Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

(Kênh giáo dục)VnMoney

'; } $('#'+divName).html(html); } this.Innit = function() { } } var currenttab = 1; var maxtab = 2; function slide_forward() { currenttab++; if (currenttab > maxtab) currenttab = maxtab; var leftpx = (currenttab-1) * (-628); $('#ck_container').animate({ left: leftpx }, 500); return false; } function slide_backward() { currenttab--; if (currenttab = maxtab) { currenttab = 0; $('#ck_container').animate({ left: 0 }, 500); } slide_forward(); } $(function(){ setInterval("slide_auto()", 10000); })
Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

(Kênh giáo dục)Điểm môn phụ: Khó giám sát

Đó là các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, văn, lịch sử, địa lý và ngoại ngữ theo hình thức tập trung. Đề kiểm tra là đề chung theo khối của trường hoặc của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), việc coi và chấm bài kiểm tra tương tự như thi tốt nghiệp THPT.

Việc đánh giá học sinh THPT cần có thay đổi, tránh việc sửa điểm Ảnh: TẤN THẠNH

Việc đánh giá học sinh THPT cần có thay đổi, tránh việc sửa điểm Ảnh: TẤN THẠNH

Cách kiểm tra này, nếu thực hiện nghiêm túc thì điểm kiểm tra sẽ phản ánh đúng năng lực học tập của học sinh; kết quả học tập của học sinh được đánh giá chính xác và khách quan; giáo viên dạy không thể tự quyết định điểm số theo ý riêng.

Còn hình thức kiểm tra miệng và 15 phút của các môn học được tổ chức trong tiết dạy. Giáo viên ra đề, tự coi kiểm tra và chấm bài kiểm tra học sinh; cùng với kiểm tra 1 tiết và học kỳ các môn: tin học, giáo dục công dân, công nghệ.

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo cách này, nếu như người thầy không có lương tâm và lòng tự trọng, hoàn toàn không thể khách quan; trong khi hiệu trưởng và tổ chuyên môn không thể giám sát được việc cho điểm của giáo viên.

Thế nên những tiêu cực như: sửa điểm, nâng điểm, bắt “ép” học thêm, học sinh ngồi “nhầm” lớp đều xuất phát từ cách kiểm tra này; riêng điểm trung bình của học sinh lớp 12 được giáo viên cho tối đa để được dự thi tốt nghiệp và dễ dàng đậu tốt nghiệp THPT bởi điểm trung bình môn chiếm 50% trong điểm xét tốt nghiệp theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Đây là điều bất hợp lý mà Bộ GD-ĐT cần phải có sự thay đổi ngay cách đánh giá, cho điểm học sinh ở bậc học phổ thông.

Theo đó, hình thức kiểm tra miệng tất cả môn học: Không đánh giá bằng điểm số mà thực hiện bằng nhận xét như các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục đang thực hiện; không tính vào điểm trung bình của môn học; nếu học sinh không thuộc bài hoặc không thực hiện các yêu cầu của giáo viên sẽ bị trừ điểm đạo đức theo quy định; do hiện nay ở nhiều trường phổ thông khi vi phạm điều này, học sinh vừa bị 0 điểm vừa bị trừ 0,5 điểm hành vi đạo đức mỗi lần vi phạm.

Với hình thức kiểm tra 15 phút, 1 tiết và học kỳ của các môn học (trừ môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, nay thêm môn giáo dục quốc phòng - an ninh) được đánh giá bằng cho điểm; được tổ chức tập trung: đề kiểm tra chung theo khối của trường hoặc của sở GD-ĐT, theo hình thức trắc nghiệm (trừ môn ngữ văn), mỗi học sinh trong phòng kiểm tra có một mã đề riêng, việc tổ chức coi và chấm bài kiểm tra tương tự như thi tốt nghiệp THPT .

Nếu có sự thay đổi này, chắc chắn học sinh sẽ học tốt tất cả môn học, không còn phân biệt môn chính, môn phụ; không còn học “tủ” và học lệch ngay từ lớp đầu cấp (theo lộ trình của Bộ GD-ĐT đến năm 2019 sẽ lấy điểm trung bình kết quả học tập 3 năm cấp THPT); kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển lớp 10 sẽ bớt đi thí sinh bị điểm “liệt”; học sinh vào lớp 10 công lập, đậu tốt nghiệp THPT xứng đáng hơn; các trường ĐH, CĐ xét tuyển qua học bạ sẽ có chất lượng hơn; học sinh lại được trang bị kiến thức toàn diện hơn để vào đời hoặc tiếp tục học nghề, học CĐ, ĐH. Quan trọng hơn là điều đó góp phần chấm dứt tình trạng giáo viên “ ép” học sinh học thêm.

