2 giáo sư được nhận Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.

Ông Kim Hồng cho biết thời gian tới, muốn đạt đến thứ hạng cao trong các trường ĐH, nhà trường phải khẳng định trách nhiệm xã hội của mình qua các sản phẩm đào tạo, tạo được môi trường làm việc thân thiện, thu hút nhân tài. “Chúng ta có trách nhiệm không chỉ với riêng nhà trường mà còn với nền giáo dục nước nhà, nhất là với những đổi thay trong giáo dục những năm sắp tới. Chỉ có lớn mạnh không ngừng thì mới có thể giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra với nhà trường, với sự thay đổi của giáo dục phổ thông. Chúng ta phải dự báo được những gì sẽ xảy ra đối với chính mình trong cơ chế tự chủ là xu thế tất yếu đối với giáo dục trong tương lai cùng cách thức giải quyết sự thay đổi nếu có” - ông Nguyễn Kim Hồng nhấn mạnh.

L.Thoa

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)Xuất hiện clip giáo viên mầm non tát liên tục vào mặt trẻ

Xuất hiện clip giáo viên mầm non tát liên tục vào mặt trẻ

Clip giáo viên tát vào mặt trẻ đăng trên Facebook

Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một giáo viên mầm non dùng tay tát mạnh liên tục vào một đứa trẻ đang khóc.

Sau khi xuất hiện trên mạng, clip này có gần 200.000 lượt theo dõi và gần 4.000 lượt chia sẻ. Nhiều người tỏ ra phẫn nộ khi thấy một đứa trẻ bị đánh. Theo thông tin chia sẻ thì vụ việc xảy ra tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

Nữ giáo viên liên tục giơ tay tát vào mặt một trẻ. Ảnh cắt ra từ clip.

Nữ giáo viên liên tục giơ tay tát vào mặt một trẻ. Ảnh cắt ra từ clip.

Chiều 25-10, ông Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch UBND huyện Cầu Kè xác nhận, đoạn clip là có thật và vụ việc xảy ra tại trường mầm non thị trấn Cầu Kè.

Nữ giáo viên này tên N.T.T.L, vừa chuyển công tác về trường mầm non trên. Theo ông Liêm, qua làm việc bước đầu, cô giáo L. đã thành khẩn nhận lỗi, còn nguyên nhân vì sao đánh trẻ thì đang chờ xác minh.

C.Linh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Nam sinh lớp 8 bị thầy giáo đá vào bụng, tát vào mặt

Ngày 25-10, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã cử đoàn thanh tra về làm việc với Trường THCS Quảng Đông (xã Quảng Đông, TP Thanh Hóa) để xác minh, làm rõ thông tin việc em N.H.T. (học sinh lớp 8A) được cho bị thầy giáo Nguyễn Quý Cầu (dạy bộ môn Tiếng Anh) đã có hành động đánh học sinh khiến em T. bị thương phải vào trạm xá xã Quảng Đông để sơ cứu.

 Vết xước dài trên ngực nam sinh N.H.T sau khi bị thầy giáo đánh

Vết xước dài trên ngực nam sinh N.H.T sau khi bị thầy giáo đánh

Theo đơn kiến nghị gửi cơ quan chức năng của ông Nguyễn Đăng Cổ (ông ngoại của em N.H.T.), vào thứ 6 ngày 21-10, cháu N.H.T. trong khi chơi đùa với bạn học và có xin nước uống và cháu T. đã cầm chai nước ném từ tầng 2 xuống sân trường cho bạn. Chai nước vô tình suýt rơi trúng thầy Nguyễn Quý Cầu (là giáo viên tiếng Anh của trường). Ngay sau đó, thầy Cầu chạy lên lớp và hỏi: “Ai ném nước thì đứng lên xin lỗi tôi rồi tôi tha, nếu không tôi làm đến nơi”. Nghe thầy Cầu nói thế, T. đã đứng lên xin lỗi thầy.

Nhưng bất ngờ sau lời xin lỗi, thầy Cầu đã gọi T. đến gần và tát vào mặt 3 cái như trời giáng. Do T. lấy tay che mặt nên thầy Cầu tiếp tục đập đầu T. vào tường rồi đấm đá liên tiếp vào bụng, cào cấu vào ngực T. trầy xước ở cổ và chảy máu. “Không chỉ đánh cháu tôi, thầy Cầu còn có những lời lẽ không mấy đứng đắn”-ông Cầu cho biết.

Trao đổi với Báo Người Lao Động sáng ngày 25-10, thầy Nguyễn Quý Cầu thừa nhận mình có tát và đá vào bụng em T. “Hôm đó trong giờ ra chơi ngày 21-10, tôi đang đi lên lớp bất ngờ có chai nước bay sát vào đầu, ngước lên thấy trên tầng 2 là học sinh lớp 8A, cho đó là các học sinh vô lễ với nên tôi phải chấn chỉnh lại các em”-thầy Cầu nói.

 Thầy Nguyễn Quý Cầu thừa nhận có tát, đá học sinh do quá nóng giận.

Thầy Nguyễn Quý Cầu thừa nhận có tát, đá học sinh do quá nóng giận.

Cũng theo thầy Cầu, do lúc đó nóng giận quá nên thầy đã tát em 1 cái, đạp và đá em một cái rồi túm cổ áo em kéo xuống văn phòng yêu cầu em T. làm bản kiểm điểm. “Ngay trong chiều hôm đó (21-10), khi hay tin phụ huynh có phản ánh đến Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo địa phương, tôi đã đến gặp gỡ gia đình xin lỗi và hứa sẽ chịu chi phí thuốc men. Tôi rất thất vọng về bản thân vì hành động trong lúc nóng giận đã làm ảnh hưởng đến bản thân và mọi người”-thầy Cầu trần tình.

Ông Trương Mạnh Hùng, Hiệu trưởng THCS Quảng Đông, cho biết: "Ngay sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh, tôi đã yêu cầu thầy Cầu làm bản tường trình sự việc và phải xin lỗi phụ huynh học sinh. Thầy Cầu là người bị bệnh tim nên nhiều khi tính hơi nóng, còn cháu T. là một học sinh ngoan, hiền. Qua sự việc này thầy Cầu phải nghiêm túc rút kinh nghiệm” -ông Hùng nói.

Tin-ảnh: Tuấn Minh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)Một giáo viên bị buộc chấm dứt dạy thêm tại nhà

Cụ thể, cô N. tổ chức dạy thêm cho học sinh chính khóa tại trường. Lớp học thêm do cô N. tổ chức vào tối thứ ba và thứ năm hằng tuần tại nhà riêng ở đường Nguyễn Cảnh Chân (quận 1); gồm hơn 10 học sinh lớp 3, cô N. dạy thêm 2 môn tiếng Việt, toán với học phí 700.000 đồng/tháng.

Sở GD-ĐT TP HCM sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm. Trong ảnh: Học sinh học thêm tại một trung tâm Ảnh: TẤN THẠNH

Sở GD-ĐT TP HCM sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm. Trong ảnh: Học sinh học thêm tại một trung tâm Ảnh: TẤN THẠNH

Theo phản ánh của phụ huynh, cô N. chủ động gợi ý phụ huynh đưa con đi học thêm với lý do không học thì không biết gì, trong khi nhiều phụ huynh cho rằng chương trình lớp 3 không quá nặng để học sinh phải đi học thêm.

Theo lãnh đạo nhà trường, khi nhận được thông tin phản ánh, nhà trường đã yêu cầu cô N. chấm dứt ngay lớp dạy thêm, đồng thời viết tường trình gửi cho nhà trường. Nhà trường sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp sau khi họp hội đồng sư phạm.

Quan điểm của lãnh đạo trường là thực hiện đúng văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và UBND TP. Ngay từ đầu năm học đã triển khai rất kỹ những văn bản liên quan về dạy thêm, học thêm cho giáo viên toàn trường. Về nguyên tắc là cô N. sai hoàn toàn nhưng về tình, trường muốn xem xét lý do. Bởi vì nhà giáo còn có danh dự, làm sao để họ không tổn thương để khi vi phạm, bị nhắc nhở, họ nhận ra sai lầm, quay lại nghề và gắn bó với nghề hơn, chứ cũng không nên làm họ chán nản và mất lòng nhiệt tình với nghề.

