Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

(Kênh giáo dục)Hút học sinh vào trường nghề: Chớ nói suông!

Dự thảo đề án phân luồng học sinh sau THCS tại TP HCM giai đoạn 2016-2020 đặt mục tiêu 30% học sinh (HS) tốt nghiệp THCS học nghề vào năm 2020. Hội nghị góp ý cho dự thảo đề án trên do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức sáng 30-11 đã nêu lên thực trạng hiện chỉ có khoảng 6%-7% HS tốt nghiệp THCS vào giáo dục nghề nghiệp.

Trường nghề mà ít dạy nghề

Dự thảo đề án phân luồng HS sau THCS tại TP HCM giai đoạn 2016-2020 đặt ra các mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, 100% các trường THCS của TP có từ 1-2 giáo viên chuyên trách làm công tác hướng nghiệp, hỗ trợ 100% học phí cho HS học nghề đối tượng tốt nghiệp THCS; đầu tư 50-100 tỉ đồng/trường/năm. Năm 2020, huy động HS tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 30%.

Học sinh học nghề tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng Ảnh: TẤN THẠNH

Học sinh học nghề tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng Ảnh: TẤN THẠNH

Theo báo cáo của Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp Sở GD-ĐT TP HCM, một trong những khó khăn khiến công tác phân luồng HS thời gian qua không hiệu quả là do tâm lý chung của xã hội vẫn còn xem trọng bằng cấp, nhất là bằng ĐH, mà chưa thấy được tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp. Trong khi đó, một số cơ sở đào tạo vẫn chưa hấp dẫn người học, phương pháp giảng dạy lạc hậu, thiếu thốn trang thiết bị. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân công tác hướng nghiệp ở trường THCS chưa hiệu quả, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, HS học nghề chỉ nhằm lấy điểm cộng vào trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10.

Tại quận Tân Phú, từ năm 2003-2008 là giai đoạn thành công nhất của hướng nghiệp. Thời điểm này, mỗi năm có 800 em tham gia học nghề. Tuy nhiên đến nay, HS tham gia học nghề chững lại và giảm xuống, chỉ vài trăm HS/năm. Phòng GD-ĐT quận Tân Phú cho rằng không phải chương trình hướng nghiệp hiện nay nghèo nàn, đơn điệu mà thật ra rất phong phú nhưng có thực tế là chương trình các môn khác quá nặng, lấn át sang chương trình dạy nghề. Mặt khác, còn không đủ thời gian vì phân phối chương trình quá ít, chỉ 1 tiết/tuần.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng hiện nay, công tác phân luồng đang còn bỏ qua nhiều đối tượng, chẳng hạn như những HS đang học lớp 10, 11, 12 nhưng học không nổi thì đi đâu; nên chăng có sự phối hợp giữa các trường để biết số lượng bỏ học mỗi năm bao nhiêu? Mặt khác, ở tầm cao hơn, từ phía sở nên kiến nghị với bộ tinh gọn lại kiến thức để HS vừa có thể học văn hóa vừa học nghề. Nếu chương trình văn hóa áp theo chuẩn phổ thông thì các em học không kham nổi vì rất nặng.

“Lấy đâu ra học sinh học nghề?”

Nhiều ý kiến tại hội nghị chỉ ra rằng mục tiêu lớn nhất của phân luồng là cân bằng tỉ lệ thầy và thợ hiện nay. Nhưng phải công tâm đánh giá rằng những biện pháp phân luồng thời gian qua đã thật sự hiệu quả chưa? Nếu chỉ vận động không thì rất khó, phải chăng cần quy định rõ mức điểm nào thì vào ĐH, mức điểm nào thì đi học nghề sau khi có quá trình đánh giá điểm ở bậc THCS và THPT.

Ông Nguyễn Minh Nhơn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Bình Thạnh, đặt vấn đề ở mục tiêu thứ 4 của đề án là đầu tư từ 50 đến 100 tỉ đồng/trường/năm để trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tham gia đề án e rằng… không khả thi. Theo ông Nhơn, có trường nghề tại Bình Thạnh xin 3 tỉ đồng/năm mà còn rất chật vật. “Mục tiêu năm 2020 huy động 30% HS tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp thì cũng cần điều chỉnh bởi hằng năm, chỉ tiêu vào lớp 10 công lập đã là 80% thì lấy đâu ra HS đi học nghề” - ông Nhơn nói.

Nhiều ý kiến tại các phòng GD-ĐT khác dẫn chứng số chỉ tiêu phân luồng hiện nay giao cho các quận, huyện còn khá du di trong khi nếu là chỉ tiêu thì phải sát sao, tỉ mỉ. Theo ông Nguyễn Thành Văn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 10, trong hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10, sở mới chú trọng quy hoạch HS vào lớp 10 công lập, bằng chứng là hồ sơ chỉ cho điền 3 nguyện vọng nên khi rớt cả ba thì HS bơ vơ không biết đi đâu...

Cơ chế miễn giảm học phí còn rườm rà

Ông Phạm Văn Công, Phó trưởng Phòng Dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, cho biết đang kiến nghị các cơ sở dạy nghề phải có chỉ tiêu đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp. Theo ông Công, trong giải pháp của đề án cần bổ sung thêm vai trò các trường THCS bởi chỉ đưa về trường tư vấn thì mới sâu sát với HS nhất. Trước nhiều ý kiến cho rằng hiện nay, cơ chế miễn giảm học phí cho HS học nghề còn rườm rà, phức tạp thì các trường cần tiếp tục đấu tranh, kiến nghị việc miễn giảm tập trung hết về nhà trường, không phân biệt trường công - tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS.

Đặng Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

(Kênh giáo dục)Ngành Điều dưỡng – xu thế nghề nghiệp của tương lai

Thiếu trầm trọng nguồn nhân sự điều dưỡng

Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Canada... đều gặp phải tình trạng thiếu điều dưỡng viên nghiêm trọng, riêng con số thống kê ở Mỹ lên tới 500.000 người.

Tại xứ sở chuột túi, nhu cầu việc làm trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi tăng trưởng hàng năm là 102% so với mức trung bình 13% của các ngành khác. Thậm chí, những quốc gia này phải thu hút điều dưỡng viên chất lượng đến từ các nước khác bằng cách nới lỏng luật di trú, trả lương cao hơn...

Ở Việt Nam, từ năm 2011, dân số chính thức bước vào giai đoạn già hóa với tuổi thọ trung bình tăng liên tục trong các thập kỷ qua, do đó nhu cầu đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn. Tuy nhiên, nguồn điều dưỡng của Việt Nam thực tế mới chỉ đáp ứng được 1/3 quy định của Nhà nước về chế độ điều dưỡng.

Theo Bộ Y tế, nhân lực ngành điều dưỡng ở Việt Nam đang ở mức thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu tổ chức y tế Thế giới khuyến cáo 1 bác sĩ cần 4 điều dưỡng thì ở nước ta tỉ lệ này chỉ là 1 bác sĩ có 1,5 điều dưỡng. Số lượng cán bộ y tế ngành điều dưỡng trình độ đại học chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của các cơ sở y tế, bệnh viện.

Khoa Điều dưỡng Đại học Yersin Đà Lạt hướng tới giáo dục bền vững

Nếu như ở Thái Lan, Philippines đã có những chương trình đào tạo điều dưỡng theo từng chuyên ngành như: lão khoa, nhi khoa, người lớn, chăm sóc gia đình, cộng đồng, sức khỏe tâm thần… thì ở Việt Nam, nhiều trường Đại học đã kịp thời nắm bắt nhu cầu của xã hội, không ngừng mở rộng nâng cao chất lượng giảng dạy Khoa Điều dưỡng, trường Đại học Yersin Đà Lạt là một điển hình.

Là đơn vị đầu tiên và duy nhất đào tạo cử nhân đại học chuyên ngành điều dưỡng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, ngay từ khóa tuyển sinh đầu tiên vào tháng 8-2007, Khoa Điều dưỡng trường Đại học Yersin Đà Lạt đã đề ra mục tiêu đào tạo sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn quốc gia, trình độ tương xứng các nước trong khu vực.

Theo đó, các sinh viên tốt nghiệp không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi sức khỏe một cách hiệu quả cho người bệnh mà còn chú trọng tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nắm rõ quy tắc y đức nghề thầy thuốc “lương y như từ mẫu”.

Khoa Điều dưỡng trường Đại học Yersin Đà Lạt đẩy mạnh phương pháp dạy và học tích cực

Khoa Điều dưỡng trường Đại học Yersin Đà Lạt đẩy mạnh phương pháp dạy và học tích cực

Để có thể hiện thực hóa quyết tâm trên, Ban lãnh đạo nhà trường đã mạnh dạn trang bị cơ sở vật chất và đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường liên kết hợp tác quốc tế, mở ra nhiều cơ hội học hỏi, cọ xát cho sinh viên nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành.

Đầu tư cơ sở vật chất

Để đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt nhất cho Khoa Điều dưỡng, trường Đại học Yersin Đà Lạt chú trọng xây dựng, nâng cấp hệ thống các phòng học lý thuyết, thực hành khang trang, rộng rãi. Trong đó, luôn đảm bảo đủ 5 phòng học chuẩn (50 sinh viên mỗi phòng) có bàn ghế cơ động, dễ sắp xếp theo yêu cầu của chủ đề buổi học, lắp đặt các trang thiết bị nghe nhìn hiện đại như máy chiếu, màn hình led...

Bên cạnh đó, với hơn 10 phòng thí nghiệm, thực hành như phòng Tin học, Sinh học đại cương, Giải phẫu - Mô phôi, Điều dưỡng cơ bản - Hồi sức cấp cứu, Vi sinh - Ký sinh, Điều dưỡng nội - nhi - truyền nhiễm, Điều dưỡng ngoại - Phụ sản, Hoá vô cơ - Hữu cơ - Hoá sinh,... các sinh viên Khoa Điều dưỡng của trường có những giờ học thực nghiệm bằng trực quan sinh động và phong phú.

Cải tiến phương pháp giảng dạy

Ngoài việc học trên giảng đường, các thầy cô giáo còn áp dụng các phương pháp dạy và học tích cực như: thực tập cộng đồng, làm việc nhóm, lý thuyết kết hợp thực hành, sinh viên học chủ động... Theo đó, phương pháp này lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo của người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đây là một biện pháp rất quan trọng để nâng cao chất lượng. Khoa luôn quan tâm thực địa, thực hành nên tỉ lệ thời gian thực hành với thời gian lý thuyết của các bộ môn chuyên ngành là 50:50.

Song song, phương pháp đánh giá kết quả học tập chủ yếu là MCQ (trắc nghiệm) và MEQ (trả lời ngắn) kết hợp các hình thức thi viết luận, bài tập tình huống. Trong đó, tiêu chí sinh viên chuyên cần chiếm 10% tổng điểm.

Trường ĐH Yersin Đà Lạt hợp tác với các trung tâm y tế xã, phường và các Bệnh viện để sinh viên thực tập

Trường ĐH Yersin Đà Lạt hợp tác với các trung tâm y tế xã, phường và các Bệnh viện để sinh viên thực tập

Sinh viên theo học tại trường, ngoài chương trình đào tạo chuyên môn, còn được tham gia các môn bổ trợ như: tiếng Anh chuyên ngành, tin học, kỹ năng mềm... Ngoài ra, những sinh viên có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện sẽ được học miễn phí các lớp tiếng Nhật và tiếng Pháp để sau khi hoàn thành khóa học có thể tiếp tục học tập hoặc lao động tại nước ngoài.

Những trái ngọt từ vườn ươm

Với chất lượng đào tạo vượt trội, phần lớn các sinh viên Khoa Điều dưỡng, trường Đại học Yersin Đà Lạt sau khi tốt nghiệp đều làm đúng công việc đã theo học tại các bệnh viện lớn. Trong đó, có hơn 20 sinh viên được tiếp nhận vào công tác tại bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, một số sinh viên giữ vị trí trưởng Khoa Điều dưỡng ở các bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố, tiêu biểu như bà Ngô Thị Tú Oanh - Điều dưỡng trưởng khoa Nội 2, bà Phan Thị Uyên Ly - Điều dưỡng trưởng khoa Tai mũi họng và ông Trần Văn Ngọc - Điều dưỡng trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng; ông Trương Quang Hoàng - Điều dưỡng trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM; bà Nguyễn Thị Ngọc Kha - Phó phòng Điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh...

Ngoài ra, một số cựu sinh viên của Khoa hiện đang làm giảng viên tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, Cao đẳng Y tế Phú Yên, Cao đẳng Y tế Lâm Đồng...

Ngoài ra, nắm bắt nhu cầu lớn của Nhật Bản về nguồn lao động có chuyên môn, thành thạo ngôn ngữ bản địa trong ngành y tế, chăm sóc sức khỏe, trường Đại học Yersin Đà Lạt đã hợp tác với Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực châu Á tập huấn miễn phí ngắn hạn 3 tháng tại Nhật nhằm mở ra cơ hội giúp sinh viên theo học tại trường nâng cao tay nghề, tăng sức cạnh tranh trên thị trường việc làm trong và ngoài nước.

Từ tháng 9-2015 đến nay đã có 10 sinh viên của Khoa được đi tập huấn tại Nhật Bản theo chương trình này. Đặc biệt, theo khế ước lao động giữa trường Đại học Yersin Đà Lạt và Hội Nhật - Việt, hàng năm Hội sẽ đưa những sinh viên xuất sắc của Khoa được tiếp tục học tập và làm việc tại Nhật Bản.

Với những thành tích và kết quả đạt được, Tiến sĩ Bác sĩ Đỗ Văn Chính - trưởng Khoa Điều dưỡng trường Đại học Yersin Đà Lạt, cho biết sẽ nỗ lực hơn trong việc đào tạo các thế hệ cử nhân điều dưỡng có y đức trong sáng, chuyên môn vững vàng, đáp ứng tốt các yêu cầu của điều dưỡng viên ngày càng khắt khe.