Trần Vũ

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Đề thi khoa học, khách quan

Đến thời điểm này, hầu hết các trường THPT đều gấp rút cho công tác chuẩn bị tổ chức kiểm tra học kỳ I. Để học sinh đạt kết quả tốt cho kỳ thi THPT quốc gia 2017, các trường THPT đều cho học sinh làm quen với phương pháp thi mới. Hiện vấn đề gây lo lắng nhất vẫn là đề thi.

Nội dung đề thi trong chương trình lớp 12

Khi được hỏi, lãnh đạo các trường THPT đều chia sẻ mối lo lắng nhất của các trường là việc xây dựng ngân hàng đề. Các giáo viên cho hay muốn được bổ sung câu hỏi theo cấu trúc đề thi mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) nhằm giúp học sinh có nhiều cơ hội chuẩn bị trước khi bước vào kỳ thi quan trọng. Dù đã được tập huấn xây dựng đề thi nhưng thời điểm này, chưa phải giáo viên nào cũng có thể làm tốt việc này.

Thí sinh xem đề thi môn lý kỳ thi THPT quốc gia 2016 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Thí sinh xem đề thi môn lý kỳ thi THPT quốc gia 2016 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Thực tế cho thấy để xây dựng được một đề thi bảo đảm theo các yêu cầu quy định thực sự không đơn giản. Để mỗi học sinh trong một phòng thi có một mã đề (mỗi đề 40 câu), giáo viên phải xây dựng, sử dụng tối thiểu 160 câu để đảo, trộn, sao cho tỉ lệ câu trùng nhau ở mỗi đề là ít nhất.

Nói về định hướng ôn tập trước kỳ thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng các học sinh cần hết sức lưu ý rằng những câu hỏi trong đề thi minh họa và đề thi kỳ thi THPT quốc năm 2017 sắp tới được xây dựng theo một quy trình khoa học, khách quan, nghiêm ngặt và đặc biệt được thử nghiệm cẩn thận để chuẩn hóa. Nếu học sinh sử dụng những tài liệu luyện thi và các bộ câu hỏi, đề thi trong các tài liệu ôn tập trên thị trường không bảo đảm được các yếu tố vừa nêu thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học tập, ôn tập và kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Chính vì thế, cách tốt nhất để các em học tập, ôn tập có kết quả tốt là thực hiện theo đúng chương trình, sách giáo khoa hiện hành.

Bên cạnh đó, năm 2017, bộ quy định nội dung đề thi nằm trong trong chương trình lớp 12, như vậy tài liệu để ôn thi THPT quốc gia tốt nhất là sách giáo khoa và sách bài tập theo quy định của Bộ GD-ĐT. Điều quan trọng là giáo viên cần hướng dẫn học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa; biết cách tham khảo, phân loại các câu hỏi, bài tập trong sách bài tập để luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các loại câu hỏi, bài tập đó; với mỗi loại câu hỏi, bài tập, học sinh cần phải suy nghĩ, lật đi, lật lại vấn đề, liên hệ với thực tiễn, nghĩa là biết “tự ra đề cho mình từ những câu hỏi, bài tập đã có” để vừa khắc sâu về kiến thức vừa thành thạo về kỹ năng vận dụng kiến thức.

Bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng

Trước khi kỳ thi chính thức diễn ra, các trường hiện đang định hướng ôn tập cho học sinh và làm quen với dạng đề thi minh họa. Ông Nguyễn Quý Xuân - Hiệu trưởng Trường THPT Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội - cho biết dự kiến giữa tháng 12-2016 sẽ tổ chức cho 310 học sinh lớp 12 kiểm tra học kỳ I với 5 bài thi như quy định của kỳ thi THPT quốc gia. Giáo viên các tổ bộ môn đang xây dựng đề kiểm tra theo các tiêu chí của Bộ GD-ĐT. Học sinh khối 12 - không phân biệt là học sinh lớp nào - được chia thành các phòng thi xếp theo vần A, B, C với số lượng 24 em/phòng, có đánh số báo danh, bài thi được rọc phách, chấm chéo... Tinh thần được quán triệt tới thầy và trò toàn trường là tổ chức một kỳ kiểm tra như một kỳ thi thật để mọi thành viên được tập dượt theo các quy trình của một kỳ thi chính thức.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, quận Ba Đình, Hà Nội - cho hay trường này cũng cho học sinh lớp 12 kiểm tra cuối kỳ với cách thức của kỳ thi THPT quốc gia. Kết quả đánh giá sẽ được công bố sớm để học sinh có quyết định lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp.

Thứ trưởng Ga nhấn mạnh trong tổ chức dạy học cũng như trong ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT luôn chỉ đạo các sở GD-ĐT yêu cầu giáo viên dạy học bảo đảm yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT.