Tuy nhiên, hiệu trưởng nhà trường cũng khẳng định văn bản quy định về dạy thêm, học thêm đã triển khai kỹ cho mọi giáo viên nên cũng không thể nói là không biết, sự việc này cũng không thể xử lý qua loa mà cần kiên quyết để làm gương cho các giáo viên khác.

Trước đó, ngày 21-10, Sở GD-ĐT TP HCM có văn bản cho biết sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP về việc chấp hành các quy định về dạy thêm, học thêm. Sở GD-ĐT cũng đề nghị UBND các quận, huyện tiếp tục phối hợp với sở thực hiện có hiệu quả công tác quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

H.Văn

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Tăng tốc với môn giáo dục công dân

Theo phương án thi THPT quốc gia 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), bài thi khoa học xã hội sẽ gồm tổ hợp các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân (GDCD). Với phương án thi này, nhiều trường THPT tại TP HCM gấp rút tăng tiết môn GDCD, đồng thời ra sức bồi dưỡng học sinh (HS) theo hướng đề thi minh họa mà Bộ GD-ĐT đã công bố.

Vừa mừng vừa lo

Hiệu trưởng một trường THPT tại quận Gò Vấp cho biết theo phân phối chương trình, môn GDCD ở lớp 12 chỉ có 1 tiết/tuần. Trước đây thì không có vấn đề gì vì môn học này không thi. Nay cơ cấu môn thi đã khác nên ngay khi bộ công bố phương án chính thức, nhà trường đã thống nhất kế hoạch tăng tiết cho môn này theo thời gian linh hoạt, thay vì 1 tiết/tuần thì nay lên 3 tiết/tuần. Ngoài kế hoạch ôn tập môn sử, địa như những năm trước thì chú trọng hơn đến môn GDCD. “Theo khảo sát sơ bộ của nhà trường có khoảng 40% HS khối 12 chọn bài thi tổ hợp khoa học xã hội để xét tốt nghiệp nên phải chú trọng ôn tập cho các em. Nhiều em có học lực trung bình hy vọng dễ lấy điểm ở môn GDCD hơn 2 môn còn lại” - vị này cho biết.

 Các trường THPT đang tăng tiết dạy thêm môn giáo dục công dân, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia Ảnh: TẤN THẠNH

Các trường THPT đang tăng tiết dạy thêm môn giáo dục công dân, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Phạm Quang Ái - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Tăng, quận 9 - cho hay nhà trường đã tăng thêm thời lượng giảng dạy môn GDCD vào chương trình buổi 2 và giao cho tổ GDCD phụ trách, có kế hoạch hướng dẫn ôn tập hiệu quả cho HS.

Nhiều giáo viên khác cho rằng việc đưa môn GDCD trong bài thi tổ hợp khiến các trường vừa mừng vừa lo. Mừng là vì từ đây môn học này sẽ được chú trọng hơn, HS để ý hơn, thầy cô cũng… đỡ tủi hơn. Cô Trương Thị Cẩm Thu, giáo viên môn GDCD Trường THPT Tân Phong (quận 7), cho hay cả giáo viên và HS đều ngỡ ngàng. Môn GDCD lần đầu thi mà lại thi trắc nghiệm nên ban đầu, các giáo viên có băn khoăn. “Nếu là hướng tự luận thì chỉ cần ôn tập theo chủ đề là ổn nhưng thi trắc nghiệm thì kiến thức phải rộng, bao quát” - cô Thu cho biết.

Đề thi nên tăng thêm tính vận dụng

Cô Trương Thị Cẩm Thu cho biết đã có những HS đến hỏi giáo viên môn GDCD học ra sao và tập trung vào hướng nào để hiệu quả khiến giáo viên dạy môn này rất mừng. “Chúng tôi lên kế hoạch nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, các giáo viên cùng soạn câu hỏi để học sinh thử sức. Ngoài rèn luyện thêm trong chương trình buổi 2, nhà trường còn cho các em làm bài kiểm tra 15 phút, giữa kỳ. Thông qua các bài kiểm tra đó, sẽ có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo HS yếu, kém” - cô Thu nói.

Giáo viên này cho biết thêm, nhà trường cho các em học theo chủ đề, chuyên đề như tới thư viện đọc sách rồi viết bài thu hoạch, cho các em tập xử lý những tình huống hay xảy ra trong thực tế có liên quan đến pháp luật.

Trong khi đó, thầy Hoàng Văn Dũng, giáo viên môn GDCD Trung tâm GDTX quận Phú Nhuận, nhận định với đề thi minh họa mà Bộ GD-ĐT công bố, nội dung chương trình nằm hoàn toàn trong lớp 12, HS có học lực trung bình có thể đạt khoảng 5-6 điểm. Đặc trưng của môn GDCD lớp 12 là những kiến thức pháp luật nên HS dễ nhận diện. Tuy nhiên, thầy Dũng băn khoăn HS lớp 12 là 18 tuổi, độ tuổi trưởng thành, việc có những câu hỏi liên quan đến kiến thức pháp luật là cần thiết nhưng bên cạnh đó cần thêm những câu hỏi có tính vận dụng, ứng dụng vào thực tiễn. “Trong đề thi minh họa, những câu hỏi xử lý tình huống chưa có nhiều” - thầy Dũng nói.

Theo cô Trương Thị Cẩm Thu, đề thi minh họa hay nhưng tính vận dụng còn thấp. Đề thi bám sát sách giáo khoa nhưng còn nhiều thuật ngữ chuyên môn, có tính hàn lâm. “Giáo viên mong muốn có thêm những câu hỏi xuất phát từ tình huống thực tế vào đề thi cho học sinh. Có như vậy mới góp phần thay đổi triệt để cách dạy và học môn này, giúp HS học không chỉ để thi mà còn vận dụng được trong thực tiễn cuộc sống” - giáo viên này đề nghị

Đạo đức HS hiện rất xuống cấp, việc đưa GDCD làm môn thi như là một tín hiệu góp phần thay đổi cả phương pháp dạy và học môn này. HS có điều kiện liên hệ thực tế, xử lý tình huống. Giáo viên cũng có thời gian giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho các em.

Đặng Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)Đổi mới dạy - học lịch sử

Nếu những năm trước, nhiều học sinh chỉ coi lịch sử là môn phụ nên chỉ học đối phó, tập trung thời gian cho 3 môn thi ĐH và 1 môn tự chọn để xét tốt nghiệp thì năm nay, tình hình đã có nhiều thay đổi.

Không còn là “môn phụ”

Theo phương án thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), học sinh sẽ phải ôn cả 6 môn. Vì thế, kế hoạch ôn luyện của học sinh lớp 12 cũng có nhiều thay đổi.

Hiệu trưởng một trường THPT đóng tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội thừa nhận nhiều năm qua, môn lịch sử đã bị suy giảm vị trí trong nhà trường vì chỉ là môn thi luân phiên chứ không bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Không phải là không yêu thích môn lịch sử nhưng vì phải ưu tiên dành nhiều thời gian cho các môn học khác để thi ĐH nên học sinh không chọn môn này để thi.

Học sinh trong giờ ôn tập môn lịch sử Ảnh: TẤN THẠNH

Học sinh trong giờ ôn tập môn lịch sử Ảnh: TẤN THẠNH

Cô Lê Thị Thu - Tổ trưởng Bộ môn lịch sử Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội - nhấn mạnh việc Bộ GD-ĐT quyết định thay đổi phương án thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã tạo ra nhiều thay đổi trong dạy và học, đặc biệt là với môn lịch sử, ở trường phổ thông hiện nay. Theo cô Thu, sự thay đổi này có tính hai mặt. Thứ nhất, tạo ra sự “dịch chuyển”, hạn chế được hiện tượng học lệch, học tủ của học sinh. Thứ hai, điều này cũng phần nào tạo nên áp lực cho các em.

“Giáo viên cần định hướng học thật cơ bản, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, động viên tinh thần để các em tự tin hơn. CLB Em yêu lịch sử của Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành mới ra mắt hôm 17-10 là CLB học thuật đầu tiên của nhà trường. Chúng tôi mong muốn sẽ thu hút được nhiều học sinh tham gia và thêm yêu thích lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc” - cô Thu bày tỏ.