Bài-ảnh: Hoàng Lâm

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)2.331 thí sinh thi để "chọn người tài, không chọn người nhà"

Sáng 29-11, tại Trường Đại học Quảng Nam, Hội đồng thi tuyển công chức tỉnh Quảng Nam năm 2016 (gọi tắt là Hội đồng thi tuyển) đã tổ chức khai mạc kỳ thi.

Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng thi tuyển, cho biết việc tuyển chọn đội ngũ công chức có chất lượng vào cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh là việc làm hết sức quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả, tác động tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 Ông Đinh Văn Thu (đứng đầu) thăm hỏi, động viên các thí sinh trước khi bước vào cuộc thi

Ông Đinh Văn Thu (đứng đầu) thăm hỏi, động viên các thí sinh trước khi bước vào cuộc thi

“Địa phương đã xác định trao cơ hội bình đẳng cho các công dân được tham gia vào bộ máy chính quyền của tỉnh. Vì vậy, trong kỳ thi tuyển công chức năm nay, lãnh đạo tỉnh quán triệt phải thực hiện một cách minh bạch, công khai, khách quan, đảm bảo tính cạnh tranh” – ông Thu nói.

Ông Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ), cho biết việc xây dựng đội ngũ công chức là nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là trong điều kiện đất nước tiếp tục xây dựng, hoàn thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do dân và vì dân.

“Thông qua kỳ thi tuyển dụng theo nguyên tắc khách quan, minh bạch công bằng, tuân thủ pháp luật sẽ lựa chọn được những người đủ phẩm chất, trình độ, năng lực để bổ sung cho nền công vụ thực hiện chức trách, nhiệm vụ phục vụ nhân dân” - ông Tuấn nói.

 Các nhân tài được lựa chọn khi đánh bại hơn 6,44 người khác

Các "nhân tài" được lựa chọn khi "đánh bại" hơn 6,44 người khác

Được biết, kỳ thi tuyển công chức năm nay của tỉnh Quảng Nam có 2.331 thí sinh dự thi để tuyển chọn 362 chỉ tiêu của 32 sở ngành và địa phương cấp huyện.

Các thí sinh sẽ thi trắc nghiệm trên máy tính 3 môn gồm Tin học, Ngoại ngữ, Nghiệp vụ chuyên ngành. Sau đó, chỉ các thí sinh đạt yêu cầu (mỗi môn phải đạt tối thiểu 50 điểm trong thang điểm 100) mới bước tiếp vào 2 môn thi viết còn lại gồm Kiến thức chung và Kiến thức chuyên ngành. Kỳ thi diễn ra từ ngày 29-11 đến 4-12.

Tr.Thường

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

(Kênh giáo dục)Làm quen với kiểu thi THPT quốc gia

Các trường THPT thay đổi phương pháp dạy học và kiểm tra, cho học sinh đăng ký lựa chọn các tổ hợp môn lập danh sách để chuẩn bị cho đợt kiểm tra cuối học kỳ 1. Để giúp học sinh làm quen với môn toán trắc nghiệm và tổ hợp môn, học sinh lớp 12 hệ THPT tại Hà Nội sẽ làm bài kiểm tra cuối học kỳ 1 như phương án thi THPT quốc gia 2017.

Cho chọn môn kiểm tra cuối kỳ

Đến thời điểm này, hầu hết các trường, giáo viên đều đã cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết bằng hình thức trắc nghiệm nhằm giúp các em làm quen và đáp ứng phù hợp với phương thức đổi mới thi. Ông Đặng Đình Đại - Hiệu trưởng Trường THPT WellSpring, quận Long Biên, Hà Nội - cho hay nhà trường yêu cầu đối với các bài kiểm tra 1 tiết, giáo viên thực hiện theo dạng đề minh họa để học sinh làm quen với dung lượng kiến thức ở những bài học sinh đã học. Hiện nhà trường đã cho học sinh đăng ký lựa chọn nhóm môn để chủ động kế hoạch, mỗi tổ chuyên môn đều chuyển đổi ma trận đề sang dạng thích hợp với kỳ thi THPT quốc gia. Hiện giáo viên vẫn dựa theo đề minh họa để đưa ra những đề tương đương theo từng chương, từng bài, từng phần.

Học sinh THPT đang được làm quen với đề thi của kỳ thi THPT quốc gia Ảnh: Hoàng Triều

Học sinh THPT đang được làm quen với đề thi của kỳ thi THPT quốc gia Ảnh: Hoàng Triều

Giáo viên toán của một trường THPT đóng tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho hay trong quá trình dạy và kiểm tra đánh giá, học sinh vẫn còn bỡ ngỡ với cách làm bài kiểm tra môn toán trắc nghiệm. Thầy Trần Mạnh Tùng, Tổ trưởng Bộ môn Toán Trường THPT Lương Thế Vinh, cho biết tổ toán của trường đã họp với nhau nhiều lần để thống nhất cách dạy và cách học cho có hiệu quả trong kỳ thi sắp tới, rèn luyện cho học sinh phương pháp tính toán nhanh. “Với khối 10, 11, chúng tôi thống nhất thi học kỳ 1 và kỳ 2 sắp tới sẽ giữ 50% trắc nghiệm và 50% tự luận để các em tiếp cận dần dần với hình thức trắc nghiệm còn khối lớp 12, chúng tôi kiểm tra học kỳ 100% trắc nghiệm theo mẫu đề minh họa. Bên cạnh đó, học sinh khối lớp 12 tăng cường làm thêm bài tập trắc nghiệm, tăng cường luyện thêm đề để cọ xát, làm quen với các cách trả lời câu hỏi theo nhiều hình thức khác nhau” - thầy Tùng cho hay.

Khó cho môn giáo dục công dân

Tuy đã thay đổi phương pháp dạy - học môn giáo dục công dân từ 2 tháng nay nhưng nhiều giáo viên vẫn cho rằng cả giáo viên và học sinh đều gặp khó trong việc dạy và học. Một giáo viên chia sẻ căn cứ vào đề thi minh họa môn giáo dục công dân thì học sinh khó có thể làm được hết bài thi vì một số nội dung viết trong sách giáo khoa còn chưa được đề cập nhiều. Đề thi minh họa môn bao quát nội dung về cuộc sống và hiểu biết về pháp luật xã hội, để làm hết những câu hỏi đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững về kiến thức trong sách giáo khoa mà còn phải học hỏi, trau dồi kiến thức ở ngoài.

Theo giáo viên này, kiến thức về pháp luật trong môn giáo dục công dân rất trừu tượng, nặng về lý thuyết, trong khi đề thi minh họa yêu cầu ngoài việc nắm chắc kiến thức, bắt buộc học sinh phải hiểu rõ luật và biết cách áp dụng mới có thể làm đúng bài được.

Ví dụ, đề thi có những khái niệm sách giáo khoa không đề cập như vi phạm quyền tác giả, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong bộ luật dân sự… Trên thực tế, từ trước đến nay, nhiều giáo viên và học sinh đều coi môn giáo dục công dân là môn học phụ và thường kết thúc sớm trong năm học, số giờ học chỉ có 1 tuần/tiết là quá ít nên khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Giáo viên môn giáo dục công dân tại một trường đóng trên quận Bắc Từ Liêm nói thêm đề thi minh họa môn bao quát nội dung về cuộc sống và hiểu biết về pháp luật xã hội. Thời lượng 1 tiết/tuần như thế này rất khó dạy cho học sinh, để thí sinh đạt được điểm 9 -10 là rất khó.

Thi học kỳ cũng có đề riêng

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi tới các trường THPT yêu cầu bài kiểm tra cuối học kỳ 1 năm học 2016-2017 của khối 12 sẽ tổ chức kiểm tra các môn theo quy trình như thi THPT quốc gia 2017. Theo đó, học sinh được phát số báo danh, có đề thi riêng, mỗi phòng thi có giám thị trông thi... Việc chấm thi bảo đảm theo đúng quy trình, môn ngữ văn tự luận rọc phách, các trường chấm chéo, còn lại tất cả môn thi trắc nghiệm sẽ gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo để chấm bằng máy.

Yến Anh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Không được tạo áp lực kiểm tra học sinh tiểu học

Theo đó, việc kiểm tra học kỳ I do trưởng phòng GD-ĐT các quận - huyện chỉ đạo các trường tiểu học sắp xếp lịch cho phù hợp với kế hoạch năm học.

Đề kiểm tra giao cho hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện, phân công soạn và duyệt đề với các yêu cầu: thực hiện theo Thông tư 30 và 22 của Bộ GD-ĐT về đánh giá học sinh tiểu học, hiệu trưởng giao các tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kỳ. Sở khuyến khích các trường ra đề theo phương án: giáo viên chủ nhiệm soạn đề, gửi về cho tổ chuyên môn. Sau đó, tổ chuyên môn chọn lọc và gửi về cho ban giám hiệu.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho rằng kiểm tra cuối kỳ là việc làm bình thường, không được tạo áp lực Ảnh: Tấn Thạnh

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho rằng kiểm tra cuối kỳ là việc làm bình thường, không được tạo áp lực Ảnh: Tấn Thạnh

Sở cũng lưu ý bài kiểm tra cuối kỳ được giáo viên nhận xét, sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế; cho điểm cuối cùng theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân. Kiểm tra cuối kỳ là việc làm bình thường nhằm nắm bắt tình hình học sinh. Do đó, giáo viên không được tạo áp lực cho học sinh và phụ huynh trước kỳ kiểm tra.

Đ.Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

(Kênh giáo dục)Đọc lưu loát nhưng… không hiểu!

PGS-TS Hoàng Thị Tuyết, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học Trường ĐH Sư phạm TP HCM, cùng nhóm nghiên cứu vừa tổ chức hội thảo báo cáo nghiệm thu công trình khoa học với đề tài: “Xây dựng mô hình dạy đọc tiếng Việt ở tiểu học theo cách tiếp cận năng lực”. Hội thảo đã thu hút rất nhiều giáo viên (GV) tại TP HCM tham dự.

Kỹ năng đọc hiểu tiếng Việt ở mức độ thấp

Nhiều chuyên gia giáo dục chỉ ra rằng học sinh (HS) hiện nay nhìn chung đọc to, lưu loát nhưng yếu trong đọc hiểu và ít hứng thú học đọc.

Theo nghiên cứu của PGS-TS Hoàng Thị Tuyết và cộng sự, 226 HS thuộc 3 trường tiểu học Võ Trường Toản (quận 10), Quang Trung (quận 12), Tân Túc (huyện Bình Chánh) được chia ra 2 nhóm: nhóm đối chứng (114 HS) và nhóm thực nghiệm (112 HS). Kết quả khảo sát trước khi tiến hành thực nghiệm cho thấy HS cả 2 nhóm có khả năng đọc trôi chảy và kỹ năng đọc hiểu đơn giản nhưng hầu hết đều gặp khó trong các kỹ năng đọc hiểu cao hơn.

Đặc biệt, hiểu để thể hiện thông qua viết nhìn chung rất thấp. Đa số HS tham gia khảo sát có tốc độ đọc trung bình vượt gần gấp đôi chuẩn đọc quy định của chương trình dạy đọc tiếng Việt tiểu học. Thế nhưng, kỹ năng đọc hiểu của các em nhìn chung đạt mức độ thấp, đặc biệt rất thấp ở kỹ năng tổng hợp đơn giản, suy luận và diễn đạt thể hiện được từ đọc hiểu.

Học sinh tiểu học vẫn chủ yếu được rèn khả năng đọc lưu loát mà chưa chú trọng vào việc hiểu bài Ảnh: TẤN THẠNH

Học sinh tiểu học vẫn chủ yếu được rèn khả năng đọc lưu loát mà chưa chú trọng vào việc hiểu bài Ảnh: TẤN THẠNH

Nhằm tăng cường khả năng đọc hiểu, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp như: đơn vị quản lý chuyên môn tạo điều kiện để GV tiếp cận lối giảng dạy trực tiếp trong đọc hiểu cho HS, lồng ghép hoạt động viết thể hiện sau khi đọc vào tiết tập đọc. Đồng thời, thay đổi hoàn toàn về ngữ liệu kiểm tra đọc, nghĩa là cần dùng ngữ liệu bài đọc mới cho cả kiểm tra đọc trôi chảy lẫn đọc hiểu. Hiện nay, các đề kiểm tra đọc trôi chảy vẫn cho HS sử dụng lại các bài đã học trong sách giáo khoa, trong khi đề kiểm tra đọc hiểu thì sử dụng ngữ liệu bài đọc mới. Ngoài ra, cần kiểm tra bài cũ theo hướng mở với những câu hỏi, bài tập khuyến khích HS diễn đạt lại thông tin từ bài đã học theo cách diễn giải, minh chứng hay suy luận, mở rộng, giải quyết vấn đề; tránh lối kiểm tra đọc lớn các đoạn và lần lượt hỏi các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Tiến bộ với dạy học thực nghiệm

Hầu hết GV tiểu học tham gia hội thảo nêu trên đều tâm đắc với mô hình dạy đọc có hướng dẫn - mô hình workshop (dạy đọc tương tác, hợp tác và phân hóa bao gồm 3 mô hình nhỏ: đọc chia sẻ, đọc có hướng dẫn, đọc độc lập, từng được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện) cho phù hợp với ngữ cảnh, văn hóa giáo dục và xã hội Việt Nam mà PGS-TS Hoàng Thị Tuyết cùng cộng sự xây dựng, biên soạn. Công cụ tác động chủ yếu là các giáo án biên soạn theo cách tiếp cận năng lực. Các kỹ năng của HS mà giáo án tác động là: đọc trôi chảy, hiểu nghĩa của từ, đọc hiểu và viết thể hiện hiểu sau khi đọc.