Học sinh lớp 11 cũng lo ôn thi

Không chỉ học sinh lớp 12 mà ngay cả đối với học sinh lớp 11, nhiều trường cũng chủ động điều chỉnh phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá theo định hướng đổi mới của Bộ GD-ĐT. Học sinh, phụ huynh học sinh lớp 10, 11 cũng được cập nhật yêu cầu tăng khối lượng kiến thức của kỳ thi THPT quốc gia những năm tới bởi từ năm 2018, nội dung thi THPT quốc gia sẽ nằm trong cả chương trình lớp 11, 12.

Yến Anh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

(Kênh giáo dục)Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng ngành giáo dục

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng sẽ góp phần mang lại môi trường dạy và học lý tưởng, góp phần đổi mới toàn diện ngành giáo dục, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo các thế hệ trẻ có đủ tâm - tầm - tài cho đất nước. TTC Edu, hệ thống Giáo dục quốc tế trực thuộc Tập đoàn TTC đang thực hiện đầy đủ tôn chỉ này.

Hoàn thiện chuỗi giáo dục tích hợp

Nhận thức được sứ mệnh: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, đồng thời với mong muốn góp phần tham gia xã hội hóa giáo dục, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, Tập đoàn TTC đã đầu tư xây dựng và ngày càng hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học tại các trường thuộc hệ thống Giáo dục TTC (TTC Edu) trong nhiều năm qua.

Được thành lập từ năm 2008 và chính thức tham gia vào lĩnh vực Giáo dục từ cuối năm 2015, TTC Edu xác định sứ mệnh kết hợp hài hòa giáo dục thành nhân và giáo dục hội nhập, bên cạnh đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo viên, quy hoạch và đào tạo đội ngũ quản lý, các trường thuộc hệ thống TTC Edu luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để TTC Edu hoàn thiện chuỗi giáo dục tích hợp lý thuyết - thực hành từ bậc học mầm non đến đại học

“Chỉ khi nào có lòng tin vào những việc mình đang làm, chúng ta mới thực sự có trách nhiệm đến cùng với nó” – Bà Đặng Huỳnh Ức My, Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC chia sẻ.

Bà Đặng Huỳnh Ức My, Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC, từng chia sẻ về ước mơ làm cô giáo. Mơ ước này của Bà phần nào đã trở thành hiện thực khi hàng ngày được chia sẻ kinh nghiệm công việc với các CBNV. Khi TTC tập trung vào hoạt động giáo dục, mơ ước đó tiếp tục truyền cảm hứng và động lực mạnh mẽ để Bà đặt trọn tâm huyết vào lĩnh vực đầy tính nhân văn này.

Trên cương vị thành viên HĐQT của TTC Edu, Bà đã và đang cùng các cộng sự hiện thực hóa giấc mơ và sứ mệnh, đồng thời cương quyết giữ vững phương châm: Giáo dục chính là tương lai. Ngành Giáo dục giữ vai trò đào tạo thế hệ trẻ giàu kiến thức, giàu kỹ năng sống, biết tôn trọng các giá trị nhân văn trở thành công dân toàn cầu, phát triển toàn diện về cả thể lực, trí lực, đạo đức và nhân cách sống trong cả môi trường gia đình và xã hội.

Môi trường giáo dục mầm non hiện đại, an toàn

Môi trường giáo dục mầm non hiện đại, an toàn

Đặt tiêu chí đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ lên hàng đầu, tất cả hạng mục thi công, kể cả góc thiên nhiên, góc nghệ thuật, các thiết bị vui chơi ngoài trời như bộ vận động, cầu trượt, bập bênh, khu thảm cỏ nhân tạo… tại TTC Edu đều được chăm chút kỹ lưỡng để các bé thỏa sức vận động mà luôn an toàn.

Sân chơi trải thảm rộng rãi, an toàn cho các bé thỏa sức vui chơi

Sân chơi trải thảm rộng rãi, an toàn cho các bé thỏa sức vui chơi

Các hoạt động sôi nổi phát triển toàn diện thể chất và trí lực của trẻ, tăng cường sự hiểu biết giữa cha mẹ - nhà trường và con cái

Các hoạt động sôi nổi phát triển toàn diện thể chất và trí lực của trẻ, tăng cường sự hiểu biết giữa cha mẹ - nhà trường và con cái

Bên cạnh đó, các trường thuộc hệ thống Mầm non Abi còn tăng cường đầu tư phòng Kidsmart để học sinh làm quen với công nghệ thông tin, phát huy tính sáng tạo bằng những trò chơi về ngôn ngữ, khoa học không gian, toán học và truyện tranh vui nhộn. Các phòng phát triển năng khiếu cũng được xây dựng bài bản nhằm giúp các em thể hiện tối đa khả năng, sở thích cá nhân, điển hình là phòng âm nhạc trang bị đàn organ, các loại nhạc cụ dân gian bổ trợ như phách tre, trống cơm, trống lắc…

Tăng cường hệ thống cơ sở vật chất TH - THCS - THPT

Với môn khoa học tự nhiên, học sinh được học một cách trực quan sinh động trong phòng thực hành, trang bị đầy đủ dụng cụ thí nghiệm như: bộ thực hành vật lý, bộ thí nghiệm quang phổ, các mô hình cấu trúc không gian…

Không gian thư viện cũng được chú trọng với các phòng đọc rộng rãi, yên tĩnh, tập trung hàng ngàn đầu sách cùng hệ thống thư viện điện tử trang bị dàn máy tính hiện đại, hỗ trợ tốt nhất cho việc học tập, tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu cho học sinh.