Thay đổi cách dạy để lịch sử hấp dẫn hơn

Trước việc thi trắc nghiệm môn lịch sử, cô Lê Thị Thu cho rằng trắc nghiệm hay tự luận chỉ là hình thức thi và là khâu kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ở trường phổ thông. Vì thế, để học tập và ôn tập thật tốt, các em cần chú trọng những nội dung kiến thức cơ bản, chủ yếu trong chương trình lớp 12.

Theo một giáo viên Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), để tạo nên sự hứng thú của học sinh, tổ chuyên môn của trường đã tìm nhiều cách đưa các em đến với môn lịch sử; hướng dẫn các em tự khai thác, xử lý thông tin trong và ngoài sách giáo khoa để vận dụng kiến thức làm bài thi.

Giáo viên này cho rằng để thi trắc nghiệm môn lịch sử, việc đầu tiên học sinh cần đọc kỹ sách giáo khoa. Phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa. Các em cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý thông tin trong sách giáo khoa. Với bài thi trắc nghiệm, ngoài những câu hỏi về kiểm tra kiến thức, cần có một số câu hỏi yêu cầu suy luận, phân tích khi đáp án đưa ra khá giống nhau theo kiểu 50/50.

Theo một số giáo viên, môn lịch sử khô khan, nặng nề, không tạo hứng thú cho người học và cả người dạy là do còn quá ít nội dung về văn hóa, lối sống, những sinh hoạt qua các thời kỳ. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, giảng viên Khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng mục tiêu của môn lịch sử không dừng lại ở kiến thức mà làm thế nào để những kiến thức đó thấm sâu vào nhận thức của học sinh, biến thành hiểu biết của chính các em một cách hứng thú. Do đó, phương pháp dạy học của mỗi giáo viên rất quan trọng. Thầy giáo dạy hay, học sinh mới yêu thích môn học.

Theo bà Thanh, các trường cần chú trọng nâng cao cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho giáo viên dễ dàng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, thiết kế những bài giảng lịch sử sinh động, tái hiện bức tranh quá khứ chân thực. Các thầy cô cần được trang bị máy tính, máy chiếu, mạng internet, tivi, dàn âm thanh, phòng thực hành bộ môn có sơ đồ, sa bàn, mô hình… để bài giảng trở nên hấp dẫn hơn.

Tăng cường mảng văn hóa, lối sống

GS Vũ Dương Ninh, giảng viên ĐHQG Hà Nội, cho rằng những người làm sách đã quá tham, muốn nhồi nhét nhiều kiến thức lịch sử cả thế giới lẫn Việt Nam vào đầu học sinh. Chính vì thế, để môn lịch sử trở nên hấp dẫn hơn, cần phải tăng cường giảng dạy mảng văn hóa, lối sống. Tiết học sẽ sinh động hơn nếu học sinh được tìm hiểu những gì rất đời thường, gắn bó với chính cuộc sống của các em thông qua những nét văn hóa trong quá khứ, chứ không phải chỉ học lịch sử, chính trị.

YẾN ANH

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)60 doanh nghiệp tham gia ngày hội việc làm

(NLĐO)- Ngày 22-10, Trường ĐH Công nghệ TP HCM (HUTECH) tổ chức “Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp lần 2 - 2016” với sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp, ngày hội mang đến cơ hội đón đầu 6.079 vị trí tuyển dụng đa dạng.

60 doanh nghiệp tham gia ngày hội việc làm

Sự kiện thu hút khoảng hơn 7.500 lượt sinh viên đến từ HUTECH và các trường ĐH, CĐ khác trên địa bàn TP HCM. Ngoài việc tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp cũng như thị trường lao động, các bạn trẻ có cơ hội tiếp cận với nhu cầu tuyển dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng gồm: Công nghệ thông tin, Cơ khí, Điện - Điện tử, Công nghệ sinh học, Môi trường, Thực phẩm, Xây dựng, Kiến trúc, Mỹ thuật, Quản trị kinh doanh, Marketing, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Du lịch, Ngoại ngữ,... Tại các gian hàng, các doanh nghiệp cung cấp thông tin tuyển dụng, nhận hồ sơ, trực tiếp phỏng vấn sinh viên để tuyển chọn những ứng viên phù hợp nhất.

Tham gia ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp lần 2 - 2016, sinh viên có cơ hội thể hiện năng lực bản thân và ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng hấp dẫn như Trưởng phòng kinh doanh, Chuyên viên tư vấn tài chính, Chuyên viên khách hàng cá nhân, Nhân viên Ngân hàng, Nhân viên Marketing, Kỹ sư nghiên cứu và phát triển, Nhân viên Khách sạn, Nhân viên xuất nhập khẩu, Nhân viên môi trường, Nhân viên thiết kế, Nhân viên chăm sóc khách hàng,… Nhiều việc làm bán thời gian, việc làm thời vụ cũng được thông tin đầy đủ đến sinh viên.

Cũng trong khuôn khổ ngày hội đã diễn ra lễ ký kết ghi nhớ hợp tác giữa HUTECH và các doanh nghiệp, gồm Ngân hàng Sacombank, CT Group, Câu lạc bộ Giám đốc Sale Marketing (CSMO) và Hội Tin học TP.HCM trong việc tiếp nhận thực tập, tuyển dụng, tham quan doanh nghiệp và tổ chức hội thảo nhằm tiếp tục đẩy mạnh chiến lược giải quyết “đầu ra” cho sinh viên mà HUTECH đang thực hiện rất hiệu quả trong những năm qua. 30 suất học bổng trị giá 2 triệu đồng/suất được các doanh nghiệp trao tặng cho những sinh viên HUTECH có thành tích xuất sắc vào dịp này.

Những năm qua, “Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp” là sự kiện được tổ chức thường niên tại HUTECH và đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp uy tín cùng sinh viên toàn TP.

H. Lân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)Các trường ngại tuyển sinh riêng

Lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương cho biết trường này đã nghiên cứu phương án tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) từ khi còn là dự thảo. Tuy nhiên, trường đồng thời cũng nghiên cứu xây dựng phương án tự chủ tuyển sinh của mình từ năm 2017.

Chưa quyết phương án tự chủ tuyển sinh

Dự kiến trường sẽ tuyển sinh dựa trên điểm thi THPT kết hợp với kết quả trung bình bậc phổ thông của thí sinh. Theo đó, thí sinh phải có kết quả học lực lớp 12 đạt từ 6,5 điểm trở lên, hạnh kiểm từ loại khá. Trường này cũng giữ lại các tổ hợp thi cũ, đồng thời nghiên cứu các tổ hợp mới theo phương án công bố của Bộ GD-ĐT để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh. “Chúng tôi muốn lựa chọn thêm những em có nhiều tiềm năng vào trường và sẽ cố gắng để công bố phương án thi sớm nhất” - ông Bùi Anh Tuấn, hiệu trưởng nhà trường, cho hay. Theo kế hoạch, trường này sẽ thảo luận về kế hoạch tuyển sinh và đưa ra một phương án tự chủ tuyển sinh trong tháng 11 để thí sinh được biết.

 Thí sinh thi môn vẽ trang trí vào Trường ĐH Kiến trúc TP HCM năm 2016 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Thí sinh thi môn vẽ trang trí vào Trường ĐH Kiến trúc TP HCM năm 2016 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Một trường tốp trên khác là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng chưa quyết phương án tuyển sinh cho năm 2017. Theo ông Hoàng Minh Sơn, hiệu trưởng nhà trường, nếu thấy đủ tin tưởng kết quả kỳ thi THPT quốc gia, trường sẽ tuyển sinh dựa trên điểm của kỳ thi này hoặc sẽ có thêm những phương án khác để có thể sàng lọc thí sinh tốt hơn.

Trong khi các trường tốp trên chưa chốt được phương án tuyển sinh thì phần nhiều các trường tốp giữa, tốp dưới đều quyết định dùng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển.

Ông Trần Khắc Thạc, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Thủy lợi, cho rằng phương án thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT là hợp lý và trường sẽ sử dụng kết quả này để xét tuyển. Ông Thạc nhận định việc bộ mở rộng số lượng câu hỏi và tăng thời gian thi nên đề có khả năng đánh giá năng lực và phân loại được thí sinh. Kỳ thi cũng tổ chức theo hình thức trắc nghiệm khách quan, đề của các thí sinh có độ trùng lặp chỉ 20% nên sẽ hạn chế được các tiêu cực trong thi cử.