Qua quá trình thực nghiệm 8 tháng của nhóm nghiên cứu, kết quả cho thấy kỹ năng hiểu nghĩa của từ, đọc hiểu, viết thể hiện hiểu sau khi đọc của HS tiểu học đã gia tăng tích cực với mức độ đáng kể. HS cũng thích đọc sách, thích nghe đọc và thích tiết tập đọc hơn trước. Trong khi đó, những HS không tham gia thực nghiệm thể hiện sự tiến bộ ít hơn. Kết quả từ 3 trường tham gia cũng cho thấy qua quá trình đọc độc lập mở rộng, số HS tham gia đọc sách mỗi ngày ở Trường Tiểu học Tân Túc là 24/38, Trường Tiểu học Quang Trung là 38/38 và Trường Tiểu học Võ Trường Toản là 33/36 em.

Tuy nhiên, các nhà giáo cũng bày tỏ nhiều trăn trở khi vấn đề đặt ra là hiện nay, không ít GV dạy học theo một quy trình, quy chuẩn có sẵn. Nếu có đổi mới thì liệu nhà trường, phụ huynh có chấp nhận?

Cô Phạm Thị Thùy, chuyên viên tiểu học Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, cho rằng GV cần có một hành lang pháp lý để yên tâm thực hiện những sáng kiến. Cô Thùy nêu thực trạng hiện nay, GV chủ yếu chỉ được tham gia hình thức bồi dưỡng thường xuyên ngắn ngủi và không có thời gian triển khai ý tưởng. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ phụ huynh lại không hợp tác với nhà trường để cùng giáo dục con em trong việc đọc sách nói riêng và học tập nói chung.

Thích đọc sách cùng giáo viên

Theo các GV tại 3 trường tiểu học tham gia thực nghiệm, HS rất thích tiết đọc chia sẻ, thích nghe thầy cô đọc các câu chuyện, thích dự đoán diễn biến tiếp theo sẽ như thế nào. HS cũng tập trung suy nghĩ nhiều hơn trong việc tìm kiếm ý nghĩa của mỗi câu chuyện. Có tới 95,61% HS chọn thích và rất thích khi được hỏi “em thích nghe cô giáo đọc sách và trò chuyện cùng em về sách?”.

ĐẶNG TRINH

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

(Kênh giáo dục)Học sinh lớp 3, lớp 4 “không biết đọc, biết viết” vẫn được lên lớp?

Chiều 24-11, ông Đinh Qúy Nhân, Giám đốc Sở GD – ĐT tỉnh Quảng Bình cho biết trong chiều cùng ngày đoàn kiểm tra của Sở đã về trực tiếp làm việc với Phòng GD – ĐT Thị xã Ba Đồn sau đó về tại Trường Tiểu học Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc) để kiểm tra thông tin nhiều em học sinh các lớp 3,4,5 của trường này “không biết đọc, không biết viết” mà vẫn được lên lớp.

Theo ông Nhân nếu thông tin trên có thật, Sở GD-ĐT Quảng Bình sẽ có hình thức xử lý nghiêm lãnh đạo Trường Tiểu học Cồn Sẻ và những giáo viên liên quan vì để xảy ra tình trạng trên.

“Thời gian tới Sở sẽ thành lập đoàn kiểm tra, rà soát lại tất cả các trường tiểu học và THCS trên địa bàn toàn tỉnh về kiến thức học sinh cũng như chất lượng giảng dạy của giáo viên” – ông Nhân khẳng định.

Trường Tiểu học Cồn Sẻ nơi bị phản ánh thông tin học sinh “không biết đọc, không biết viết” vẫn được lên lớp

Trường Tiểu học Cồn Sẻ nơi bị phản ánh thông tin học sinh “không biết đọc, không biết viết” vẫn được lên lớp

Trước đó không lâu, một tờ báo đã phản ánh thông tin tình trạng học sinh ở các lớp 3,4,5 đang học tập tại Trường Tiểu học Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn) không biết đọc, không biết viết nhưng vẫn phải lên lớp gây bức xúc dư luận và lo lắng cho các bậc phụ huynh có con em đang học tại ngôi trường này.

Theo đó, tờ báo này dẫn lời chị Nguyễn Thị Hảo (36 tuổi), phụ huynh em Nguyễn Hoàng Phúc Lộc (lớp 3C, Trường tiểu học Cồn Sẻ) cho biết, đầu năm học 2016 -2017, chị phát hiện con mình không đọc được chữ, viết cũng không được. Quá ngỡ ngàng, chị cho kiểm lại kiến thức căn bản lớp 1 và lớp 2 của Lộc thì kết quả cũng chỉ là “con số không”. Quá bất ngờ ở chỗ em Lộc vẫn được nhà trường cho lên lớp.

Không những vậy, bài báo này còn dẫn lời nhiều phụ huynh khác có con em đã và đang theo học ở các lớp 4 và 5 không biết đọc, biết viết, thậm chí không giải được các bài toán dành cho học sinh chương trình lớp 1 mà vẫn được lên lớp bởi nhà trường “chạy đua” với căn bệnh thành tích.

M.Tuấn

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

(Kênh giáo dục)Lúng túng ra đề thi trắc nghiệm

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM vừa có hướng dẫn kiểm tra học kỳ I đối với các trường phổ thông. Trong đó, riêng khối 12, các trường biên soạn đề môn ngữ văn theo hình thức tự luận; các môn toán, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân theo hình thức trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn. Mục đích của việc ra đề là để học sinh (HS) làm quen với đề thi THPT quốc gia sắp tới.

Áp lực và nhiều rủi ro

Dù đánh giá xu hướng đề thi theo hình thức trắc nghiệm là điều cần thiết nhưng nhiều giáo viên (GV) cho rằng với thời gian gấp rút để thay đổi hẳn cách dạy và học khiến không ít người lúng túng, thậm chí rất áp lực. GV một trường THPT tại quận 1 cho rằng dù được các phòng chuyên môn của Sở GD-ĐT TP HCM tập huấn khá kỹ nhưng khó khăn hiện nay là GV vẫn phải tập trung dạy cho kịp chương trình nên rất ít thời gian hướng dẫn cho HS. Qua vài lần thử sức với đề thi minh họa, điều dễ nhận thấy nhất là tốc độ làm bài thi của HS khá chậm do chưa làm quen với dạng đề này bao giờ. Vì vậy, GV rất sợ rủi ro khi ra đề và chấm thi.

Học sinh tại TP HCM đang làm quen với hình thức thi trắc nghiệm Ảnh: Tấn Thạnh

Học sinh tại TP HCM đang làm quen với hình thức thi trắc nghiệm Ảnh: Tấn Thạnh

Thầy Trần Văn Toàn, tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie, cho biết ngay khi Bộ GD-ĐT quyết phương án thi trắc nghiệm và đề minh họa, tổ toán đã lên phương án cho HS làm quen với dạng đề thi này. Các GV trong tổ chuẩn bị tài liệu với các đề thi khác nhau để phát cho HS làm thử.

Từ thực tế nghiên cứu, soạn thảo câu hỏi, thầy Toàn cho rằng soạn thảo một tài liệu trắc nghiệm vô cùng vất vả. Không những HS chưa quen mà nhiều thầy cô cũng thế. Muốn có một đề trắc nghiệm phải có ma trận đề rõ ràng, chi tiết để nắm bắt độ khó, dễ của từng câu hỏi. Nó khác với đề tự luận vì số lượng câu hỏi của một đề trắc nghiệm nhiều, dẫn đến việc khó quản lý mức độ từng câu và toàn bộ đề thi. Điều khiến nhiều GV lấn cấn nhất là để đánh giá một câu hỏi khó hay dễ ở mức độ nào trong đề trắc nghiệm hiện còn rất khó nhận diện. Một đề trắc nghiệm đòi hỏi 4 mức độ đánh giá là nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.

“GV băn khoăn là ở chỗ chủ quan của người ra đề, có thể với GV này thì câu hỏi ở mức vận dụng khá nhưng GV khác hoặc HS lại chỉ đánh giá ở mức trung bình. Do đó, để phân tích một câu hỏi ở mức độ nào phải có quá trình thực nghiệm mới chính xác được trong khi thời gian không có nhiều để GV và HS thực hành” - thầy Toàn nói.

Khó đạt điểm cao

Nhiều trường THPT đã tiến hành cho HS làm bài thi thử, tuy nhiên kết quả đạt được đều thấp hơn năm trước do lúng túng với hình thức thi mới.

Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, cho biết do việc làm bài trắc nghiệm của HS chưa quen nên có những kết quả chưa thực sự vừa ý. Riêng môn sử, theo đề thi minh họa của bộ thì có đến 4 phương án trả lời a, b, c, d nhưng trước giờ câu hỏi của các môn xã hội có thể chỉ cần dùng 2 phương án là đúng, sai hoặc xây dựng “mồi nhử” để chọn đáp án. Tuy nhiên, hiện nay ma trận đề rất mông lung.

“Tại trường, các GV gấp rút chia nhau soạn câu hỏi trắc nghiệm, nếu câu nào trên 50% HS làm được thì được chọn rồi tổng hợp lại thành đề để HS làm thử. Thời gian quá gấp rút, thêm nhiều công đoạn, có những câu hỏi cũng không biết hợp lý hay không, có thể nó phù hợp với HS trường mình nhưng với HS trường khác có phù hợp hay không? Điều may mắn của trường là có phần mềm chấm thi trắc nghiệm từ ĐHQG Hà Nội nên khả năng rủi ro ít xảy ra” - thầy Du nói

Theo thầy Trần Văn Toàn, Trường THPT Marie Curie đã tổ chức cho từng lớp khối 12 làm thử các đề và thực tế nảy sinh là học trò còn lúng túng trong thi trắc nghiệm. Còn GV thì rất lúng túng trong việc ra một đề thi trắc nghiệm thế nào cho hiệu quả, có tính khái quát cao. Theo thầy Toàn, vừa qua, khi cho HS làm thử đề thi có các câu hỏi sát với đề minh họa của bộ thì số em đạt điểm cao rất ít, chỉ một số đạt 8 điểm, số điểm dưới trung bình khá nhiều, khoảng điểm 5-6 chiếm đa số.

Cẩn trọng với đáp án

Thầy Trần Văn Toàn cho biết đối với đề thi trắc nghiệm, việc ra đề thi và các phương án trả lời phải hết sức thận trọng. Các phương án trả lời trong một câu hỏi phải cùng một hình thức, một mặt kiến thức. Nếu 4 phương án khác hẳn nhau thì thành 4 câu riêng biệt. “Nhiều HS đưa tôi xem một số đề thi hiện nay đang loan truyền trên mạng thì thấy không chuẩn xác lắm, ngay cả đề thi minh họa của bộ, câu dẫn của đề vẫn còn nặng hình thức tự luận” - thầy Toàn nói.

ĐẶNG TRINH

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

(Kênh giáo dục)Nóng lòng chờ chương trình, sách mới

Theo lộ trình của Nghị quyết chương trình - sách giáo khoa mới (CT-SGK), năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cần xây dựng xong CT-SGK mới. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ủy ban Văn hóa - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (QH) mới đây, từ sau khi chương trình tổng thể được công bố vào tháng 7-2015, tiến độ thực hiện đề án chương trình tổng thể về phổ thông rất chậm.

Chưa chuyển biến

Cũng theo ủy ban này, các điều kiện để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới chưa có nhiều chuyển biến. Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông chưa ban hành. Trong khi đó, thời hạn dự kiến đưa vào áp dụng đại trà chương trình giáo dục mới đang đến gần (năm học 2018-2019).

 Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng tiêu chí đánh giá sách giáo khoa Ảnh: Tấn Thạnh

Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng tiêu chí đánh giá sách giáo khoa Ảnh: Tấn Thạnh

Một cán bộ thuộc Ban Thường trực Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cho biết nếu theo Nghị quyết của QH, năm học 2018-2019, ngành GD-ĐT sẽ phải có SGK mới cho lớp 1, lớp 6, lớp 10. Điều này đồng nghĩa với việc năm 2016, Bộ GD-ĐT phải xây dựng xong chương trình nhưng đến nay, tất cả vẫn là dự thảo vì còn nhiều vấn đề vẫn chưa được thống nhất.

Khi được hỏi, lãnh đạo một sở GD-ĐT cho biết đến thời điểm này, sở chưa nhận được văn bản chính thức nào từ Bộ GD-ĐT về chủ trương đổi mới CT-SGK. Do đó, sở không có căn cứ nào để triển khai hay lấy ý kiến giáo viên về việc thực hiện. Vị này cũng nói thêm mặc dù được Bộ GD-ĐT và Viện Khoa học giáo dục mời tham gia hội thảo, tọa đàm mang tính nội bộ để lấy ý kiến về CT-SGK nhưng đến nay vẫn chưa thấy bộ quyết định đi theo hướng nào, trong khi đó lại có rất nhiều đổi mới trong thi cử.

TS Nguyễn Kế Hào - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT - nhận xét chương trình tổng thể mà Bộ GD-ĐT đưa ra góp ý từ 1 năm trước dù có một số ưu điểm nhưng vẫn còn nhiều bất cập như định hướng xây dựng chương trình các môn học còn thiếu chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng vào quá trình học tập tiếp và vào cuộc sống hằng ngày. Điều kiện thực hiện chương trình được nêu khái quát, khá đầy đủ nhưng chưa có điều kiện bảo đảm cho những điều kiện đó có được khi triển khai thực hiện CT-SGK mới.