Điển hình như trường TH - THCS – THPT Trịnh Hoài Đức, trong niên khóa 2016 – 2017 đã đưa vào khai thác dãy nhà mới 6 tầng có trang bị thang máy. Hệ thống phòng học và phòng chức năng được lắp máy điều hòa, các phòng thực hành bố trí dàn âm thanh và tivi trình chiếu đảm bảo tiết học sinh động nhất.

Hồ bơi tại trường THPT Lê Quý Đôn phục vụ nhu cầu học tập, rèn luyện thể lực và giải trí của học sinh

Hồ bơi tại trường THPT Lê Quý Đôn phục vụ nhu cầu học tập, rèn luyện thể lực và giải trí của học sinh

Rạp chiếu phim dành riêng cho học sinh trường THCS - THPT Tân Phú

Rạp chiếu phim dành riêng cho học sinh trường THCS - THPT Tân Phú

Giáo dục bám sát thực tiễn - nền tảng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Để làm được điều này, các trường cao đẳng - đại học thuộc TTC Edu tập trung đầu tư vào khu vực chức năng, thực hành dành cho sinh viên. Riêng trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi có xưởng thực hành rộng 1.500m2 cho ngành may - giày với thiết bị tân tiến. Bên cạnh đó, các phòng học, ký túc xá cũng trang bị đầy đủ tiện nghi.

Xưởng thực hành may giày của trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi

Xưởng thực hành may giày của trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi

Đối với trường Đại học Yersin Đà Lạt, nhà trường trang bị phòng thực hành máy tính đa phương tiện; khu thực hành nghề du lịch nhà hàng - khách sạn có cơ sở vật chất tương đương với các khách sạn, nhà hàng lớn; phòng thí nghiệm thực hành của khoa Sinh học - Môi trường trang bị dụng cụ thí nghiệm tiên tiến…

Nhiều ý kiến cho rằng, sự trợ giúp của thiết bị kỹ thuật hiện đại, sự cộng hưởng của không gian có tổ chức và cảnh quan môi trường sẽ hình thành ở người được đào tạo kỹ năng sống, đặc tính nhân cách cùng những kỹ năng nghề nghiệp khác. Đây cũng chính là điều mà TTC Edu luôn tâm niệm và phấn đấu thực hiện, vì mục tiêu góp phần xây dựng nền giáo dục chất lượng cao.

Với phương châm “Giáo dục là tương lai”, hệ thống giáo dục thuộc Tập đoàn TTC đang từng ngày chuyển mình đầy tích cực để đánh dấu một chặng đường mới trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược 5 năm 2016 – 2020. TTC Edu đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy, khuyến khích tinh thần học hỏi và cải thiện hiệu quả làm việc trong toàn hệ thống. Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, ngành Giáo dục TTC có vai trò đến việc hình thành nhân cách, xây dựng tương lai từ nền tảng giáo dục trong phạm vi hơn 28.000 học sinh, sinh viên với hơn 25 cơ sở từ bậc Mầm non đến Đại học trên toàn hệ thống.

Khánh Linh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)“Không bao giờ quá trẻ để lãnh đạo”

 Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cùng các bạn trẻ thành viên chương trình Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) - Ảnh: Đại sứ quán Mỹ

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cùng các bạn trẻ thành viên chương trình Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) - Ảnh: Đại sứ quán Mỹ

Ngày 2-12, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius tham dự hội thảo “Những điều bé nhỏ ý nghĩa” do chương trình Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tổ chức, và thảo luận với các thành viên YSEALI về hoạt động tình nguyện và sức mạnh của giới trẻ trong việc đem lại những thay đổi tích cực.

Hội thảo là một trong nhiều hoạt động cộng đồng mà 16 đội YSEALI ở 9 tỉnh thành trong cả nước sẽ thực hiện trong ngày 3-12 với phương châm “Không bao giờ quá trẻ để lãnh đạo”. Đây sẽ là hoạt động YSEALI lớn nhất từng được tổ chức tại Việt Nam và thu hút 1.000 người tham gia.

“Các thành viên YSEALI Việt Nam nằm trong số những người tích cực và năng động nhất khu vực Đông Nam Á. Với hơn 20.000 thành viên trên khắp cả nước, họ cũng dẫn đầu về số lượng thành viên trong khu vực. Chúng tôi tự hào ủng hộ các thủ lĩnh trẻ và những công việc tuyệt vời của họ, không chỉ ở Việt Nam, mà trong toàn khu vực”- Đại sứ Ted Osius phát biểu.