Ông Nguyễn Hóa, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Thương mại Hà Nội, cho biết trường phải chờ Bộ GD-ĐT công bố chính thức quy chế tuyển sinh rồi mới tính đến phương án tuyển sinh của trường. Tuy nhiên, về lâu dài, theo ông Hóa, việc xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia là ổn.

Tính toán lại môn xét tuyển

Lãnh đạo Học viện Lâm nghiệp Việt Nam cho rằng năm 2017 trường này dự kiến vẫn lấy kết quả của kỳ thi THPT quốc gia 2017 để tuyển sinh vào trường. Trừ những ngành chất lượng cao dạy bằng tiếng Anh thì không dùng phương án này để tuyển sinh, các ngành còn lại sẽ kết hợp xét bằng học bạ khoảng 50% trong tổng số chỉ tiêu.

Một số trường ĐH phía Nam cũng cho biết vẫn lấy kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển mà không tổ chức thi riêng nhằm giữ ổn định cho việc tuyển sinh. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM dự kiến sẽ dựa trên kết quả thi THPT quốc gia, xét học bạ và sử dụng kết quả của kỳ kiểm tra năng lực của ĐHQG Hà Nội (do trường này là vệ tinh của ĐHQG Hà Nội nhằm tổ chức kiểm tra năng lực ở phía Nam) để xét tuyển.

Trường ĐH Ngân hàng TP HCM cũng dự kiến xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia chứ không đứng ra tổ chức thi riêng song dựa trên 5 môn thi gồm toán, văn, ngoại ngữ và 2 môn tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trường sẽ tính toán lại các môn xét tuyển. Cụ thể, khối ngành kinh tế cần môn toán để tư duy, môn văn để soạn thảo văn bản, hợp đồng và ngoại ngữ để hội nhập. Trường dự kiến xét 3 môn toán, văn, ngoại ngữ, 2 môn tổ hợp còn lại ít liên quan ngành kinh tế nên có thể loại trừ.

Bốn lựa chọn về phương thức tuyển sinh

Theo phương án thi THPT quốc gia 2017, trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2017, các trường sẽ có 4 lựa chọn về phương thức tuyển sinh.

Thứ nhất, các trường công bố công khai tổ hợp các bài thi, môn thi của kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét tuyển vào các ngành của trường trước khi thí sinh đăng ký dự thi, đồng thời công bố công khai chỉ tiêu dành cho các tổ hợp xét tuyển khác nhau; trong đó, phải dành ít nhất 25% chỉ tiêu để xét tuyển theo các khối thi truyền thống (A, A1, B, C, D). Việc xét tuyển có thể được thực hiện nhiều đợt trong thời gian quy định của kỳ tuyển sinh và theo yêu cầu của các trường.

Thứ hai, các trường sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT, kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh. Các trường phải công khai đề thi minh họa của bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, phương thức thi (trắc nghiệm hay tự luận) và cách tính điểm xét tuyển.

Thứ ba, các trường xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT. Với phương thức này, các trường thông báo cụ thể điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT (lớp 12 hoặc cả 3 năm THPT).

Thứ tư, các trường có thể phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh và quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh.

Yến Anh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Phải thực hiện đúng quy trình về dạy thêm

Theo đó, các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân có tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT, Quyết định 21/2014/QĐ-UBND và Quyết định 2140/2015/QĐ-UBND của UBND TP, theo đó: Không tổ chức dạy thêm, học thêm đối với học sinh (HS) theo học 2 buổi/ngày; không tổ chức dạy thêm HS tiểu học, trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng thích ứng cuộc sống, kỹ năng xã hội.

 Đăng ký học thêm tại một trung tâm bồi dưỡng văn hóa Ảnh: TẤN THẠNH

Đăng ký học thêm tại một trung tâm bồi dưỡng văn hóa Ảnh: TẤN THẠNH

Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường chỉ được tổ chức trên cơ sở tự nguyện tham gia của HS; phân chia lớp học theo trình độ HS, học sinh HS được lựa chọn giáo viên để theo học. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Ngoài ra, đối với cán bộ, giáo viên đang công tác trong các cơ sở giáo dục công lập tham gia dạy thêm phải thực hiện đúng quy định về dạy thêm, học thêm, chịu sự quản lý, giám sát của thủ trưởng cơ sở giáo dục công lập. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý cấp trên về việc quản lý, giám sát giáo viên thuộc đơn vị mình tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp dạy thêm không đúng quy định…

Sở GD-ĐT TP HCM sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất tới các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP về việc chấp hành các quy định về dạy thêm, học thêm. Sở cũng đề nghị UBND các quận, huyện tiếp tục phối hợp với Sở GD-ĐT thực hiện có hiệu quả công tác quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

Cùng ngày, Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu các đơn vị giáo dục thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về việc sử dụng cơ sở vật chất nhà trường tổ chức dạy thêm, học thêm. Theo đó, việc sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết phải bảo đảm đúng quy định của Thông tư 23/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập. Thủ trưởng các đơn vị lưu ý không được sử dụng cơ sở vật chất của đơn vị để cho thuê, liên doanh, liên kết hay dưới bất cứ hình thức nào nhằm mục đích tổ chức dạy thêm cho HS tiểu học, trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng thích ứng với cuộc sống, kỹ năng xã hội.

Đ.Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Giáo viên tát cô giáo bị phạt 7 triệu đồng

Ngày 21-10, Sở Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) TP Đà Nẵng cho biết đã báo cáo về kết quả giải quyết vụ việc xảy ra tại Trường TH và THCS Đức Trí (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) gửi lãnh đạo TP Đà Nẵng.

Theo đó, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng thống nhất xử lý kỷ luật bà Võ Nguyễn Kim Oanh, giáo viên Trường TH và THCS Đức Trí với hình thức khiển trách, xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng, đình chỉ công tác 1 tháng.

Bà Lê Thị Cúc, giáo viên công tác tại một trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng.

 Em H.G bị đánh xước má Ảnh: Facebook L.T.C

Em H.G bị đánh xước má Ảnh: Facebook L.T.C

Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết sẽ rút kinh nghiệm, tập trung chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ toàn ngành theo quy định hiện hành sau vụ việc này.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, khoảng 16 giờ 30 phút ngày 12-10, khi đến Trường TH và THCS Đức Trí đón con, bà Cúc phát hiện con trai là em Bùi H.G (HS lớp 3/4) bị đánh xước má nên lao vào trường hành hung giáo viên Bùi Thị Lan Anh vì tưởng bà Anh gây thương tích cho con trai mình.

Sau khi biết “thủ phạm” không phải cô Lan Anh mà là cô Kim Oanh, bà Cúc đã dùng điện thoại dí vào mặt cô Oanh để quay phim rồi đưa lên Facebook. Theo tường trình của cô Oanh, do em H.G nói chuyện trong giờ nghỉ trưa và không chịu ngủ nên cô đã phát vào vai và do móng tay dài đã gây xước má.

Liên quan đến sự việc này, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, cho hay chồng bà Cúc là ông Bùi Văn Sơn, người dằng micro trên tay cô giáo đang điều hành đưa đón học sinh, có hành vi và lời nói khiếm nhã, gây mất trật tự tại trường cũng đã bị công an triệu tập để xử lý theo quy định của pháp luật.

Vợ chồng bà Cúc cũng đã xin lỗi Hội đồng sư phạm Trường TH, THCS Đức Trí, xin lỗi cô Lan Anh vì đã đánh nhầm và cũng xin lỗi cô Oanh vì đã quay clip và đưa lên mạng xã hội.

“Đây là vụ việc đáng tiếc đã xảy ra do hành động bộc phát, thiếu kiềm chế của cô Oanh, của vợ chồng cô Cúc; tạo dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của nhà giáo, nhà trường, ngành giáo dục và TP Đà Nẵng, nhất là việc đánh trẻ, và đặc biệt là phát tán clip về hình ảnh cô Oanh, khiến dư luận báo chí, xã hội không thể chấp nhận” – Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng nêu quan điểm.