Chỉ chăm chăm đổi mới thi cử

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay Bộ GD-ĐT đã xây dựng kế hoạch triển khai tổng thể cũng như ban hành quy định tiêu chuẩn chương trình giáo dục phổ thông, tiêu chuẩn người tham gia xây dựng, người tham gia thẩm định chương trình, quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Xây dựng, Hội đồng Quốc gia thẩm định chương trình. Đồng thời, thí điểm triển khai các mô hình, phương pháp dạy học mới nhằm chuẩn bị triển khai CT-SGK giáo dục phổ thông mới, hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; tổ chức làm việc với một số nhà khoa học, chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế để trao đổi, tiếp thu các ý kiến góp ý về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang xây dựng tiêu chí đánh giá SGK và Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK, sau khi ban hành chương trình thì sẽ ban hành đồng bộ các văn bản này để định hướng cho các nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân trong việc biên soạn SGK.

Các chuyên gia giáo dục đều khẳng định để thực hiện đúng lộ trình đổi mới, bảo đảm hiệu quả dạy và học, trước tiên, ngành giáo dục cần tập trung vào làm cho xong chương trình. Nếu áp dụng nhiều đổi mới trong thi cử nhưng cách dạy, cách học vẫn theo phương pháp cũ, chương trình cũ thì chưa thể đổi mới toàn diện.

GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của QH, cho rằng khâu chính trong đổi mới là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đây là việc cần thiết, giải quyết được những vấn đề tồn tại nhưng hiện nay Bộ GD-ĐT lại chọn khâu thi cử là đột phá. Cũng theo GS Thi, đổi mới chương trình tổng thể phải cần nhiều thời gian, cũng không thể thay đổi ngay ở lớp 12 trong khi lớp 1 chưa thay đổi.

“Để giảm bớt thời gian, ban soạn thảo chương trình cần cân nhắc đổi mới cuốn chiếu theo từng cấp học. Tuy nhiên, phải có ít nhất 3 năm cuốn chiếu xong với bậc THPT, bậc tiểu học cũng phải mất khoảng 5 năm” - GS Thi đề nghị.

Chờ chương trình để soạn giáo án

Ông Chử Xuân Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay khi có chương trình từng môn học, các trường sẽ tổ chức xây dựng chương trình dạy học cho trường mình, các giáo viên sẽ căn cứ vào các tài liệu sẵn có để soạn giáo án cho mình hoặc viết thành những tài liệu có tính chất SGK.

YẾN ANH

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

(Kênh giáo dục)Đào tạo tiến sĩ: Siết chặt đầu vào

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cả nước đang triển khai đào tạo 971 lượt ngành trình độ tiến sĩ tại 158 cơ sở đào tạo, trong đó có 114 trường đại học, 42 viện nghiên cứu; quy mô đào tạo năm học 2015-2016 là 13.598 nghiên cứu sinh (NCS). Tuy nhiên, chất lượng đào tạo hạn chế dẫn đến những luận án tiến sĩ không bảo đảm, gây bức xúc trong xã hội.

Tiền nào của nấy

Phân tích nguyên nhân tại sao chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam thấp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng do nhiều yếu tố cộng lại. Một phần là do người học, một phần là chất lượng người hướng dẫn NCS chưa đồng đều nên quá trình hướng dẫn còn hạn chế. Trong khi đó, các cơ sở đào tạo buông lỏng chất lượng, chạy theo số lượng, kinh phí đào tạo lại quá thấp, không đủ để NCS thực hiện các nghiên cứu có chất lượng.

Theo ông Ga, chi phí trung bình để đào tạo một tiến sĩ hiện nay là 15 triệu đồng/năm. Tại một số ĐH lớn, như ĐHQG Hà Nội, số tiền này là 18 triệu đồng/năm.

Đào tạo tiến sĩ thời gian tới sẽ chú trọng tới chất lượng Ảnh: TẤN THẠNH

Đào tạo tiến sĩ thời gian tới sẽ chú trọng tới chất lượng Ảnh: TẤN THẠNH

Theo GS-TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQG Hà Nội, ở ĐHQG Hà Nội, các GS, PGS là người hướng dẫn nhận định mức 3 triệu đồng/năm/NCS. Nếu hướng dẫn 2 NCS thì mức này còn 1,5 triệu đồng/năm/NCS. Con số này khiến GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, nhận xét rằng không có nước nào đào tạo tiến sĩ như Việt Nam và đúng là tiền nào của nấy.

Không thể cứ làm những đề tài “lặt vặt”

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết thời gian tới, yêu cầu hàng đầu là siết chặt chất lượng, đào tạo tiến sĩ sẽ không tập trung vào số lượng mà tập trung vào chất lượng, xem chất lượng là hàng đầu.

Luận án tiến sĩ phải là công trình khoa học, phải chứa đựng cái mới, phải đăng trên các tạp chí quốc tế để có những phản biện, để thấy cái mới trong luận án thay vì chỉ làm mấy thứ lặt vặt như thạc sĩ.

Theo một chuyên gia, để không còn “tiến sĩ giấy”, các luận án thực sự có hiệu quả chứ không còn nằm trên giấy thì cần phải có quy định khắt khe về đầu vào cũng như điều kiện tiếp nhận NCS. Nếu cứ như hiện nay, nhiều người hướng dẫn không có đề tài nhưng do nhu cầu đào tạo nên vẫn hướng dẫn thì không bao giờ có thể nâng cao chất lượng đào tạo.

Ông Bùi Văn Ga cho hay Bộ GD-ĐT đang xem xét xây dựng các tiêu chí tiệm cận với khung trình độ tiến sĩ trong khu vực và quốc tế. Đây là cơ sở để các cơ sở đào tạo xây dựng chuẩn đầu ra cũng như nâng chuẩn đầu vào. Ngoại ngữ sẽ được quy định là chuẩn đầu vào chứ không phải chuẩn đầu ra như hiện nay.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, chúng ta đang quy định chuẩn ngoại ngữ đầu ra của tiến sĩ, như thế là không đúng mục tiêu. “Thời gian tới, ngoại ngữ sẽ được quy định là chuẩn đầu vào, tức là ngoại ngữ như công cụ để nghiên cứu sinh đọc sách, tìm tài liệu phục vụ đề tài nghiên cứu. Ngoại ngữ đối với nhà nghiên cứu không phải đánh giá bằng IELTS hay TOFEL mà là bằng năng lực thực tế của họ, tức là đọc hiểu, trình bày báo cáo” - ông nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, quan điểm của bộ là hạn chế số lượng, nguồn lực sẽ được đầu tư tập trung thay vì dàn trải. Trong lần sửa đổi quy chế sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ quy định chặt chẽ về đầu vào của NCS nhưng cũng sẽ tạo điều kiện mềm dẻo cho các cơ sở đào tạo. Các cơ sở có thể tuyển NCS không theo đợt mà bất cứ khi nào trường có tiền, có đề tài thì có thể “chào hàng” để tuyển sinh.

Phải có bài báo quốc tế ISI

Theo GS Trần Văn Nhung, cần có những tiêu chuẩn cụ thể với luận án tiến sĩ. Ví dụ, với khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, phải có phát minh, yêu cầu không dưới 2 bài báo quốc tế trên các tạp chí ISI. Riêng khoa học xã hội và nhân văn, không bắt buộc có các công bố quốc tế ngay nhưng cũng cần có những tiêu chuẩn định lượng rành mạch.

Ông Bù Văn Ga cho hay quy định sắp tới sẽ yêu cầu các NCS phải đăng bài báo trên tạp chí quốc tế. Còn nếu đăng trong nước thì phải bằng tiếng nước ngoài vì trên thực tế, có những ngành đăng trên tạp chí nước ngoài rất khó. Bộ GD-ĐT đang chờ ý kiến phản biện của các ngành như nghệ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để tập hợp xây dựng quy định cho phù hợp.

YẾN ANH

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)SEMREGG 2016 thu hút hơn 300 nhà khoa học

Trong phiên họp toàn thể, đại biểu đã tập trung lắng nghe và thảo luận sôi nổi về các vấn đề đang gây bức xúc nhất hiện nay được trình bày qua các tham luận: Nghiên cứu khoa học, quản lý và khai thác tài nguyên biển đảo; Rác thải sinh hoạt: Các vấn đề về công nghệ xử lý, quản lý và kinh tế; Đánh đổi kinh tế - môi trường và các vấn đề trong khai thác, sử dụng tài nguyên; Tài nguyên nước khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sau phiên họp toàn thể, đại biểu tiếp tục các phiên họp ở 5 phân ban trong từng lĩnh vực cụ thể của ngành tài nguyên - môi trường.

Các đại biểu thảo luận tại hội nghị

Các đại biểu thảo luận tại hội nghị

Hội nghị là dịp để các đại biểu trong và ngoài nước giao lưu, gặp gỡ, tăng cường mối quan hệ và công bố các kết quả nghiên cứu khoa học cũng như các định hướng nghiên cứu trong tương lai. Hội nghị còn góp phần thúc đẩy hợp tác nghiên cứu cụ thể về sự phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và môi trường, hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của đất nước.

Tin-ảnh: T.Thạnh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)"Công danh tiến bước chớ quên ơn thầy"

Dân ta vốn quý trọng các bậc hiền sư. Những vị ấy đã truyền bá chữ nghĩa và đạo lý ở đời cho đám trẻ. Bởi vậy, trong dân gian mới xuất hiện tấm lòng “tôn sư trọng đạo” nhằm bày tỏ thái độ kính trọng thầy và noi theo gương đạo đức sáng trong của thầy mà ăn ở cho phải đạo làm người. Thể hiện lòng tri ân thầy cô đã miệt mài, tận tâm dày công dạy bảo để tạo cho đời một lớp trẻ có chữ nghĩa trong đầu. Vì vậy, ai mà không nhớ câu “nhất tự vi sư bán tự vi sư”.

Đúng vậy, người dạy một chữ cũng là thầy, dạy nửa chữ cùng là thầy ta. Hơn nữa, chỉ có các bậc thầy tận tuỵ mới giúp cho đám học trò mai sau lớn lên lập nên công danh, sự nghiệp. Cho nên mới có thêm câu “không thầy đố mầy làm nên”. Đúng, trò làm nên, một phần nhờ sự dạy khuyên, uốn nắn tận tâm của các thầy cô.

Ai dạy tốt sẽ nhận được phần thưởng quý là sự thành đạt của tuổi trẻ. Phải nhớ kỹ rằng: Bản thân họ đã tiếp nhận từ các bậc thầy một số vốn kiến thức cần thiết. Trên cõi đời này, mấy ai đã thành nhân mà lại nỡ buông lời phủ nhận công lao dạy dỗ cực khổ của thầy bao giờ? Trò thành danh, tạo được sự nghiệp cho bản thân, làm nên chuyện này việc nọ, ngoài cơm áo của cha mẹ, còn nhờ thầy cho chữ nghĩa nữa.

Con trẻ học hành giỏi giang trước hết để không thua kém bạn bè cùng trang lứa, sau nữa để thoát li cảnh u tối. Đó là những tâm hồn đầy bản lĩnh không chịu bó tay đầu hàng số phận mà phấn đấu vươn lên ngang tầm thời đại. Người đời nên nghĩ rằng, khi ta thành đạt cũng là thời điểm các thầy của ta năm xưa đang ở ngưỡng cửa gần đất xa trời. Hãy mau mau tìm về thầy cô cũ, mái trường xưa để nhìn thấy tận mắt những nếp nhăn nheo trên đôi má hóp, sự biến đổi của mái tóc lơ phơ, vóc dáng lom khom, lụm khụm do thời gian tàn phá. Ông cha ta có lời căn dặn ân nghĩa nữa : “Mười năm rèn luyện sách đèn/Công danh tiến bước chớ quên ơn thầy”.

Lời dặn dò sâu sắc, ý nghĩa: “chớ quên ơn thầy”. Khi lắng nghe ai đó thốt lên mấy lời này chắc chắn nhà giáo cảm thấy lòng mình khoan khoái, thanh thảnh nhẹ nhằng lắm cho dù ngoài kia, vận tốc của làn sóng thời gian cứ mãi ào ạt cuộn cuộn tràn về...

Mong sao cho người đời ai cũng dành cho chút ít tình cảm và lòn tôn kính hướng về các bậc thầy trong cuộc đời mình. Tiện đây xin dùng vài lời nhắn gởi thế hệ nhà giáo đến sau: Một là, tờ giấy rách phải giữ lấy lề, đừng bao giờ dở thói bần cùng sinh đạo tặc. Hai là, không được dùng điểm số vô tri mà gạ gẫm tình tiền với học sinh đáng con cháu mình. Ba là, phải dọng dạc, rắn rõi nói không với thái độ “gà phải cáo” trước những bất công, bạo lực...

Ước mong trên cõi đời này ai cũng ăn ở sao cho tử tế hợp đạo làm người. Điều đó sẽ khiến cho cha mẹ, ông bà và các thầy cô cảm thấy vui và hãnh diện. Thế nhưng, tình đời sao quá trớ trêu, thực tế ngoài xã hội hiện đại, ngày nay cũng lắm bẽ bàng, chua chát, đắng cay. Bởi vì: “Khó thì hết thảo, hết ngay/ Ông cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng quên”. Trước thực trạng đó, ta nhe lòng xót xa, đau tủi biết bao. Do tình đời đưa đẩy đến cảnh sống khó khăn thiếu thốn làm cho lòng người mất nghĩa, quên ơn.

Đó là lúc tâm trạng của người cha, người thầy cúi mặt, lặng lẽ trong lòng trào dâng nỗi buồn hiu hắt. Tâm trạng thầy lúc ấy chẳng khác gì những chiếc là úa vàng, đang âm thầm rơi rụng bên thềm nhà...

LÊ HOÀNG MINH

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

(Kênh giáo dục)Rạng danh nghề giáo

TS Trần Văn Hiếu - Phó trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học phân tử - môi trường Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP HCM - vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn PGS ở tuổi 35.