Các hoạt động YSEALI tại Việt Nam là một phần của chiến dịch rộng lớn mang tên YSEALI YOUnified được tổ chức tại 10 nước ASEAN để kỷ niệm năm hoạt động thứ ba của YSEALI. 103 đội bao gồm các thành viên YSEALI sẽ tổ chức hoạt động cộng đồng do thanh niên lãnh đạo tại các nước ASEAN nhằm khuyến khích giới trẻ trở thành những công dân tích cực hơn và thể hiện sức mạnh của tuổi trẻ trong việc tìm giải pháp cho những vấn đề cấp bách của địa phương, quốc gia và khu vực.

Được công bố năm 2013, YSEALI là chương trình nổi bật của chính phủ Mỹ nhằm tăng cường sự kết nối giữa các thủ lĩnh trẻ xuất sắc trong khu vực Đông Nam Á; phát triển các kỹ năng của họ như tinh thần tích cực của công dân, kinh tế, và kết nối giữa các nhà lãnh đạo phi chính phủ trong khu vực; khuyến khích họ hợp tác giải quyết các thử thách xuyên biên giới trong khu vực.

YSEALI bao gồm các nước thành viên của khu vực ASEAN và rộng mở cho các bạn trẻ thuộc lứa tuổi từ 18 đến 35. Để giải quyết các vấn đề đáng quan tâm trong giới trẻ của khu vực ASEAN, chương trình YSEALI tập trung vào 4 chủ điểm: Phát triển kinh tế và khởi nghiệp; Bảo vệ môi trường; Giáo dục; và Công dân tích cực.

YSEALI mang tới các cơ hội như chương trình trao đổi học thuật và nghề nghiệp tại Mỹ, hội thảo trong khu vực nhằm phát triển mạng lưới, kỹ năng, truyền thông xã hội, và các cuộc thi giành tài trợ để hỗ trợ các thủ lĩnh xuất sắc trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực.

D.Ngọc

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

(Kênh giáo dục)Vẫn chuộng đánh giá theo điểm số

Kể từ ngày 6-11, Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sửa đổi, bổ sung Thông tư 30 về đánh giá học sinh (HS) tiểu học chính thức có hiệu lực. Tuy không khác nhiều so với Thông tư 30 nhưng phản hồi ban đầu từ giáo viên và các trường cho thấy HS và phụ huynh vẫn thích được thi lấy điểm hơn là chỉ đánh giá bằng nhận xét.

Kiểm tra cuối kỳ theo thang điểm 10

Theo quy định của Thông tư 22, đề thi cuối học kỳ I phải đánh giá được kết quả thực chất của HS, bảo đảm bám sát theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng khối lớp. So với Thông tư 30, Thông tư 22 có thêm yêu cầu vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt, chiếm 10% việc đánh giá.

Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP HCM, đề kiểm tra do hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn ra. Tuy nhiên, sở khuyến khích các trường thực hiện việc ra đề theo phương án đề kiểm tra do giáo viên chủ nhiệm soạn, sau đó nộp về tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn chọn lọc và gửi cho ban giám hiệu từ 2 đến 3 đề. Ban giám hiệu duyệt đề và ra quyết định cuối cùng. Bài kiểm tra cuối kỳ được giáo viên nhận xét, sửa lỗi. Bao gồm nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế; cho điểm cuối cùng theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân.

Giáo viên sẽ nhận xét, đánh giá học sinh tỉ mỉ hơn khi áp dụng Thông tư 22 Ảnh: TẤN THẠNH

Giáo viên sẽ nhận xét, đánh giá học sinh tỉ mỉ hơn khi áp dụng Thông tư 22 Ảnh: TẤN THẠNH

Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4), cho biết chủ trương của nhà trường là các giáo viên của từng khối lớp đều phải làm đề, từng tổ chuyên môn sẽ chọn ra một đề hợp lý nhất, sau đó ban giám hiệu họp và thống nhất chọn đề.

Theo ông Trần Trọng Khiêm, Phó Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, phụ trách giáo dục tiểu học, ở thời điểm hiện tại, do thời gian thực hiện Thông tư 22 còn rất ngắn nên chưa nghe phản hồi từ phía giáo viên. Chỉ lưu ý giáo viên trong quá trình dạy và ra đề thi có thêm mức vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề mới…

Thêm bài kiểm tra giữa kỳ

Theo tổ trưởng chuyên môn một trường tiểu học tại quận 3, về cơ bản, quy định kiểm tra cuối kỳ của Thông tư 22 không khác nhiều Thông tư 30, chỉ khác ở chỗ đối với lớp 4 và lớp 5 theo Thông tư 22 có thêm bài kiểm tra giữa kỳ. Vừa qua, khi thực hiện theo quy định mới, phản hồi của HS và phụ huynh khá tích cực vì tâm lý thích có điểm số như trước đây. “Nhất là HS lớp 5, nếu có bài kiểm tra lấy điểm thì tiện lợi hơn cho các em khi lên bậc THCS sẽ bắt đánh giá bằng điểm số. Bên cạnh đó, việc có thêm bài kiểm tra giữa kỳ sẽ giúp cả HS và giáo viên kiểm soát, đánh giá được từng giai đoạn học tập để có những điều chỉnh hợp lý. Thay vì dồn đến cuối học kỳ để làm một bài thi thì sẽ áp lực hơn” - vị này cho biết.