B.Vân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Xuất hiện clip 3 nữ sinh lớp 9 đánh nhau tơi bời

Chiều 21-10, ông Nguyễn Tấn Hoàng, Phó hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi (xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk), cho biết đã mời 3 em học sinh, phụ huynh lên làm việc về vụ đánh nhau rồi bị quay clip đưa lên mạng gây xôn xao dư luận.

 Ba nữ sinh đánh nhau bị tung clip lên mạng. Ảnh cắt từ clip

Ba nữ sinh đánh nhau bị tung clip lên mạng. Ảnh cắt từ clip

Theo ông Hoàng, vụ việc xảy ra vào khoảng 11 giờ ngày 18-10, nhưng mới bị đưa lên mạng xã hội. Nguyên nhân là do các em mâu thuẫn nhỏ nhưng thách đố nhau rồi xảy ra xô xát. Ba em học sinh đánh nhau gồm: Nguyễn Thị M. L. (9A2) Phạm Th. Tr. (9A4) và Hồ M. Ng. (9A4). “Đầu tuần tới, nhà trường sẽ họp và đưa ra hình thức xử lý thích đáng” – ông Hoàng cho biết thêm.

Trước đó, sáng cùng ngày, trên mạng xã hội Facebook đăng tải đoạn clip ghi lại cảnh 3 học sinh đánh nhau. Theo đó, 2 nữ sinh lớp 9A4 đã xông vào đánh nữ sinh lớp 9A2. Lúc đầu, nữ sinh này có phản kháng đánh lại nhưng sau đó yếu thế bị 2 nữ sinh giật tóc, tát, đá liên tục vào người. Đồng thời, 1 trong 2 nữ sinh lớp 9A4 có những lời lẽ thô tục. Lúc xảy ra vụ việc, có rất nhiều học sinh khác đứng vây quanh và cổ vũ, reo hò.

C. Nguyên

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Nhiều bất cập trong dạy nghề bậc phổ thông

Theo Công văn số 10945 về hướng dẫn thi và cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), thì sở giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) được giao trách nhiệm: “Tổ chức thi và cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông cho học sinh THCS và THPT đã học nghề phổ thông ở trường hoặc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, cơ sở dạy nghề được giao nhiệm vụ tổ chức dạy học theo chương trình nghề phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành hoặc cho phép thực hiện”.

Nhưng, hiện nay ở nhiều địa phương, không ít trường phổ thông gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ dạy nghề phổ thông cho học sinh, bởi có huyện không có trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; do đó hoàn toàn không có sự phối hợp nhau để thực hiện kế hoạch dạy nghề cho học sinh; mặt khác các trường phổ thông đó không đủ giáo viên môn công nghệ để dạy đủ các nghề mà học sinh chọn để đăng ký học .

Thế nên, nhiều trường phổ thông chỉ dạy cho học sinh một nghề duy nhất là tin học văn phòng, trong số 11 nghề mà Bộ GD-ĐT có ban hành tài liệu học tập gồm: Làm vườn, nuôi cá, trồng rừng, gò, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay và tin học văn phòng, bởi nhà trường có đủ giáo viên tin học và phòng máy vi tính đề dạy nghề này.

Do vậy, thiết nghĩ các sở GD-ĐT cần sớm hình thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên (GDTX) ở các huyện; với cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật được trang bị và giáo viên dạy nghề đủ tiêu chuẩn; thì trung tâm này sẽ phối hợp với các trường phổ thông không những hướng nghiệp cho học sinh mà còn tổ chức dạy tốt môn nghề phổ thông theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Mặt khác, thực hiện hướng dẫn 10945 của Bộ GD-ĐT, nhiều sở GD-ĐT giao Trung tâm GDTX cấp huyện tổ chức dạy nghề cho học sinh phổ thông với những nghề như điện dân dụng, thêu tay và tin học văn phòng; có địa phương dạy thêm nghề nấu ăn.

Tuy nhiên, do đội ngũ giáo viên dạy nghề của trung tâm phần đông là giáo viên phổ thông được Sở GD-ĐT tổ chức bồi dưỡng và cấp giấy chứng nhận để dạy những nghề trên đây; nên không thể nâng cao được kỹ năng thực hành nghề cho học sinh; mặt khác nhiều nghề phổ thông học sinh cần học đúng với sở thích và năng lực của bản thân thì Trung tâm GDTX không thể đáp ứng được.

Do vậy, thiết nghĩ, ngoài cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đã được đầu tư với quy mô lớn cho các Trung tâm GDTX cấp huyện để dạy nghề cho lao động nông thôn; sở GD- ĐT cần đầu tư đội ngũ giáo viên dạy nghề kể cả lãnh đạo các trung tâm GDTX phải là những giáo viên tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật hoặc trường CĐ nghề, để Trung tâm GDTX cấp huyện tổ chức dạy được nhiều nghề phổ thông cho học sinh có chất lượng, mà địa phương có nhu cầu sử dụng lao động.

Qua đó, học sinh phổ thông không chỉ học để thi lấy giấy chứng nhận nghề, để được hưởng điểm khuyến khích trong kỳ thi tuyển vào lớp 10 công lập hoặc thi tốt nghiệp THPT, mà còn được chọn một nghề phù hợp để học, khi hết phổ thông các em có thể tham gia lao động hoặc tiếp tục theo học các trường nghề.

Trần Vũ

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)Học sinh tiểu học làm… nhà khoa học

Từ năm học 2016-2017, gần 2.600 học sinh (HS) Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3, TP HCM) được học thêm một môn học mới là “Thí nghiệm khoa học vui”. Tất cả HS, từ lớp 1 đến lớp 5, tham gia thực hành, trải nghiệm những thí nghiệm hóa học với các dụng cụ và nguyên vật liệu hóa học như chai, lọ, bột ngọt, mắm, muối, nước tương, giấm ăn…

Lớp 1 cũng… làm thí nghiệm

Chị Trang, một phụ huynh HS lớp 4 Trường Tiểu học Lương Định Của, cho biết từ khi tham gia học môn này, con chị tỏ ra hào hứng, về nhà tấm tắc kể về môn học và đòi mẹ mua thêm nhiều nguyên liệu để thực hành. Bé còn đòi mẹ mua bắp cải màu tím, thêm một vài nguyên liệu nữa để làm mực tím cho bút máy theo công thức được giáo viên (GV) hướng dẫn ở trường. “Trẻ con thích được trải nghiệm, mạo hiểm, được sờ tay, trực tiếp làm thì rất háo hức” - chị Trang lý giải.

Theo chị Trang, ban đầu, khi đọc qua những tựa thí nghiệm nghe ghê gớm như “găng tay ma quái”, “địa ngục nổi loạn”, chị không khỏi bất ngờ nhưng khi hỏi con thì bé nói rất thích vì phù hợp tâm lý trẻ thơ, kích thích sự tò mò, khám phá. Thực ra, tên gọi là vậy nhưng chỉ học về muối nở, soda…“Như ở nhà, bé chơi dơ, nghịch đất cát thì mình hay la nhưng với trẻ con, đó là sự trải nghiệm và trẻ nào cũng thích” - chị Trang dẫn chứng.

Học sinh Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3, TP HCM) đang làm thí nghiệm hóa học

Học sinh Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3, TP HCM) đang làm thí nghiệm hóa học

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Funex “Thí nghiệm khoa học vui” là chương trình giáo dục của Nhật Bản được thiết kế nội dung học khác nhau nhưng liên thông từ lớp 1 đến lớp 5. Cụ thể, ở lớp 1, mục tiêu là cho trẻ cảm giác vui thích với khoa học trong quá trình tiếp xúc các thí nghiệm khoa học, thúc đẩy HS muốn “làm lại một lần nữa xem thế nào” khi về nhà. Nội dung của chương trình học lớp 1 là những hiện tượng khoa học gần gũi xung quanh như bong bóng xà phòng, sức mạnh không khí, đường và muối…

Đến lớp 2, chương trình không chỉ để trẻ dự đoán kết quả thí nghiệm mà còn thử thách bằng cách để HS tự phân tích kết quả sau khi làm thí nghiệm với các nội dung như không khí và nước, rau và trái cây, ôxy và cácbonic… Ở lớp 3, chủ đề sẽ là “hiện tượng khoa học quanh em” với các nội dung như điện năng, ngọn lửa kỳ diệu, kính hiển vi, núi lửa và động đất… Đến lớp 5 sẽ là thử sức với trải nghiệm khoa học nâng cao tại phòng thí nghiệm chuyên dụng với các nội dung đòn bẩy, âm thanh, ánh sáng…

Thêm trải nghiệm nhưng…

Tuy nhiên, không ít phụ huynh băn khoăn rằng các thí nghiệm này đối với HS ở bậc tiểu học là quá sớm. HS lớp 4 đã phải viết các công thức hóa học thì làm sao trẻ có thể tiếp thu? Ngoài ra, nếu chỉ học cho vui mà mỗi tháng phải đóng thêm 230.000 đồng và phụ huynh còn phải mua các đồ dùng phục vụ cho thí nghiệm thì sẽ tạo thêm gánh nặng.