Dìu dắt sinh viên đến với khoa học

Từ tháng 9-2015 đến tháng 9-2016, PGS-TS Trần Văn Hiếu sở hữu 7 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế (có chỉ số ISSN); 4 bài báo từ 2 đề tài nghiên cứu “Thuốc hỗ trợ điều trị ung thư” và “Hạt sắt từ cho cấy ghép tủy”, nhận quyết định khen thưởng của ĐHQG TP HCM về hướng dẫn sinh viên đạt giải nhất và khuyến khích “Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc sinh viên ĐHQG”… Hiện PGS-TS Trần Văn Hiếu đang nghiên cứu các đề tài: Sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị ung thư dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp; Phát triển vắc-xin uống dựa trên các lợi khuẩn và Ứng dụng công nghệ nano cho việc phân phối thuốc.

 TS Trần Văn Hiếu trong dịp được phong tặng PGS vào đầu tháng 11-2016 (Ảnh do nhân vật cung cấp)

TS Trần Văn Hiếu trong dịp được phong tặng PGS vào đầu tháng 11-2016 (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Trưởng thành trong một gia đình có truyền thống sản xuất, lên men vi sinh thực phẩm từ những năm 1950 ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, PGS-TS Trần Văn Hiếu chọn thi vào ngành công nghệ sinh học ngay từ khóa đầu tiên của miền Nam (1999) tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Lúc đó, rất ít người biết ngành này dạy những gì và hoài nghi về tính ứng dụng, lo sợ đầu ra sau tốt nghiệp.

Ban đầu, anh Hiếu dự định học xong sẽ về quê nhà nối nghiệp ba mẹ, mở rộng cơ sở sản xuất bằng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, qua 1 học kỳ, chàng sinh viên xứ biển phát hiện mình có niềm đam mê và khả năng với nghiên cứu khoa học. “Trưởng khoa thời đó (GS-TS Trần Linh Thước - hiện là hiệu trưởng nhà trường) và cô trưởng bộ môn di truyền (học từ Pháp về) là hai người khai phá và truyền cảm hứng cho tôi đến với con đường nghiên cứu khoa học” - anh Hiếu kể.

Cụ thể, trong một lần tìm hiểu về vi sinh truyền thống với ý định về phát triển ngành nghề gia đình, anh được các thầy cô tạo điều kiện, giới thiệu đến phòng thí nghiệm nghiên cứu vi sinh về công nghệ sinh học và say mê từ đó. Hiện tại, ngoài giờ giảng dạy, anh dành toàn bộ thời gian cho việc hướng dẫn nhóm nghiên cứu khoa học 14 người, gồm 7 học viên cao học và 7 sinh viên. “Khi tôi không về nối nghiệp gia đình mà đi theo con đường nghiên cứu, giảng dạy, ba mẹ không những không phản đối mà còn rất ủng hộ. Ông bà cảm thấy hạnh phúc khi tạo điều kiện cho con mình đem chất xám để cống hiến, phục vụ cho xã hội” - vị PGS trẻ tuổi kể.

Ngoài giảng dạy và nghiên cứu, PGS-TS Trần Văn Hiếu luôn gần gũi, lắng nghe tâm tư của sinh viên vì lúc còn ngồi trên giảng đường, anh từng phản ứng trước các quyết định không thực tế của giảng viên và “nổi tiếng” là người thích phản biện.

Gần 4 năm du học ở Đức, cộng với tính thích phản biện đã biến chàng sinh viên năm nào trở thành một tấm gương cần cù nghiên cứu nhưng vô cùng gần gũi với sinh viên. Một trong những lý do khiến sinh viên thích vào nhóm nghiên cứu của PGS-TS Trần Văn Hiếu là vì họ được lắng nghe ý kiến, không chỉ làm theo mệnh lệnh, mà cảm thấy được tôn trọng.

Nhiều năm dấn thân vào công tác nghiên cứu, giảng dạy, PGS-TS Trần Văn Hiếu chia sẻ điều anh trăn trở nhất hiện nay là nguồn hỗ trợ nghiên cứu. “Tôi mong muốn nước ta có một ý tưởng, dự án khởi nghiệp cho nhà khoa học trẻ để họ được thỏa sức cống hiến” - PGS-TS Trần Văn Hiếu tâm sự.

Áp dụng bài giảng “mở”

ThS Thân Trọng Khánh Đạt (26 tuổi) là giảng viên trẻ nhất đạt giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” TP HCM năm 2016. Giảng viên Khoa Cơ khí Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP HCM từng đạt các danh hiệu “Cán bộ trẻ tiêu biểu cấp ĐHQG TP HCM năm 2015”, “Viên chức trẻ tiêu biểu Trường ĐH Bách khoa”. Về chuyên môn, ThS Đạt có giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng công cụ e-learning để đưa bài tập, kết hợp bài tập nhóm và cá nhân, 1 bài báo đăng tạp chí quốc tế, 2 bài báo đăng tạp chí trong nước, 2 bài báo tham dự hội nghị nước ngoài và 5 bài báo tham gia hội nghị trong nước.

Anh Đạt cho biết làm giảng viên Trường ĐH Bách khoa là cơ duyên. “Sau một thời gian ngắn đầu quân cho công ty nước ngoài, thầy hướng dẫn thuyết phục tôi trở lại trường cống hiến. Qua 2 tháng thử việc, tôi cảm thấy thích thú với môi trường sư phạm” - anh kể. Từ đó đến nay, người giảng viên trẻ cùng các thầy cô trong khoa tập trung nghiên cứu lĩnh vực công nghệ chế tạo máy, cơ khí, như: phương pháp hàn ma sát, cắt gọt, gia công gia tốc… Theo ThS Đạt, lợi thế tuổi trẻ giúp anh nắm được tâm lý sinh viên. “Tôi luôn cố gắng áp dụng cách dạy “mở” cho sinh viên, với bài giảng tham khảo tài liệu nước ngoài. Hiện nay, thời gian đào tạo rút ngắn từ 4,5 năm còn 4 năm là thử thách rất lớn cho cả thầy lẫn trò. Sinh viên mới từ THPT lên, tinh thần tự học chưa cao nên giảng viên phải làm sao để các em thấy được ý nghĩa của môn học, kiến thức qua bài tổng quan” - ThS Đạt nói.

ThS Thân Trọng Khánh Đạt thuyết trình tại một hội nghị năm 2015. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

ThS Thân Trọng Khánh Đạt thuyết trình tại một hội nghị năm 2015. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Giảng viên trẻ này cho biết ngoài thời gian giảng dạy, anh thường tham gia thực hiện các đề tài bên ngoài, tìm hiểu các loại máy móc tân tiến để cập nhật thực tế, giúp bản thân không bị lạc hậu. Trong khi giảng dạy các môn như chi tiết máy, động lực học, tính toán và mô phỏng trong thiết kế máy, anh luôn tiếp cận vấn đề, liên hệ những cái mới học được từ các dự án bên ngoài cho sinh viên. “Mỗi ngày, tôi dành 4-5 giờ/ngày để tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, điều tôi canh cánh trên con đường mình đang đi là cơ sở vật chất nghiên cứu khoa học ở các trường cần được đầu tư nhiều hơn nữa để có kết quả tốt hơn” - ThS Đạt bày tỏ.

Đưa luật vào cuộc sống

Với tuổi đời 27, ngoài công việc đứng trên bục giảng, giảng viên Lường Minh Sơn, Trường ĐH Luật - ĐHQG TP HCM, còn luôn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện liên quan đến chuyên môn như phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhiều đối tượng như công nhân lao động, học sinh, sinh viên và cả phạm nhân. Với những thành tích tiêu biểu như vậy, anh được Thành đoàn TP HCM bình chọn trao giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” 2016, đại diện duy nhất của Trường Đại học Luật nhận danh hiệu năm nay. Hiện giảng viên Lường Minh Sơn là Bí thư Đoàn khoa của trường, đang hoàn thành chương trình thạc sĩ trong năm 2016.

Được kết nạp Đảng khi là học sinh lớp 12. Tốt nghiệp cử nhân luật, anh Sơn thi đỗ giảng viên, chính thức giảng dạy tại Khoa Luật dân sự đến nay được 5 năm. Từ tháng 3-2015, anh tham gia cùng với Trung tâm Tư vấn pháp luật và đào tạo ngắn hạn của Trường Đại học Luật thực hiện tư vấn, phổ biến kiến thức về Luật Hình sự, thi hành án dân sự và hướng dẫn các thủ tục hành chính cho phạm nhân. Cùng với các giảng viên và sinh viên hỗ trợ, tính đến nay, đội hình này đã giáo dục pháp luật cho phạm nhân tại nhiều trại giam khu vực phía Nam như: Z30D, Thủ Đức, Chí Hòa... Giảng dạy, phổ biến pháp luật là công việc khá khô khan và phức tạp, theo anh Sơn, khi tuyên truyền thì phải nghiên cứu sao cho các đối tượng dễ tiếp thu. Chẳng hạn, để các phạm nhân dễ hiểu thì hình thức phổ biến phải gần gũi, chọn lọc những câu từ đơn giản và phải có cách tiếp cận phù hợp. Tư vấn về luật lao động cho công nhân thì sử dụng hình thức “Câu chuyện pháp đình”, sinh viên sắm vai các nhân vật tham gia diễn kịch để công nhân tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra, giảng viên Lường Minh Sơn cùng với Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên TP HCM phổ biến và tư vấn pháp luật cho học sinh THPT tại các trường trên địa bàn.

Dạy tiếng Việt trên nước bạn

Không những gắn bó với chuyên môn giảng dạy, khi tạm gác công việc ở trường, thầy giáo trẻ Lường Minh Sơn cùng các đồng nghiệp và sinh viên tham gia tích cực chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh. Tại các mặt trận đóng quân, cùng với phổ biến, tư vấn pháp luật…, anh Sơn còn dạy chữ cho học sinh, người dân vùng khó khăn, nhất là người dân Lào. “Ấn tượng nhất trong các lần tham gia Mùa hè xanh là trong 2 năm 2014 và 2016. Tại đây, tôi đã dạy tiếng Việt cho học sinh và người dân Lào. Công việc này không liên quan nhiều đến chuyên môn ngành luật nhưng tôi lại thấy hạnh phúc vì được phổ biến cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc mình cho nước bạn” - anh Sơn chia sẻ.

Giảng viên Lường Minh Sơn đang dạy tiếng Việt ở Lào

Giảng viên Lường Minh Sơn đang dạy tiếng Việt ở Lào

LÊ THOA - ĐẶNG TRINH

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

(Kênh giáo dục)Vui buồn nghề dạy học

Một bộ phận học sinh (HS) ngày nay cư xử với thầy cô giáo không còn sự nể trọng như xưa nữa nhưng đó chỉ là một dấu lặng nhỏ trong nghề nghiệp vốn quá nhiều trách nhiệm. “Chúng tôi luôn tự nhận lỗi về mình, là do cách cư xử của giáo viên (GV) không khéo. HS dù có trưởng thành thế nào cũng vẫn mãi là những đứa trẻ non nớt cần được yêu thương” - lời tâm sự của cô giáo Lê Thị Hà Giang, GV tiếng Anh Trường THPT Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP HCM).

Trụ với nghề bằng trách nhiệm, tình thương

Cô Trương Thị Cẩm Thu, GV Trường THPT Tân Phong (quận 7, TP HCM) chia sẻ đạo đức của một bộ phận HS ngày nay có dấu hiệu xuống cấp. Trong cách đối đãi, giao tiếp với thầy cô không giống với các thế hệ trước. Thỉnh thoảng đọc những thông tin thầy - trò mâu thuẫn, thậm chí xảy ra bạo lực khiến những người làm công tác giáo dục cảm thấy buồn. “Trong điều kiện lương GV không đủ sống như hiện nay thì nghề giáo phải cần rất nhiều tâm huyết và đam mê mới trụ lại được. Thế nên, dù học trò có đôi lúc hỗn hào, người thầy vẫn luôn xác định phải là người bao dung, giáo dục các em không những bằng trách nhiệm mà phải có tình thương” - cô Thu nói.

 Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) tri ân thầy cô trong sáng 18-11 Ảnh: Hoàng Triều

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) tri ân thầy cô trong sáng 18-11 Ảnh: Hoàng Triều

Luôn nhận mọi trách nhiệm về người thầy, theo cô Lê Thị Hà Giang, HS ngày nay khác thì GV cũng phải có cách ứng xử linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh. Người thầy ngày nay không thể áp đặt toàn bộ kiến thức, suy nghĩ lên đầu HS mà chỉ là người hướng dẫn, khuyến khích và cổ vũ các em.

Cả năm đi dạy học, nhiều nhà giáo chia sẻ rằng ngày nhà giáo Việt Nam là ngày vui của nghề, được cả xã hội nhớ đến và tôn vinh nhưng cũng là ngày khiến không ít thầy cô trăn trở. Thầy Phan Đông Xuân, GV Trường THPT Giồng Ông Tố (quận 2, TP HCM), chia sẻ hiện nay sự thân thiết trong tình cảm thầy - trò có lẽ khó được như xưa vì nhiều thứ chi phối. Học trò tiếp nhận tình cảm, dạy dỗ của thầy như là một điều nghiễm nhiên mình được nhận. Thay vì đến nhà thầy trò chuyện, thăm hỏi thì học trò nhắn tin ở điện thoại, trên Facebook, gửi quà… dù trong sâu thẳm của người thầy, có học trò đến nhà, được tâm sự, lắng nghe về hoài bão, ước mơ của các em là hạnh phúc rất lớn trong ngày nhà giáo.

Đổi mới để “làm bạn” với trò

Nghề giáo vốn đã nhiều vất vả, trong yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa... nhưng nhiều nhà giáo cho rằng nếu không tự vượt lên chính mình, không tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu thì sẽ bị tụt lại phía sau và đối tượng chịu thiệt thòi lại là học trò của mình. Chính vì thế, họ phải tự học hỏi để hoàn thiện.