Ở Thông tư 22, việc nhận xét, đánh giá HS có thêm mức độ “cần cố gắng” so với 2 mức hoàn thành và chưa hoàn thành như Thông tư 30 cũng nhận được phản hồi tốt của giáo viên. Theo một giáo viên tại quận 1, đánh giá HS chỉ dựa vào 2 mức hoàn thành và chưa hoàn thành là không chính xác và rất chung chung, phụ huynh không biết con ở mức độ nào trong khi giáo viên bị gò bó bởi 2 mức đánh giá đó, kéo theo không biết tìm từ ngữ gì để nhận xét cho hợp lý. Nay giáo viên có cơ hội nhận xét tỉ mỉ, chu đáo từng HS, phụ huynh dựa vào đó để theo dõi quá trình học tập của con mình.

Trong khi đó, một giáo viên trực tiếp ra đề tại quận 4 nhìn nhận tỉ lệ mức độ nhận biết kiến thức như hướng dẫn ra đề chưa thật sự hợp lý. Tỉ lệ nên linh hoạt ở từng khối lớp, từng độ tuổi. Chẳng hạn, tỉ lệ mức độ nhận biết trong yêu cầu đối với HS lớp 1 phải khác yêu cầu đối với HS lớp 5. Nếu cứ áp dụng theo tiêu chí này sẽ không đánh giá được chính xác HS.

Nên kiểm tra giữa kỳ tất cả các khối lớp

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 1 bày tỏ sau quá trình thực hiện Thông tư 22, nhà trường tổ chức khảo sát ý kiến phụ huynh ở các khối lớp thì đa số vẫn muốn có bài kiểm tra giữa kỳ lấy điểm số như lớp 4, 5. Thế nhưng, với mức độ nhẹ nhàng, giáo viên vẫn có thể ghi thêm nhận xét. Lý do chính là ở lớp 1, nhiều HS chưa đọc thông viết thạo nên dù giáo viên có nhận xét thế nào thì các em cũng khó hiểu hết, giáo viên lại phải tìm từ ngữ đơn giản, ngắn gọn để nhận xét thì lại rơi vào tình trạng qua loa, hời hợt.

Đặng Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)TP HCM cần xây dựng trường ĐH, CĐ nòng cốt

Trước thực trạng các trường CĐ, ĐH phát triển quá nóng, quy mô đào tạo nhiều nhưng chất lượng đầu ra không đạt yêu cầu, bà Minh cho rằng TP cần xây dựng trường CĐ, ĐH nòng cốt và hệ thống trường vệ tinh chứ không nên đầu tư dàn trải, có gì dạy nấy. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục chưa mang lại hiệu quả cao là do cơ chế chính sách chưa điều chỉnh theo kịp và nhiều nhà đầu tư tâm huyết muốn đầu tư vào lĩnh vực này nhưng cơ chế chính sách chưa tạo cơ hội cho họ tham gia.

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM trong giờ thí nghiệm Ảnh: TẤN THẠNH

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM trong giờ thí nghiệm Ảnh: TẤN THẠNH

Đ.Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Nghiêm cấm ép buộc học sinh học thêm, luyện thi

Trước thực trạng này, ngày 1-12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn, không chủ trương phát hành tài liệu hướng dẫn ôn tập cho các kỳ thi. Bộ cũng đã có văn bản chỉ đạo các địa phương nghiêm cấm các nhà trường, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và giáo viên lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua sách hướng dẫn kiểm tra, đánh giá, luyện thi hoặc ép buộc học sinh học thêm, luyện thi dưới bất kỳ hình thức nào. Bộ sẽ tổ chức thanh kiểm tra và nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm.

Ông Ga cũng nói thêm, sau khi có thông tin một số sách ôn thi xuất hiện trên thị trường có tên tác giả là một số cán bộ đang công tác tại một đơn vị thuộc bộ, bộ đã kiểm tra, xác minh và khẳng định rằng, các cán bộ này chỉ tham gia với tư cách cá nhân như các tác giả khác, không liên quan đến việc chỉ đạo chuyên môn của các đơn vị chức năng thuộc Bộ GD-ĐT. Vì thế nội dung của các cuốn sách này cũng chỉ có giá trị tham khảo như các sách tham khảo khác có trên thị trường.