Theo ông Từ Quốc Tuấn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Định Của, tâm lý trẻ em là thích tò mò, khám phá. Nghe tên gọi là thí nghiệm hóa học, nhiều phụ huynh... phát hoảng nhưng thực tế, đó là những thí nghiệm đơn giản với các nguyên vật liệu như nước mắm, muối, nước tương, lá cây, đường, dầu ăn… Ông Tuấn cho biết HS rất thích thú với những trải nghiệm sáng tạo của môn học này. Thậm chí, có phụ huynh là kỹ sư hóa học, có phòng thí nghiệm nhưng không dám cho con vào. Đến khi con được học ở trường thì về nhà, phụ huynh này đã mạnh dạn trao đổi những kiến thức liên quan.

Trước ý kiến băn khoăn học phí môn học là 230.000 đồng/tháng, ông Từ Quốc Tuấn cho hay học phí bao gồm chi phí trả cho GV, dụng cụ thí nghiệm, nguyên vật liệu, đầu tư phòng thí nghiệm… Theo ông, đây là môn học trên tinh thần tự nguyện, những em không học vẫn có GV phụ trách trông giữ và giảng dạy. Ông Tuấn cho rằng lâu nay, HS của chúng ta vốn thiệt thòi vì không có môi trường trải nghiệm để phát huy và bộc lộ năng khiếu sáng tạo. Trong khi đó, HS ở các quốc gia khác được trải nghiệm và ươm mầm từ nhỏ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện TP HCM có 2 trường tiểu học thực hiện chương trình này là Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10) và Trường Tiểu học Lương Định Của. Tuy nhiên, Trường Võ Trường Toản mới chỉ thực hiện ở lớp 1 do điều kiện về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm… chưa đáp ứng.

Dạy ngoài giờ chính khóa

Theo ông Tuấn, môn “Thí nghiệm khoa học vui” do Tập đoàn Renseikai (Nhật Bản) triển khai. Trong dịp hè, một số phụ huynh đã cho con tham gia các lớp học do Renseikai tổ chức, sau đó về hỏi nhà trường có cách nào để trẻ được học tại trường với học phí rẻ hơn. Vì thế, nhà trường đã hợp tác với Renseikai triển khai trên tinh thần tự nguyện, mục đích là khơi dậy sự đam mê, hứng thú trong học tập… cho HS.

Theo thỏa thuận hợp tác, môn này sẽ được giảng dạy song song với môn khoa học tự nhiên ở bậc tiểu học. Ngoài giờ học chính khóa, mỗi tuần HS sẽ có 1 giờ học và trải nghiệm môn “Thí nghiệm khoa học vui”. Mỗi giờ học như vậy sẽ có 4-6 GV của Renseikai phụ trách hướng dẫn, kèm thêm GV trong trường phụ trách trông giữ HS.

Bài và ảnh: Đặng Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)Sáng tạo để giúp học sinh trải nghiệm

26 giáo viên và 126 học sinh đại diện cho hơn 1,1 triệu giáo viên và trên 15 triệu học sinh phổ thông trong cả nước đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vinh danh trong lễ tuyên dương được tổ chức ngày 19-10 tại Hà Nội

Tận tâm, tận lực với học sinh

Cô Lê Thị Thơ An, giáo viên dạy vật lý đã gắn bó với Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An năm 2000. Từ đó đến nay, 38 lượt học sinh của trường đã đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, khu vực và quốc tế. Nghiên cứu tài liệu, tìm tòi phương pháp mới để tạo sự hứng thú cho học sinh, ngoài truyền dạy kiến thức, cô An còn hướng dẫn học sinh cách tự học, tự đọc, tự nghiên cứu và truyền lửa đam mê cho các em. “Truyền lửa là điều quan trọng nhất. Có thể ban đầu các em chưa tìm được mục tiêu của mình, chưa đam mê vật lý nhưng sau một thời gian ngắn, tôi thấy các em thật sự đam mê, đó là điều tôi hạnh phúc nhất” - cô An tâm sự.

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao bằng khen cho cô Nguyễn Thị Thu Anh Ảnh: KHÁNH NGUYỄN

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao bằng khen cho cô Nguyễn Thị Thu Anh Ảnh: KHÁNH NGUYỄN

Với cô Lê Thị Hiền Thảo - giáo viên Trường Mầm non Bạch Dương, quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) - thời gian lên lớp, chăm sóc học sinh nhiều hơn thời gian ở nhà với gia đình. Cả ngày vất vả chăm sóc trẻ, thời gian ít ỏi còn lại, cô Thảo tìm tòi, sáng tạo những sản phẩm đồ dùng dạy học. Những bộ sản phẩm như bảng học vui cùng bé, bộ đồ chơi lý thú... do cô sáng tạo đã giành nhiều giải thưởng của TP Đà Nẵng. Cô Thảo cũng nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp TP, cấp quốc gia. Với cô Hiền Thảo, mỗi ngày đến trường của trẻ phải là một ngày vui, nhìn những nụ cười của các em với cô thực sự là hạnh phúc.

Đổi mới là khát vọng vươn lên

Với nhiều thế hệ học trò Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Anh thật sự là một thần tượng, không chỉ bởi những bài giảng địa lý đầy say mê mà còn bởi sự nhiệt huyết của cô trong đổi mới giáo dục. Đi tiên phong trong việc xây dựng chương trình nhà trường, thay vì những bài học khuôn mẫu, học sinh Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành được trải nghiệm những tiết học hấp dẫn, tích hợp liên môn với sự khơi gợi đầy hứng thú của các giáo viên nhiều nhiệt tình và kinh nghiệm. “Sứ mệnh của trường chúng tôi là giáo dục và rèn luyện học sinh trở thành những công dân tương lai mạnh về thể chất, sáng về trí tuệ, giàu có về tâm hồn, có kỹ năng sống tốt, biết tự học, có tinh thần trách nhiệm và nỗ lực sáng tạo không ngừng” - cô Thu Anh chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định thầy giáo, cô giáo và các em học sinh có mặt trong lễ tuyên dương chính là những tấm gương tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, khát vọng đổi mới, sáng tạo của hơn 1 triệu nhà giáo và hơn 20 triệu học sinh cả nước. Theo Bộ trưởng Nhạ, đổi mới, sáng tạo là nhu cầu tự thân, tự nguyện, là động lực, khát vọng vươn lên của mỗi tập thể, cá nhân; là việc làm thường xuyên, lâu dài, bắt đầu từ việc nhỏ, diễn ra hằng ngày để việc làm hôm nay đạt năng suất, hiệu quả hơn hôm qua; là hành động thiết thực nhất của mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh góp phần tạo chuyển biến căn bản chất lượng, hiệu quả giáo dục nước nhà. Ông cũng yêu cầu cơ quan quản lý giáo dục các cấp phải là nơi kiến tạo, hỗ trợ, phục vụ để các thầy cô giáo, học sinh - sinh viên có môi trường thuận lợi nhất phát huy tối đa khả năng, phẩm chất và năng lực cá nhân, tự nguyện tham gia thi đua đổi mới, sáng tạo.