Cô Lê Thị Hà Giang cho biết để có một tiết học tiếng Anh thu hút và bổ ích, cô phải chuẩn bị trước đó 2 tuần. Để có được sáng kiến “Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc dạy và học từ vựng” cho HS là cả một quá trình dài tự học, tự đúc kết. “Trong quá trình học thạc sĩ, tôi thấy có nhiều phương pháp học của bạn bè quốc tế rất hay, thú vị. Nên mỗi lần đi học, hay trao đổi với bạn bè đều ghi chép lại để về trường hướng dẫn cho HS. Quá trình hướng dẫn là quá trình cả cô và trò cùng học” - cô Giang cho biết.

Trong khi đó, cô Trương Thị Cẩm Thu cho biết có nhiều kiến thức trong trường ĐH sư phạm vênh so với thực tế ở trường THPT, lúc này các em như ở giai đoạn trưởng thành, nếu thầy cô giáo cứ thấy HS chưa ngoan là quát mắng thì rõ ràng không hiệu quả, thậm chí các em còn không phục. Trong yêu cầu giáo dục toàn diện nhân cách, đạo đức HS, chúng tôi luôn tâm niệm phải là bạn của các em trước khi là thầy cô. Chỉ khi thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của HS, mới có cách giáo dục hiệu quả.

Cô Thu cho rằng trong nhiều yêu cầu đổi mới của ngành GD-ĐT, GV ngoài nắm vững kiến thức chuyên môn thì việc thông thạo tin học, ngoại ngữ là rất quan trọng. “Tin học là công cụ quan trọng giúp GV đổi mới, sáng tạo trong các bài giảng. HS ngày nay rất thông thạo công nghệ, GV có thể học chính từ các em. Trong quá trình giảng dạy, có những cách xử lý tình huống rất thông minh, thuyết phục của các em mà chính những người thầy phải học từ trò” - cô Thu chia sẻ.

Giáo viên cần biết trước về đổi mới giáo dục

Hỏi về những gửi gắm, tâm tư của nhà giáo trong giai đoạn ngành giáo dục đang có nhiều đổi mới mạnh mẽ, cô Lê Thị Hà Giang cho rằng nhà giáo không ngại đổi mới, không ngại khó khăn; chỉ mong muốn được biết trước những thay đổi để có sự chuẩn bị. Năm 2018, thay sách giáo khoa thì giáo viên mong được biết trước 1 năm đề làm quen và chuẩn bị bài giảng chu đáo.

Đặng Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Tri ân những “người đưa đò”

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm đã trình bày những bước đi mà TP HCM đang hướng đến trong giáo dục và mong muốn các thế hệ nhà giáo lão thành như PGS-TS Lý Hòa tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp giáo dục TP. Tại cuộc gặp gỡ với GS-TS Nguyễn Văn Hạnh, ông Lê Thanh Liêm cũng nhấn mạnh đến vị trí, vai trò quan trọng của ngành giáo dục với sự phát triển của TP; đồng thời bày tỏ lãnh đạo TP rất muốn lắng nghe những góp ý, đóng góp ý kiến của đội ngũ trí thức là nhà giáo lâu năm để xây dựng TP HCM ngày càng văn minh, hiện đại, phát triển như mong đợi của người dân.

 Sáng 18-11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự lễ khai giảng và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 tại Trường CĐ Kỹ nghệ II (TP HCM), chuyện trò với giảng viên và sinh viên của trường Ảnh: Đặng Trinh

Sáng 18-11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự lễ khai giảng và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 tại Trường CĐ Kỹ nghệ II (TP HCM), chuyện trò với giảng viên và sinh viên của trường Ảnh: Đặng Trinh

Chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cũng đã đến đến thăm và chúc mừng GS-TS Võ Thị Ngọc Tươi, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP HCM và GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM. Chúc mừng ngày nhà giáo và mong muốn các nhà giáo có nhiều sức khỏe, ông Trần Vĩnh Tuyến cho biết TP rất quan tâm đến giáo dục, trước đây TP đã có chương trình là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của TP cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế TP. Lãnh đạo TP luôn luôn lắng nghe những ý kiến của các nhà giáo để phát triển sự nghiệp giáo dục TP góp phần phát triển TP HCM...

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu chiều 18-11 đã đến thăm và chúc mừng TS Hồ Thiệu Hùng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP. Hiện tại, TS Hồ Thiệu Hùng vẫn tiếp tục đóng góp, hiến kế cho ngành GD-ĐT TP thông qua các nghiên cứu, báo cáo khoa học trong lĩnh vực giáo dục. Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu chúc sức khỏe và bày tỏ mong muốn ông tiếp tục có nhiều đề tài nghiên cứu, đóng góp cho ngành giáo dục.

l Tối 18-11, 153 nhà giáo tiêu biểu được lựa chọn từ hơn 1 triệu giáo viên trong cả nước sẽ được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen. Trong khuôn khổ chương trình tuyên dương, các nhà giáo cũng chia sẻ những khó khăn, nhọc nhằn cũng như niềm vui, vinh quang của nghề trồng người trong chương trình “Thay lời tri ân” được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Trước đó, vào sáng cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tiếp các nhà giáo tiêu biểu, những tấm gương của sự tận tâm, tận lực, vượt lên mọi khó khăn. Tri ân các thầy cô giáo, những người đóng góp vào sự nghiệp trồng người, Phó Chủ tịch nước ghi nhận những nỗ lực của toàn ngành trong thời gian qua. Với 25% dân số cả nước là học sinh - sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, trọng trách trên vai các thầy cô rất vinh quang. Nêu rõ nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, Phó Chủ tịch nước cho biết nhà nước luôn dành sự quan tâm, ưu tiên cho giáo dục và mỗi năm chi 20% ngân sách cho giáo dục.

H.Lân - Y.Anh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Chùm ảnh: Đến bên thầy cô bằng tấm lòng biết ơn

18/11/2016 15:37

(NLĐO) - Sáng nay (18-11), nhiều trường tại TP HCM đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20-11. Hoa, những tấm bưu thiệp ghi những lời biết ơn chân thành, những nụ cười, vòng tay ấm áp của học trò gửi đến thầy cô của mình khiến cho Ngày của thầy cô trở nên ấm áp, xúc động

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)TTC Edu xây dựng văn hóa đọc

Tuy nhiên, trước sự bùng nổ của mạng xã hội và các trào lưu từ thế giới ảo, thói quen đọc sách đang ít nhiều bị ảnh hưởng. Riêng với giáo viên, học sinh, sinh viên, những trang sách luôn là người bạn đồng hành không thể thiếu trong việc cập nhật, bổ sung kiến thức để phục vụ nhu cầu dạy và học mỗi ngày.

Đọc sách để đổi mới phương pháp dạy và học

Trong buổi nói chuyện với học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Đồng Nai về “Những lợi ích của việc đọc sách”, PGS.TS Huỳnh Văn Tới – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai, giảng viên Đại học Văn hóa TP HCM, cho biết đọc sách cũng giống như một bài tập thể dục cho tâm hồn, cho tư duy, càng đọc nhiều thì tâm hồn càng thêm “khỏe mạnh”. Đặc biệt, đối với học sinh – sinh viên, thói quen đọc sách giúp các em chủ động trang bị và bổ sung nhiều thông tin hữu ích, làm giàu vốn từ ngữ và kinh nghiệm sống.

 Hội sách TTC Edu – Mỗi trang sách, một niềm vui” diễn ra từ ngày 18-11 đến 19-11

Hội sách TTC Edu – Mỗi trang sách, một niềm vui” diễn ra từ ngày 18-11 đến 19-11

Đối với giáo viên, việc đọc sách lại càng quan trọng hơn vì góp phần giúp thầy, cô giáo mở rộng nguồn hiểu biết, kiến thức từ đó truyền đạt lại cho học sinh - sinh viên. Lúc này, việc đọc sách còn mang ý nghĩa “chuyển giao ngọn đuốc của nền văn minh”, như cách nói hoa mỹ đề cao vai trò nghề giáo. Quan trọng hơn, đọc sách là cách phổ biến nhất của việc tự học.

Thông qua quá trình tự đọc, tự học, giáo viên và học sinh sẽ có những sáng kiến mới trong dạy và học, có thể hình thành thói quen tự học suốt đời. Việc tự học của giáo viên và học sinh cũng là một trong những nội dung đáng chú ý phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học được nêu ra trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Bộ Chính trị.

Tổ chức hội sách, xây dựng văn hóa đọc

Nhằm triển khai đề án đọc sách hướng tới xây dựng văn hóa đọc trong giáo viên và học sinh, làm cơ sở đổi mới phương pháp dạy và học, đồng thời chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Công ty Cổ phần Giáo dục Thành Thành Công (TTC Edu) - trực thuộc Tập đoàn TTC tổ chức “Hội sách TTC Edu – Mỗi trang sách, một niềm vui”.

Hội sách diễn ra từ ngày 18-11 đến 19-11 tại Trường THPT Lê Quý Đôn - Đồng Nai thu hút sự tham gia của các nhà xuất bản và Công ty phát hành sách như: NXB Trẻ, Công ty Fahasa, Phương Nam, Công ty Sách Thiết bị trường học Đồng Nai… Nhiều tựa sách được trưng bày, nội dung phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên từ bậc mầm non đến đại học trong toàn hệ thống.

Đặc biệt tại hội sách lần này, TTC Edu dành riêng gian hàng quyên góp sách cũ từ những giáo viên, học sinh, sinh viên thuộc Hệ thống Giáo dục TTC để gửi tặng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hội sách TTC Edu thu hút nhiều học sinh, phụ huynh và các thầy cô cùng tham dự

Hội sách TTC Edu thu hút nhiều học sinh, phụ huynh và các thầy cô cùng tham dự

Phong trào quyên góp sách đã được Tập đoàn TTC thực hiện trước đó thông qua việc quyên góp sách từ 10.000 CBNV của Tập đoàn. Chia sẻ quan điểm về việc tổ chức hội sách và xây dựng văn hóa đọc, bà Nguyễn Thanh Diệp - Tổng giám đốc TTC Edu cho biết: “Không dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu đọc sách nhất thời và nhu cầu giải trí cho giáo viên và học sinh, sinh viên toàn hệ thống, Hội sách TTC Edu lần này là một phần trong đề án đọc sách hướng đến xây dựng văn hóa đọc trong giáo viên và học sinh trong năm học 2016 – 2017 của TTC Edu. Chính sự tự học, tự trau dồi kiến thức thông qua sách vở sẽ là tiền đề quan trọng giúp cả giáo viên và học sinh thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay”.

Thời gian qua, các trường học thuộc hệ thống Giáo dục TTC đã triển khai thành công dự án Tủ sách lớp học. Theo đó, mỗi lớp học có một tủ sách riêng, phục vụ nhu cầu đọc sách, báo và tham khảo tài liệu cho các em học sinh ngay lại lớp. Qua dự án này, các em tự chủ động trang bị kiến thức cho mình và giáo viên cũng ý thức được việc tự học, tự đọc để làm tấm gương sáng cho các em noi theo.

Bài-ảnh: Hoàng Lâm

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Khi học trò gọi thầy là ông Bụt

Hôm nay, thầy chưa bước vào lớp thì nghe tiếng em nhiều học sinh nói: “ Các bạn giữ trật tự, ông Bụt sắp vào lớp rồi”. Thầy lấy làm lạ nên hỏi thì một em học sinh nói : “Thưa thầy! Chúng em xem trên facebook và biết nhiều người gọi thầy là ông Bụt vì thầy đang nuôi dưỡng và chăm sóc cho anh Vũ bị tai nạn và không có người thân nên chúng em gọi thầy là ông Bụt. Thầy giống ông Bụt trong truyện cổ tích hiện ra giúp người gặp cảnh khổ ạ!”.

Nghe học sinh gọi mình biệt danh mới, thầy cũng thấy vui vui. Sau khi dạy xong hết bài học, còn thời gian khoảng 5 phút, thầy kể cho các em hiểu hành trình làm từ thiện của thầy và hoàn cảnh của em Lê Văn Vũ, một hoàn cảnh thương tâm mà thầy đang cưu mang.

Thầy chậm rãi: “Từ nhiều năm qua, hai vợ chồng thầy nhất trí là hàng tháng khi lãnh lương ra thì trích 1 triệu đồng bỏ vào một phong bì riêng để làm từ thiện. Thỉnh thoảng thầy thấy có nhiều học sinh đi học phụ đạo, nhà xa nên đâu thể về nhà được nên ở lại trường học tiếp vào buổi chiều. Có nhiều em vì hoàn cảnh khó khăn nên cha mẹ chỉ cho có 5 ngàn thì làm sao đủ tiền mua hộp cơm…”.

Vào tháng 6 năm 2016, em Lê Văn Vũ bị một chiếc xe tải cán vào chân em, tài xế sau khi gây tai nạn đã chạy mất. Và hậu quả của lần tai nạn này là trong vòng chưa đến 2 tháng, em bị mổ chân đến 9 lần tại bệnh viện Chợ Rẫy. Chân trái bị cưa và chân phải còn lại cũng đang điều trị. Đau khổ cho em khi em mồ côi mẹ từ nhỏ, cha em đã có vợ khác và không một lần thăm viếng. Em hiện không có người thân nuôi bệnh. Mọi sự chăm sóc, em nhờ vào những người trong phòng bệnh ở bệnh viện lo cho em. Hàng ngày thầy đem cơm và làm công việc trong nhà trọ giúp em. Thầy trả tiền nhà trọ và lo các chi phí sinh hoạt cho em và những lần em tái khám.