Tuy nhiên, ông Ga nhấn mạnh việc cán bộ của bộ tham gia xuất bản sách nói trên dù với tư cách cá nhân cũng không phù hợp với chủ trương của Bộ GD-ĐT. Vì thế bộ đã yêu cầu các cá nhân này nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Y. Anh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Chấn chỉnh các chương trình “kích hoạt não”

Ông Nguyễn Viết Dũng, Phó Vụ trưởng, Phó Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP HCM, cho biết sau cuộc làm việc, sẽ báo cáo và kiến nghị lên lãnh đạo Bộ GD-ĐT đối với hoạt động của công ty này để ý kiến chỉ đạo cuối cùng. Cũng theo ông Dũng, dự kiến trong vài ngày tới Bộ GD-ĐT sẽ có công văn hướng dẫn các địa phương chấn chỉnh hoạt động của các trung tâm có dạy kiểu “kích hoạt não” cho trẻ.

Trong khi đó, Sở GD-ĐT TP HCM cho biết chưa từng cấp phép cho trung tâm này hoạt động và cũng chưa nhận được văn bản nào xin cấp phép của công ty này. Quan điểm của sở là không khuyến khích phụ huynh cho con tham dự các lớp như thế này vì không phải là hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

Trước đó, nhiều địa phương, đặc biệt là tại TP HCM và Hà Nội nở rộ các trung tâm “kích hoạt não” được quảng cáo là phương pháp giáo dục mới kích thích bán cầu não, giúp trẻ từ 6-15 tuổi thông minh vượt trội chỉ sau 2 ngày, thậm chí trở thành thiên tài.

Đ. Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

(Kênh giáo dục)Các ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh

Năm 2017, ĐHQG Hà Nội tiếp tục phương thức tuyển sinh bằng việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Đề thi bao gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 195 phút. Do một số trường phía Nam mong muốn sử dụng kết quả thi của ĐHQG Hà Nội nên năm nay, ĐH này sẽ mở rộng thêm 3 điểm thi ở Khánh Hòa, TP HCM và Đồng Tháp, đồng thời dự kiến tăng số đợt thi đánh giá năng lực lên 3, vào các tháng 5, 7 và 12.

Mở rộng điểm thi, tăng khối thi

Lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết nhóm GX gồm 12 trường (Bách khoa Hà Nội, Kinh tế Quốc dân, Xây dựng, Ngoại thương, Thủy lợi, Giao thông Vận tải, Mỏ Địa chất, Thăng Long, Công nghiệp Hà Nội, Công nghệ Giao thông Vận tải, Ngân hàng, Học viện Chính sách và Phát triển) cũng sẽ dùng điểm thi THPT quốc gia 2017 để xét tuyển ĐH. Sở dĩ nhóm quyết định chọn phương án này là bởi muốn thí sinh đỡ sốc hoặc quá áp lực trước nhiều thay đổi trong thi cử. Tuy nhiên, dự kiến 1-2 năm tới, nhóm sẽ có phương án thi riêng. Đặc biệt, nhóm dự định sẽ mở rộng từ 12 đến 20 trường trong năm tới để giảm tỉ lệ thí sinh ảo.

 Học sinh tìm hiểu thông tin vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

Học sinh tìm hiểu thông tin vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

Ông Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thông tin: phương án tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2017 vẫn thiên về sử dụng điểm thi THPT quốc gia để xét tuyển. Bên cạnh đó, trường xét thêm một vài tiêu chí phụ, như xét điểm học bạ 3 năm của tổ hợp các môn thi. Riêng chuyên ngành báo chí, trường vẫn tiếp tục tổ chức thi thêm bài thi năng khiếu để sàng lọc thí sinh. Một điểm đáng chú ý nữa là trong năm 2017, trường chủ trương tăng khối thi, thêm cả khối A cho chuyên ngành báo ảnh và quay phim.

GS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, cho biết trong năm 2017, trường tiếp tục tuyển sinh theo phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi THPT quốc gia. Ông Tú cũng bày tỏ mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đặc biệt chú ý đến khâu ra đề để dù thi trắc nghiệm, các trường vẫn tuyển được đúng người tài.

Xét năng lực, mở ngành mới

PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP HCM, cho biết định hướng về tuyển sinh năm 2017 của trường là sẽ xét học bạ của thí sinh trước để đánh giá khả năng, sự phù hợp của thí sinh đối với ngành học, sau đó sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực như ĐHQG Hà Nội. Từ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia và kỳ thi đánh giá năng lực, trường sẽ xét tỉ trọng điểm trong tổng điểm xét tuyển. Tất nhiên, kế hoạch tuyển sinh sẽ được xác định cụ thể sau khi bộ ban hành quy chế.