Khơi dậy năng lực, tâm huyết

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh Bộ GD-ĐT phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy để nâng cao tinh thần tự học và khơi dậy tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập và thực hành, kể cả khả năng ngoại ngữ. Đặc biệt chú trọng giáo dục đào tạo đạo đức, nhân cách cho học sinh. Có chính sách trọng dụng và khuyến khích những cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực, tâm huyết, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Theo bà Thịnh, đó cũng chính là mấu chốt để khơi dậy tinh thần thi đua sáng tạo đổi mới trong dạy và học, tạo nên được môi trường sư phạm văn hóa, nhân văn và tiến bộ.

YẾN ANH

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Cô giáo làm xước má học sinh bị phạt 5 triệu đồng

Ngày 19-10, Thanh tra Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với cô giáo Oanh (Giáo viên Trường TH và THCS Đức Trí, quận Hải Châu).

 Gây thương tích trên mặt em H.G, cô giáo Oanh bị đình chỉ công tác 1 tháng và phạt 5 triệu đồng

Gây thương tích trên mặt em H.G, cô giáo Oanh bị đình chỉ công tác 1 tháng và phạt 5 triệu đồng

Theo đó, cô Oanh bị đình chỉ 1 tháng công tác và phạt 5 triệu đồng. Theo Thanh tra Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, cô Oanh đã có hành vi đánh học sinh gây thương tích nên phải xử phạt hành chính theo quy định.

Trước đó, như Báo Người Lao Động Online đã thông tin, chiều 12-10, bà Lê Thị Cúc, phụ huynh em H.G, học sinh Trường TH và THCS Đức Trí đã xông vào trường và tát vào mặt một cô giáo đang trả học sinh vì cho rằng cô này đánh con bà gây xước mặt.

Sau khi tìm hiểu sự việc, nhà trường biết cô giáo bị bà Cúc tát không phải là người đánh con bà Cúc mà người đánh là cô Oanh. Theo tường trình của cô Oanh, do em H.G nói chuyện trong giờ nghỉ trưa và không chịu ngủ nên cô đã phát vào vai và do móng tay dài đã gây xước má.

Sau đó bà Cúc đã dùng điện thoại dí vào mặt cô Oanh để quay phim lại rồi úp lên mạng xã hội Facebook. Bà Cúc hiện là giáo viên công tác tại một trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng.

Theo Thanh tra Sở GD-ĐT Đà Nẵng, việc bà Cúc xông vào trường đánh giáo viên trước mặt học sinh và phụ huynh là xúc phạm nhân phẩm, danh dự và thân thể của nghề giáo. Hiện Thanh tra Sở cũng đang làm việc với bà Cúc để có hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

B.Vân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)Giáo viên xông vào trường tát cô giáo

Ngày 18-10, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết đã cử Thanh tra sở làm rõ vụ việc xảy ra tại Trường TH và THCS Đức Trí (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Ông Vĩnh cho hay Thanh tra sở sẽ mời các bên liên quan để làm rõ sự việc đã xảy ra để có hướng xử lý cụ thể.

 Vết xước trên mặt em H.G khiến bà Cúc lao đến trường tát vào mặt cô giáo đang trả học sinh sau đó còn quay lại hình ảnh người đánh con mình rồi tung lên Facebook. Ảnh: Facebook L.T.C

Vết xước trên mặt em H.G khiến bà Cúc lao đến trường tát vào mặt cô giáo đang trả học sinh sau đó còn quay lại hình ảnh người đánh con mình rồi tung lên Facebook. Ảnh: Facebook L.T.C

Theo tường trình của Trường tiểu học và THCS Đức Trí, vào chiều 12-10, trong giờ đón trả học sinh tại trường thì có 1 phụ nữ dắt theo một học sinh xông vào tát vào mặt cô giáo Lan Anh đang làm nhiệm vụ trả học sinh. Do bất ngờ và không phản ứng kịp nên cô giáo Lan Anh bị ngã và được các phụ huynh xung quanh đỡ đứng dậy đồng thời can ngăn người phụ nữ kia.

Người phụ nữ sau đó được xác định là Lê Thị Cúc, là mẹ của em H.G (học sinh lớp 3 của Trường tiểu học và THCS Đức Trí). Sau đó, bà Cúc cho biết rằng cô Lan Anh là người đánh em H.G gây vết xước ở má. Tuy nhiên, cô Lan Anh cho hay không biết em H.G mà chỉ có nhiệm vụ trả học sinh.

Lúc này, lãnh đạo Trường tiểu học và THCS Đức Trí đã kịp thời mời bà Cúc vào văn phòng. Tại đây, bà Lê Thị Nga, Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Đức Trí đã hỏi em H.G thì biết được vào buổi trưa cùng ngày, em bị cô Oanh đánh do không chịu ngủ trưa mà nói chuyện với bạn.

Sau đó, lãnh đạo nhà trường đã mời cô Oanh lên để tìm hiểu sự việc. Tuy nhiên, khi cô Oanh vừa đến phòng thì bà Cúc vội vã lấy điện thoại dí vào mặt cô Oanh đồng thời nói: “Tao đưa cái mặt mày lên mạng cho mọi người biết”.

Một lúc sau chồng bà Cúc đến dắt tay con ra khỏi phòng rồi giật micro trên tay của một cô giáo đang trả học sinh và la lớn. Lúc này, cả sân trường hoảng loạn, nhiều học sinh và phụ huynh không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhiều người thuyết phục bà Cúc can ngăn chồng thì bà không đồng ý còn luôn miệng la lớn: “Tôi là giáo viên 18 năm trong nghề đây, hết giờ với tôi”.

Giáo viên trong trường thuyết phục nhiều lần thì cả hai vợ chồng bà Cúc mới vào phòng Hiệu trưởng. Tuy nhiên khi bà Hiệu trưởng đề nghị em H.G ra ngoài chờ một tí thì vợ chồng bà Cúc không đồng ý rồi giơ điện thoại lên chụp hình sau đó dẫn nhau về.

Đến trưa ngày 15-10, bà Lê Thị Cúc đã sử dụng trang Facebook cá nhân đưa lên mạng toàn bộ hình ảnh về vết xước trên mặt con bà đồng thời đăng cả clip mà bà đã dí vào mặt cô Oanh để quay lại. Bà Cúc cũng đăng kèm status cho hay con bà trong giờ nghỉ trưa bị cô giáo đánh rách mặt vì không chịu ngủ.

Theo tường trình của cô Oanh, do em H.G không chịu ngủ trưa mà cứ lo nói chuyện với bạn nên cô đã dùng tay phát vào vai. Do móng tay dài nên bị sượt vào má em H.G gây nên vết xước và chảy máu.

Trao đổi với Phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Đình Vĩnh cho hay bà Lê Thị Cúc hiện là giáo viên đang công tác tại một trường THPT của TP Đà Nẵng. Ông Vĩnh cũng cho rằng không hiểu sao bà Cúc lại có hành động như vậy. “Sở Giáo dục sẽ thanh tra và mời cả hai bên, Trường tiểu học và THCS Đức Trí lẫn nơi công tác của bà Cúc để làm rõ sự việc. Sau khi có kết luận sẽ thông tin rõ cho mọi người được biết” – Ông Vĩnh nói.

B.Vân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

(Kênh giáo dục)Lối thoát nào cho mô hình trường học mới?

Nhiều phụ huynh cho rằng con cái họ đã mang họa khi “thử nghiệm” một chương trình không phù hợp khiến kết quả học tập ngày càng sa sút.

Trước đó không lâu, phụ huynh của Trường THCS Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên cùng phụ huynh một số trường học ở TP Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và các huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) đã tạo áp lực yêu cầu các trường phải ngưng chương trình này. Tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (TP Vinh, Nghệ An), lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cũng đã phải gặp gỡ hàng chục phụ huynh phản đối việc cho con em tiếp tục theo mô hình VNEN…

Vì sao phụ huynh tại nhiều địa phương không tin tưởng, ủng hộ VNEN và yêu cầu dừng triển khai mô hình này?

Dự án triển khai thí điểm VNEN tại Việt Nam được Quỹ Hỗ trợ toàn cầu về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tài trợ không hoàn lại 84,6 triệu USD. Mô hình này khởi nguồn từ Colombia những năm 1995-2000 để dạy học sinh trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm.