 Ông Bụt đã cưu mang em Vũ lúc hoạn nạn

"Ông Bụt" đã cưu mang em Vũ lúc hoạn nạn

Hiện cứ hết giờ dạy là vội vã chạy về nhà mang cơm cho em Vũ. Dù vất vã nhưng thầy thấy vui vì giúp cho em Vũ có niềm tin và không tuyệt vọng khi em bị người thân từ bỏ lúc em lâm vào cảnh khốn cùng…

Sau khi nghe thầy kể thì có nhiều em học sinh trích ra số tiền ăn bánh tặng cho em Vũ. Đa số các em đều cho biết từ khi học thầy, biết thầy thường giúp người hoạn nạn khó khăn, các em học ở thầy đức tính này. Bây giờ thì các em đã hiểu bài học từ lòng nhân ái thầy có giá trị hơn những bài giảng mà các học trong tiết giáo dục công dân vì đây là bài học hay nhất, thực tế nhất các em cần có ở người thầy. Thử hỏi có một người thầy dạy cho học sinh bài học trong tiết giáo dục công dân về tình yêu thương, lòng nhân ái trong khi các em thấy người thầy luôn thờ ơ trước các hoàn cảnh khó khăn thì liệu các em có hào hứng nghe thầy giảng bài hay không?

Ông Bụt của nhiều thế hệ học trò chúng tôi là thầy Nguyễn Thanh Dũng, giáo viên trường THCS Gò Đen, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thầy chia sẻ: “Tôi hiểu mình phải luôn trau giồi hạnh kiểm để xứng đáng với tên gọi ông Bụt mà nhiều người và các em học sinh đã ban tặng cho mình. Tôi sẽ tiếp tục san sẻ yêu thương cho bao mảnh đời bất hạnh vì đó là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời tôi”.

Nguyễn Thanh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

(Kênh giáo dục)Hạnh phúc nhìn học trò trưởng thành

Sáng 17-11, buổi giao lưu gặp gỡ với các nhà giáo mang chủ đề “Trái tim người thầy” do Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM tổ chức đã lắng nghe những câu chuyện đầy xúc động về tình thầy - trò; nhất là trong công tác giáo dục, cảm hóa những học sinh cá biệt.

“Vì thầy, tôi mới chọn ngành sư phạm”

Nhiều nhà giáo cho rằng dù xã hội phát triển đến đâu thì người thầy vẫn luôn có một vị trí đặc biệt. Lý do chọn nghề của nhiều thầy, cô giáo hôm nay cũng là vì ngưỡng mộ hình ảnh của những người thầy đi trước. Khi được hỏi lý do chọn nghề giáo, cô Dương Thị Hải Quý, giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ, xúc động nhớ về hình ảnh người thầy dạy văn của mình ở những năm tháng học THPT. “Tôi lớn lên ở Hà Tĩnh, giáp biên giới Lào, cách trường THPT hơn 8 km đường rừng, mùa đông đi lại vất vả. Giáo viên dạy văn hồi đó của tôi là thầy Trần Văn Thịnh, có giọng nói rất truyền cảm, chữ đẹp. Mỗi tiết dạy của thầy khiến học sinh bị cuốn hút vào những câu thơ hay, trong sáng về tình bạn, tình yêu, tình yêu Tổ quốc. Quãng đường đi học khó khăn, thầy cho tôi ở lại nhà của mình. Hình ảnh tận tụy của thầy đã nuôi dưỡng ước mơ cho tôi thi vào ngành sư phạm. Suốt quá trình đi dạy, tôi cũng truyền lại cho học sinh những lời như thầy đã từng dạy tôi” - cô Quý kể.

Chính hình ảnh cao đẹp của thầy đã khiến cô Dương Thị Hải Quý, giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ, quyết tâm theo nghề giáo

Chính hình ảnh cao đẹp của thầy đã khiến cô Dương Thị Hải Quý, giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ, quyết tâm theo nghề giáo

Nói về vị thế người thầy trong xã hội hiện đại, cô Hoàng Thị Bích Thủy, giáo viên Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận 7), cho biết ở đâu đó vẫn có hình ảnh người thầy bị phai nhạt, bị tổn thương mà ai cũng thấy đau lòng, một phần là do giáo dục chưa tới. Đây là vết xước cần xóa để giữ truyền thống tôn sư trọng đạo. Người thầy hơn lúc nào hết cần tự học và hoàn thiện mình, học từ chính học sinh của mình, từ chính phụ huynh cũng là cách để xây dựng hình ảnh và vị thế người thầy. Giáo viên không chỉ đến lớp dạy hết tiết rồi về mà còn phải gắn bó, gần gũi với học sinh, từ đó nắm bắt được những tâm tư, tình cảm mà các em đang gặp phải để có biện pháp giáo dục.

“Trẻ học từ cách ăn, cách nói và cách đi đứng của người lớn nên trước hết, thầy cô giáo phải là những tấm gương mẫu mực. Hơn nữa, trong dạy làm người, hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ của các em mới có thể giáo dục tốt hơn. Vì thế, tôi muốn mình trở thành một nhà giáo dục hơn là một giáo viên” - cô Thủy nói.

Vui khi tạo được niềm tin

22 năm gắn bó với nghề giáo, từng gần gũi, cảm hóa rất nhiều học sinh cá biệt, thầy Nguyễn Thái Hoàng (Tổ phó Tổ Vật lý Trường THPT Nguyễn Công Trứ) nhìn nhận để dạy dỗ học sinh cá biệt, sự dìu dắt, quan tâm của thầy cô giáo chắc chắn phải có sự kiên trì, chịu đựng, rèn giũa các em từng bước. Thầy Hoàng nhớ lại thời điểm còn làm giám thị, thầy cô giáo bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm không hài lòng về một học sinh cá biệt lớp 11. Khi dành nhiều thời gian để gần gũi, thầy phát hiện ở em có nhiều tố chất, thậm chí có thể trở thành một học sinh giỏi nếu được phát huy. Qua quá trình tìm hiểu thì biết hoàn cảnh gia đình em rất đặc biệt, có đến 8 anh em. Ngày em xin tiền đóng học phí, người cha đã quăng cặp của con, kèm câu: Tiền đâu mà đi học. Từ lúc đó, em buồn chán, nản lòng và tỏ thái độ bất cần.

“Khi làm giáo viên chủ nhiệm, tôi chọn em này làm lớp phó trước sự phản ứng của nhiều người. Tuy nhiên, em có cơ hội để phát huy và chẳng lâu sau thì trở thành một trong những học sinh xuất sắc nhất lớp. Ngày thi ĐH, em đề nghị tôi chọn trường cho mình. Bỗng dưng được học sinh đề nghị như vậy, tôi cũng lo nhưng vui vì em đã thật sự tin tưởng mình. Học sinh cá biệt của tôi nay đã là phó giám đốc một ngân hàng nước ngoài tại TP HCM” - thầy Hoàng tự hào.

Ông Nguyễn Hữu Hùng, Chủ tịch Công đoàn ngành GD-ĐT TP HCM, nhìn nhận ngoài dạy chữ, thầy cô giáo luôn coi học sinh như con em của mình, dù cuộc sống còn lắm vất vả nhưng âm thầm giúp đỡ vật chất, tinh thần. Từng lớp học sinh trưởng thành như hôm nay chính là nhờ vào sự hy sinh thầm lặng đó của thầy cô giáo. “Ngành GD-ĐT có nhiều chuyển biến tích cực song nếu không tự học tự rèn, không đủ năng lực sẽ không làm tròn chức năng và nhiệm vụ. Dù khó khăn nhưng vẫn cân bằng cái chung- riêng, tinh thần, vật chất, công việc, cuộc sống, điều này xã hội luôn ghi nhận” - ông Hùng nhấn mạnh.

Hãy trải lòng với học sinh

Cô Nguyễn Tuyết Mai, giáo viên Trường THCS Hà Huy Tập, cho biết hiện nay, giáo viên chủ nhiệm mới thật sự là những người có thời gian gần gũi với học sinh nhiều nhất, như một người mẹ thứ hai của các em. Vì thế, giáo viên phải là người biết trải lòng, đặt mình vào hoàn cảnh học sinh để các em tin tưởng, chia sẻ điều thầm kín nhất, từ đó định hướng các em tránh sai lầm. Muốn thế, không còn cách nào khác là luôn lồng ghép kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh, dạy về giá trị sống và hướng đến giá trị chân thiện mỹ” - cô Mai chia sẻ.

Bài và ảnh: Đặng Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Trường ĐH quốc tế đạt chuẩn kiểm định giáo dục

 PGS-TS Hồ Thanh Phong (trái), Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế, nhận giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục

PGS-TS Hồ Thanh Phong (trái), Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế, nhận giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục

Để đạt chuẩn MOET, các cơ sở giáo dục được đánh giá tổng cộng 61 tiêu chí trong tổng số 10 tiêu chuẩn. Đến thời điểm này, kết quả đánh giá Trường ĐH Quốc tế đạt 88,5% (đạt 54/61 tiêu chí), đứng đầu trong các trường phía Nam và đứng thứ hai cả nước trong 12 cơ sở giáo dục được công nhận đạt chuẩn MOET.

Ngoài chuẩn MOET, Trường ĐH Quốc tế còn có 6 chương trình đào tạo đạt chuẩn AUN.

MOET là bộ chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục được thiết kế bởi Bộ GD-ĐT, được giao quyền triển khai đánh giá cho các đơn vị độc lập có chức năng kiểm định các trường ĐH của Việt Nam. Hiện nay, cả nước có 4 đơn vị được giao quyền kiểm định, gồm: Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc ĐHQG Hà Nội, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc ĐHQG TP HCM, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc ĐH Đà Nẵng và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Hiệp Hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam.

H. Lân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

(Kênh giáo dục)Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên sát thực tiễn

Dự lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh ngành GD-ĐT TP cần tập trung hoàn chỉnh đề án tổng thể phát triển GD-ĐT TP đến năm 2030. Trong đó cần đề ra các biện pháp cụ thể để phát triển năng lực cán bộ quản lý và nhà giáo. Đặc biệt, phải đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho thiết thực, sát với thực tiễn. Ông Phong cũng đề nghị ngành GD-ĐT TP cần mạnh dạn đề xuất, điều chỉnh những chính sách ưu đãi đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ, nhân viên ngành giáo dục. Đặc biệt, tạo điều kiện thu hút những người giỏi đến với nghề sư phạm, giữ chân những giáo viên giàu tâm huyết, giúp đỡ thầy cô giáo an tâm với nghề...

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong (bìa trái) trao cờ thi đua cho các trường tiêu biểu Ảnh: Đặng Trinh

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong (bìa trái) trao cờ thi đua cho các trường tiêu biểu Ảnh: Đặng Trinh

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong biểu dương kết quả tốt đẹp của từng tập thể sư phạm và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành GD-ĐT TP. Trong nhiều năm qua, ngành GD-ĐT TP luôn là ngọn cờ đầu của cả nước, chủ động và tích cực đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá, phương pháp dạy và học... “Lãnh đạo TP luôn trân trọng, cầu thị, lắng nghe những góp ý tâm huyết và mong muốn sự chung tay, góp sức của nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục để từng bước nâng chất giáo dục của TP, góp phần sớm đưa TP trở thành nơi có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình” - ông Phong chia sẻ.

Hơn 300 tập thể, nhà giáo đã vinh dự được lãnh đạo TP tuyên dương với những thành tích xuất sắc và đóng góp lớn cho ngành GD-ĐT. Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết những nhà giáo được tuyên dương là những tấm gương sáng phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo được uy tín trong đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh. Đồng thời, ngành cũng tri ân những tấm gương thầy cô thầm lặng, tuy không có những huân chương, bằng khen...

l Cùng ngày, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đã tổ chức lễ kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết năm học vừa qua, ngành giáo dục đã hoàn thành 15/15 chỉ tiêu thi đua của Bộ GD-ĐT, trong đó có 10 chỉ tiêu xuất sắc dẫn đầu. Hiện thành phố có 150 trường đạt chuẩn quốc gia, các công trình xây dựng phục vụ cho dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học cơ bản thực hiện theo kế hoạch đề ra. Tỉ lệ giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn là 88,9%, nhà trẻ là 97,5%, THCS là 99,7%, riêng tiểu học và THPT đạt 100%. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, biểu dương thành tích của ngành giáo dục trong thời gian qua, đồng thời đề nghị các thầy cô giáo không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, củng cố và bồi dưỡng phẩm chất, kiến thức, năng lực sư phạm.

Đ.Trinh - B.Vân

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Kiêu hãnh nghề dạy học

Có người cho rằng trong xã hội hiện đại, nghề giáo không còn là nghề vinh quang nữa. Đã có quá nhiều tai tiếng hệ lụy cho cái nghề được xã hội luôn để mắt tới này. Không ít thầy cô buộc phải từ bỏ bục giảng vì trong một lúc yếu đuối đã không giữ được mình. Riêng tôi thấy mỗi năm qua đi có hàng ngàn nghề sản sinh và hàng trăm nghề mất đi trên thế giới. Duy chỉ có nghề dạy học là vĩnh cửu. Loài người sẽ chẳng bao giờ tiến lên phía trước một bước nếu không có sự tồn tại của nghề dạy học.

Âm thầm lao động, nhiệt tình cống hiến

Tất nhiên, trong xã hội của chúng ta, nghề nào cũng được quý trọng bởi nó đều làm ra các giá trị vật chất hay tinh thần phục vụ cho lợi ích của con người. Chúng ta tôn trọng tất cả các nghề, đồng thời cũng rất kiêu hãnh tự hào về nghề dạy học. Thực trạng xã hội hiện đại trong cái thế giới phẳng này đã khiến cho các thang giá trị biến đổi, kéo theo cách nhìn nhận về nghề giáo cũng biến đổi theo nhiều chiều kích khác nhau. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những gì mà nghề này mang lại kể từ khi xã hội loài người hình thành và phát triển. Thử hình dung ở một nơi nào đó, chỉ một ngày thôi, hoạt động dạy học ngừng lại, xã hội sẽ bị tác động thế nào.

Nhiều giáo viên trẻ vẫn chọn gắn bó với nghề dạy học dù còn nhiều nhọc nhằn, khó khăn Ảnh: TẤN THẠNH

Nhiều giáo viên trẻ vẫn chọn gắn bó với nghề dạy học dù còn nhiều nhọc nhằn, khó khăn Ảnh: TẤN THẠNH

Dạy học là một nghề hội tụ tất cả vẻ đẹp của các ngành nghề khác. Thầy giáo là người trồng “hoa”, chăm “cây”, ươm những mầm xanh tương lai cho đất nước, chăm những nụ hoa làm đẹp cho đời. Thầy giáo vừa là người kỹ sư chuyên chú xây đắp tâm hồn trẻ thơ vừa là người nghệ sĩ thầm lặng mà họa hoằn lắm mới nghe được những tràng pháo tay từ khán thính giả của mình. Thầy giáo cũng là người cha người mẹ chăm chút từng tí từng li, không ngừng dõi theo sự trưởng thành của những đứa con - học sinh mà chẳng mong chờ nhận được tình cảm yêu thương từ chúng. Họ cứ âm thầm lao động, nhiệt tình cống hiến bởi luôn tìm thấy niềm vui trong chính tâm hồn mình, từ sự nhận thức đúng đắn về sứ mệnh thiêng liêng cao cả của mình.

Sứ mệnh nhọc nhằn nhưng thiêng liêng

Còn những ràng buộc, cám dỗ hằng ngày hằng giờ có thể biến thầy cô giáo thành “miếng mồi” của những trò đùa được bày bố cài đặt, thậm chí bị biến thành “món hàng” để làm cầu nối mua vui, tạo lập quan hệ như trường hợp các cô giáo ở Hà Tĩnh “được” cấp trên điều đi tiếp khách như những ngày qua, nhất thiết không thể là bức tranh chung để rồi cho rằng nghề dạy học đã hết thời và không còn là nghề cao quý nữa.

Bởi người thầy không chỉ là người truyền dạy kiến thức, kỹ năng mà còn phải giáo dục đạo đức, giúp người học xác định thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ. Thế hệ trẻ ngày nay rất năng động, tiếp xúc rất nhanh với thế giới tri thức bên ngoài nhà trường. Các em đến lớp với bao ý nghĩ mong muốn tốt đẹp trong đầu. Nhiều em rất say mê tìm hiểu và nghiên cứu khoa học, có ý thức rõ ràng về ngày mai nhưng đồng thời cũng vô tư tiếp nhận cùng lúc các thể loại thông tin nguy hại khác. Vì vậy, người thầy phải có trách nhiệm nâng cánh cho ước mơ các em, thu hút sự chú ý học tập của các em trong từng giờ lên lớp kết hợp với định hướng giáo dục đạo đức cho các em.

Sự chểnh mảng trong học tập, thiếu hụt về kiến thức và sự phiến diện về tư tưởng, méo mó trong tâm hồn, nhân cách của các em chắc chắn một phần do các thầy cô giáo chưa quan tâm đúng mức đến các em. Đó là sứ mệnh thiêng liêng nhưng rất đỗi nhọc nhằn mà bất kỳ ai làm nghề dạy học đều phải gánh lấy. Đừng ngạc nhiên hay vì thế mà đổ lỗi cho ai. Chân lý sẽ trở thành trò đùa, đạo đức sẽ trở thành những điều nhạo báng nếu như người dạy tỏ ra kém cỏi về tri thức, lạc hậu về phương cách hay vụng về trong nghệ thuật xử lý tình huống làm mất đi niềm tin trong tâm hồn trong sáng của các em…

Vì thế, các thầy cô giáo, dù trước mắt còn thiếu thốn trăm bề vẫn nhẫn nại sống và bền lòng vượt qua như những ngày dài họ đã yêu đến vô cùng nghề dạy học. Họ tiếp tục làm con tằm rút ruột nhả tơ để dệt cho đời những tấm thảm tri thức bằng đường tơ lấp lánh. Họ vẫn như những chiến binh thầm lặng quả cảm từng ngày kiên nhẫn giữ lấy trọng trách mà xã hội giao phó, không hề muốn nhận lại sự dằn hắt coi thường của bất kỳ ai. Trong chúng tôi vẫn lưu giữ một niềm tin: Nhất định vinh quang luôn song hành cùng nghề dạy học - một nghề rất đỗi nhọc nhằn nhưng cao quý!

Rèn tài, luyện đức

Xã hội đòi hỏi rất cao, yêu cầu rất nghiêm khắc đối với nghề dạy học. Càng ngày, mỗi người thầy cần phải đáp ứng càng cao nhu cầu nhiều mặt của quá trình đào tạo. Người thầy trong cuộc sống hiện đại không chỉ phải có kiến thức ở một lĩnh vực mà nhiều lĩnh vực. Không chỉ cần có lập trường khoa học vững vàng mà còn có tài năng sư phạm, đạo đức trong sáng cùng nghệ thuật linh hoạt trong vận dụng phương pháp dạy học, kể cả việc xử lý các tình huống mà cuộc sống luôn thử thách.

Dương Thanh Huyền

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Bộ trưởng có thấy đau lòng vụ điều giáo viên đi tiếp khách?

ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên): Bộ trưởng có thấy đau lòng hay không? - Ảnh: Quochoi.vn

ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên): Bộ trưởng có thấy đau lòng hay không? - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng nay 16-11, nghị trường Quốc hội (QH) đã nóng lên khi nhiều đại biểu giơ bảng xin tranh luận đến cùng với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ về việc điều nữ giáo viên đi tiếp khách ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Đại biểu Nguyễn Chiến (Hà Nội) nêu vụ việc hàng chục giáo viên bị huy động đi tiếp khách ở một trường học tại Hà Tĩnh gây bức xúc dư luận thời gian qua, đề nghị Bộ trưởng cho ý kiến. Làm thế nào để chấm dứt tình trạng điều giáo viên đi làm "tiếp viên" như vậy?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: "Vụ việc này tôi đã có ý kiến. Tôi đã có trao đổi với đồng chí Chủ tịch. Tôi đánh giá rất cao đồng chí Chủ tịch đã có công văn yêu cầu giải thích rõ để xử lý. Đây là vụ việc không chỉ ở một trường của Hà Tĩnh, mà trong thực tế cũng có nhiều trường hợp".

“Cán bộ địa phương cũng là vì vui vẻ thôi, nhưng đôi khi làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà giáo. Cho nên đây là một hoạt động rất đáng tiếc. Chúng tôi nghĩ rằng cần rút kinh nghiệm. Để xã hội nóng lên về vấn đề này là không được”- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời.

“Linh hoạt thì phải hợp lý, nếu linh hoạt mà để xã hội nóng lên như vậy là không được. Trong trường hợp này tôi cũng nhận trách nhiệm của người đứng đầu ngành trong việc bảo vệ quyền lợi của thầy cô"- ông Nhạ nói tiếp.

Không hài lòng với trả lời của Bộ trưởng GD-ĐT, ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) giơ bảng sử dụng quyền tranh luận. ĐB Hiền bày tỏ sự đồng tình với việc bộ trưởng nhận trách nhiệm.

Tuy nhiên đại biểu Minh Hiền không đồng tình lắm với cách dùng từ của một đại biểu khác ở Hà Nội, khi dùng từ “cô giáo làm tiếp viên”. “Dùng từ như vậy là làm tổn thương đến các cô giáo”- ĐB Minh Hiền nói.

Theo ĐB Minh Hiền, bà muốn tranh luận với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, sau khi Bộ trưởng trả lời câu hỏi của các đại biểu khác về vấn đề này.

“Bộ trưởng nhận trách nhiệm nhưng lại dùng từ “chỉ vui vẻ thôi”, thì tôi, với góc độ về giới, đặc biệt tôi là một nữ đại biểu, tôi không biết bộ trưởng có đau lòng hay không”- ĐB Minh Hiền nêu câu hỏi, đồng thời bày tỏ: còn tôi thấy mình thực sự đau lòng.

“Và tôi tin rằng, với đặc thù của ngành giáo dục, và Bộ trưởng là người có vai trò chỉ đạo, định hướng vì sự tiến bộ của phụ nữ của ngành, thì tôi chắc chắn rằng Bộ trưởng sẽ đứng ở một vị thế khác, tâm thế khác để nhận định cũng như có giải pháp tiếp theo để giữ được sự tôn nghiêm của ngành giáo; bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ giáo viên”- ĐB Minh Hiền tranh luận.

Tiếp theo, ĐB Lê Thanh Vân xin tranh luận: "Bộ trưởng nói cái cái việc mà người ta cưỡng ép giáo viên ở thị xã Hồng Lĩnh đi tiếp khách như vậy, Bộ trưởng nói bảo vệ quyền lợi giáo viên, nhưng nó lại trái ngược với phát ngôn của Bộ trưởng với báo chí trước đó, khi Bộ trưởng cho rằng trước tiên là phải xem lại mình.

“Tôi nghĩ rằng chắc chắn giáo viên đau lòng với câu nói đó của Bộ trưởng. Và nếu bộ trưởng chịu khó đọc comment của các bài viết về câu nói của Bộ trưởng, Bộ trưởng sẽ thấy người ta đánh giá về Bộ trưởng như thế nào”- ĐB Lê Thanh Vân gay gắt.

Văn Duẩn - Tô Hà

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Thi trắc nghiệm: Ho 1 tiếng chọn phương án 1, ho 2 tiếng chọn phương án 2

Đại biểu đặt câu hỏi với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo - Ảnh chụp qua màn hình

Đại biểu đặt câu hỏi với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo - Ảnh chụp qua màn hình

Trong phiên chất vấn sáng nay 16-11, trả lời chất vấn của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về nội dung đổi mới thi cử, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định thi trắc nghiệm là hình thức thi ưu việt nhất nhưng quan điểm này không được các ĐB đồng tình.

ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cung cấp những thông tin để thấy thực trạng của việc thi trắc nghiệm. “Học sinh thi về nói với tôi chỉ thích thi trắc nghiệm thôi. Phòng thi của chúng cháu sẽ chọn ra một bạn học giỏi nhất cho xức thật nhiều dầu gió. Cứ phương án 1 bạn ấy ho 1 tiếng, cả phòng tích vào phương án 1, phương án 2 ho 2 tiếng và trong quy chế thi không ai cấm thí sinh ho. Cho nên chỉ cần 1 bạn làm được bài thì cả phòng làm được bài. Thế thì có phải là phương án ưu việt hay không, thưa Bộ trưởng?”.

Theo ĐB, bộ nói thi trắc nghiệm là hình thức ưu việt tuyệt đối nhưng thực tế ngược lại. Về lý thuyết không phát huy tính tích cực chủ động của học sinh vì môn tự nhiên không rèn luyện được kỹ năng thực hành trong khi các trường THPT tốn rất nhiều tiền xây dựng phòng học bộ môn đạt chuẩn để thực hành nhưng thực hành không có trong chương trình thi trắc nghiệm. Môn học ngoại ngữ cũng không rèn luyện được kỹ năng nghe nói trong khi đó lại có thêm tư duy thi trắc nghiệm đối với môn văn là không cần thiết.

Về quan điểm của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng thi trắc nghiệm có tác dụng đánh giá học sinh một cách công bằng, tránh gian lận trong thi cử, ĐB Nga khẳng định thực tế đang diễn ra ngược lại thông qua ví dụ đã nêu ở trên.

Liên quan đến vấn nạn dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhận được nhiều chất vấn nhưng chưa làm hài lòng ĐB với phần trả lời của mình, mặc dù đã liên tục nhận trách nhiệm.

ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hoá) đặt câu hỏi: “Là tân Bộ trưởng, Bộ trưởng có giải pháp và quyết tâm nào để nâng cao chất lượng giáo dục, giải toả bức xúc của dư luận về tình trạng học thêm, dạy thêm?”.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận dạy thêm, học thêm là vấn đề bức xúc từ lâu, có những trường hơp là nhu cầu tự thân, chỉ chống hiện tượng dạy tràn lan không đúng mục tiêu mục tiêu. Bộ đã đã có thông tư 17 và các chỉ thị chấn chỉnh, do đó đến nay dạy thêm, học thêm có xu hướng đi vào ổn định hơn nhưng luôn tiềm ẩn hiện tượng biến tướng. “Trách niệm của Bộ trưởng phải sát sao để cùng lãnh đạo địa phương tăng cường giám sát. Nhưng giải pháp gốc là phải chỉnh lại chương tình cho gọn nhẹ, Bộ đang rà soát chương trình SGK mới để loại bỏ những nội dung không phù hợp”. Đồng thời, Bộ trưởng khẳng định trong vấn nạn này cần đề cao cả trách nhiệm của các địa phương, Bộ không thể đi đến từng thầy cô để kiểm tra, giám sát.

Không đồng tình, ĐB Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội) tranh luận: “Bộ trưởng cho rằng dạy thêm, học thêm đã đi vào ổn định hơn thì xin cho biết rõ hơn thế nào. Còn Bộ trưởng nói đây chưa phải vấn đề gấp, tôi không đồng tình”. ĐB cho biết thêm tại Hà Nội hiện nay, tình trạng dạy thêm, học thêm đang rất bức xúc, nhiều trường hợp xuất phát từ động cơ vụ lợi, ép học sinh học thêm bằng cách này cách khác. Nhiều cơ sở dạy thêm phát triển tràn lan do quản lý lỏng lẻo.

ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng các giải pháp Bộ trưởng nêu ra để hạn chế tình trạng dạy thêm không phải giải pháp căn cơ. “Việc dạy thêm hiện nay đang được chuyển sang hình thức tự nguyện. Phụ huynh phì cười bảo ai chả tự nguyện, phải ký đơn để được học thêm ở chính lớp trường đó, trẻ em Việt Nam không có tuổi thơ. Bộ trưởng có giải pháp gì để chấn chỉnh ngay trong nhiệm kỳ này”- ĐB Cương chất vấn.

T.Hà - V.Duẩn

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!