Dù mô hình này có một số tích cực, theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, như tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với phụ huynh và cộng đồng được tăng cường… nhưng cũng không tạo được niềm tin cho phụ huynh bởi việc áp dụng mô hình trường học mới này tại Việt Nam chưa thực sự phù hợp. Nhiều phụ huynh cho rằng cách học theo hình thức chia nhóm, học sinh tự học, tự thảo luận đối với bậc tiểu học là không cần thiết khi các em còn quá nhỏ. Nhiều em học lực khá giỏi có thể mạnh dạn trao đổi, thảo luận, còn những học sinh học lực trung bình, kém thì ngày càng hổng kiến thức và thiếu tự tin. Thực tế, sau khi hết bậc tiểu học, nhiều học sinh theo chương trình này đã không thể theo kịp những học sinh học theo chương trình truyền thống khi lên bậc THCS.

Dự án VNEN kết thúc từ ngày 31-5 và bắt đầu ngừng hỗ trợ kinh phí cho các trường. Sau khi “kết thúc”, một lối đi cho chương trình này đã hoàn toàn bỏ ngỏ. Bộ GĐ-ĐT chỉ phát đi một văn bản rút kinh nghiệm sâu sắc khi áp dụng mô hình vì một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về mô hình và điều kiện áp dụng; cán bộ quản lý và giáo viên chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng mô hình một cách máy móc; việc triển khai nóng vội, áp dụng ngay cả ở những trường còn khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học đông... dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận. Bộ này cũng chỉ khuyến khích các địa phương tiếp thu những ưu điểm của chương trình và triển khai chương trình theo tinh thần tự nguyện. Không có một hướng đi nào rõ ràng cho một mô hình mà sau hơn 3 năm triển khai (từ năm học 2012-2013), cả nước có đến 54 tỉnh, thành thực hiện mô hình này với 2.365 trường tiểu học và hơn 1.000 trường THCS!

Tại sao khi triển khai mô hình, bộ không thấy được những bất cập khi áp dụng và tương lai của nó khi kết thúc? Khi nguồn hỗ trợ đã hết, hàng chục ngàn học sinh theo học mô hình này hụt hẫng, phụ huynh bức xúc và đau đáu cho tương lai của con em mình. Hiện một số địa phương đã chủ động ngưng chương trình này như Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Hà Giang... và sẽ còn nhiều địa phương khác sẽ phải ngưng chương trình để quay về cách dạy học truyền thống. Như vậy, việc “thí điểm” một chương trình trên quy mô lớn đã thất bại. Bộ GD-ĐT tại thời điểm này không chỉ là “rút kinh nghiệm sâu sắc” mà phải có giải pháp thể hiện trách nhiệm đối với tương lai hàng chục ngàn học sinh của VNEN.

Bảo Lâm

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Giữ trẻ ngoài giờ: Giáo viên chờ hỗ trợ

Tại buổi làm việc của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng cần sớm có quy định và chế độ hỗ trợ cho giáo viên (GV). Nếu ngân sách không thể bảo đảm 100% việc chi trả thì doanh nghiệp tại các khu công nghiệp phải có trách nhiệm hỗ trợ cùng.

Gánh thêm 525 giờ/năm

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT, trong năm học 2016-2017, TP có 2 quận thực hiện việc giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân là Bình Tân và Thủ Đức. Cụ thể, Trường Mầm non (MN) 30-4 KCN Vĩnh Lộc (quận Bình Tân) giữ 60 trẻ đến 17 giờ 30 phút và cả ngày thứ bảy. Trường MN KCX Linh Trung I và Trường MN KCX Linh Trung II (quận Thủ Đức) nhận giữ 180 trẻ cùng với thời gian trên. Nhiều ý kiến tại các buổi khảo sát cho rằng nhu cầu gửi con ngoài giờ của công nhân là vô cùng lớn nhưng chuyện làm thêm lại do nguyện vọng của GV, chứ không thể ép buộc. Vì thế, để có đủ số GV làm theo ca là điều nan giải.

 Giáo viên giữ trẻ ngoài giờ cần được hỗ trợ để yên tâm chăm sóc các cháu Ảnh: Tấn Thạnh

Giáo viên giữ trẻ ngoài giờ cần được hỗ trợ để yên tâm chăm sóc các cháu Ảnh: Tấn Thạnh

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là việc sắp xếp GV giữ trẻ ngoài giờ như thế nào để không vi phạm luật lao động. Có ý kiến cho rằng nếu cứ xếp bừa thì quận, huyện nào cũng vi phạm luật lao động. Trong thực tế, mỗi GV MN làm việc thực tế là 10 giờ chứ không phải 8 giờ như theo quy định.

Bà Trương Thị Việt Liên, quyền Trưởng Phòng Giáo dục MN Sở GD-ĐT TP HCM, đặt vấn đề theo Bộ Luật Lao động, GV làm thêm không quá 200 giờ/năm nhưng với kế hoạch giữ trẻ ngoài giờ thì giáo viên làm thêm đến 525 giờ/năm. “Vậy chế độ chính sách phải như thế nào để tránh vi phạm luật lao động” - bà Liên nói.

Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP, cho rằng các trường cần ghép các nhóm lớp lại thành 1 lớp có nhu cầu giữ trẻ ngoài giờ để phân bố thời gian phù hợp và bảo đảm việc GV làm thêm không quá 200 giờ/năm theo quy định của luật lao động.

Từ thực tế triển khai, theo bà Trương Thị Việt Liên, muốn giữ trẻ ngoài giờ thì phương án đưa ra là chia ca để GV làm thêm mà không vượt quá 200 giờ/năm. Khi Sở GD-ĐT xây dựng kế hoạch này xong thì vẫn phải chờ góp ý của 2 sở là Tài chính và Nội vụ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Sở GD-ĐT chưa nhận được câu trả lời của 2 sở trên nên đã trình lên UBND TP xem xét quyết định.

Chế độ hỗ trợ không rõ ràng

Không những khó khăn về sắp xếp GV, cho đến nay, chế độ hỗ trợ GV tham gia giữ trẻ ngoài giờ vẫn chưa có quy định chính thức.

Tại quận Bình Tân, theo ông Đỗ Đình Thiện, Phó Chủ tịch UBND quận, qua khảo sát, việc giữ trẻ ngoài giờ được cả hiệu trưởng và GV hưởng ứng nhưng lại chưa có hướng dẫn về kinh phí. Ông Thiện đề nghị các sở - ngành tính toán để hỗ trợ GV thỏa đáng cho đúng với sức lao động của họ.

Lý giải vấn đề này, bà Trương Thị Việt Liên cho biết khi xây dựng kế hoạch, dự kiến chế độ hỗ trợ GV là 50% từ ngân sách và 50% từ Công đoàn của các KCN, KCX. Tuy nhiên, lại chưa có góp ý từ Sở Tài chính nên khi triển khai thì không có nội dung về chế độ chính sách cho GV.

Theo ông Phạm Huy Thông, Phó trưởng Ban Quản lý KCN-KCX TP HCM, hiện có 2 phương án hỗ trợ GV MN giữ trẻ ngoài giờ là 50% từ ngân sách và 50% từ Công đoàn doanh nghiệp hoặc 100% từ ngân sách. Tuy nhiên, thực tế ngân sách TP chia cho nhiều hoạt động nên hỗ trợ hoàn toàn cho GV là rất khó. Vì vậy, ban quản lý KCN-KCX đề nghị phương án 50:50. Thế nhưng, khi ban quản lý làm việc với Công đoàn doanh nghiệp thì Công đoàn cho biết không có kinh phí để chi.

Sớm bổ sung định biên

Bà Trương Thị Việt Liên cho rằng Sở Nội vụ phải bổ sung thêm định biên GV theo Thông tư 06 liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ. Theo thông tư này, định biên 2.5 GV/lớp (nhóm trẻ) và 2.2 GV/lớp (mẫu giáo). Nhưng hiện nay, Sở Nội vụ mới cấp định biên cho 2 nhóm này là 2.0 GV/lớp. Ngoài ra, bà Liên cũng đề nghị Sở Nội vụ phải bổ sung định biên nhân viên nuôi dưỡng theo Thông tư 06, nghĩa là cứ 30-50 trẻ sẽ có 1 nhân viên nuôi dưỡng vì hiện các trường có khoảng 100 trẻ mới được 1 nhân viên nuôi dưỡng.

Đặng Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!