Theo PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, mùa tuyển sinh 2017, trường có kế hoạch chỉ xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia nhưng sẽ rút ngắn thời gian xét tuyển chứ không nhất định kéo dài 10 ngày như năm 2016 và số đợt xét tuyển tùy thuộc vào kết quả tuyển sinh đợt đầu. Trường cũng xây dựng phần mềm xét tuyển riêng chứ không phụ thuộc vào phần mềm xét tuyển của bộ, các chính sách ưu tiên đối với thí sinh, trường vẫn thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết trường đang đợi Bộ GD-ĐT ban hành quy chế để có cơ sở xây dựng kế hoạch tuyển sinh. Hiện trường đang xem xét khả năng tổ chức thi riêng hoặc kết hợp với ĐHQG TP HCM tổ chức thi.

TS Nguyễn Minh Hà, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mở TP HCM, thông tin: Năm 2017, trường vẫn xét tuyển ĐH dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia chứ không tổ chức thi riêng. Với việc xét tuyển, trường sẽ tách điểm thành phần môn trong các bài thi tổ hợp để xét vào các khối. Năm 2017, chỉ tiêu xét tuyển của trường sẽ tăng và trường có thêm 4 ngành mới là công nghệ thông tin, kiểm toán, quản trị nhân sự, kinh doanh quốc tế.

Theo TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, năm 2017, trường vẫn sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển và giữ ổn định ở các tổ hợp xét tuyển. Chỉ tiêu tuyển sinh vẫn không thay đổi dù trường có thêm ngành mới là quản lý tài nguyên rừng. Trường sẽ điều chỉnh, cân đối lại chỉ tiêu của từng ngành dựa theo nhu cầu xã hội.

Vẫn dùng chung phần mềm xét tuyển?

Theo một lãnh đạo Bộ GD-ĐT, dự kiến năm 2017, tất cả các trường ĐH trên cả nước sẽ xét tuyển chung trên cơ sở dữ liệu do bộ quản lý. Với phương án xét tuyển chung trong cả nước, tất cả các trường ĐH đều sẽ tham gia, kể cả các trường khối quân đội, công an. Do đó, việc tổ chức xét tuyển theo nhóm như nhóm GX năm ngoái cũng sẽ không còn nữa. Các trường cũng sẽ tham gia cùng bộ để điều chỉnh trong khâu chạy phần mềm dữ liệu nhằm chọn ra số lượng thí sinh trúng tuyển của năm nay. Theo đó, sau khi chạy cơ sở dữ liệu, bộ sẽ cung cấp kết quả để các trường tham khảo.

Sau khi các trường điều chỉnh, đưa ra các tiêu chí, điều kiện thêm, bộ sẽ tiếp tục chạy cơ sở dữ liệu một lần nữa để đưa ra kết quả cuối cùng. Được biết, Bộ GD-ĐT cũng đã họp với một số trường ĐH bàn phương án để làm sao vừa có thể xét tuyển chung mà các trường vẫn có thể tự chủ trong xét tuyển. Theo đó, với phương án xét tuyển chung, các trường sẽ có lợi hơn khi không còn thí sinh ảo, đồng thời cũng không ảnh hưởng gì tới chỉ tiêu tuyển sinh của các trường.

YẾN ANH - HUY LÂN

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!

(Kênh giáo dục)Bảo mẫu áp lực cao, thu nhập thấp

Bà Thái Thị Hòa, làm bảo mẫu tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản cho biết bà đã làm việc tại trường hơn 21 năm. Mức lương đầu tiên hưởng ở trường là 300.000 đồng/tháng, rồi tăng dần lên theo thời gian là 380.000 đồng, 420.000 đồng, 670.000 đồng và đến nay là hơn 3 triệu đồng. Theo cô Nguyễn Thị Linh, bảo mẫu của Trường Mầm non 13, công việc phải phục vụ cho các cháu nên 4 giờ đến 4 giờ 30 là đã có mặt ở trường, ra về thì thường là 16 giờ. Công việc thì rất nhiều và liên tục vì để đảm bảo an toàn cho trẻ nên áp lực không nhỏ.

Bà Trương Thị Việt Liên, Quyền Trưởng phòng Giáo dục mầm non của Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết thời gian qua, ngành cũng đã có những kiến nghị để có những chính sách hỗ trợ cho mầm non. Tuy nhiên, vì quy định không có chức danh như bảo mẫu, cấp dưỡng trong khi thực tế rất cần nên nguồn thu nhập cho đội ngũ này chủ yếu từ tiền bán trú. Do đó theo bà Liên, vì sở không khống chế khung cụ thể nên các quận/huyện có thể linh động, tính toán khung mức thu tiền bán trú. Các trường tùy theo điều kiện của mình để thỏa thuận lại các mức thu bán trú để có thêm nguồn thu trang trải cho đội ngũ và 100% phụ huynh đồng ý.

Đ. Trinh

Ngày mới thật tốt lành bạn nhé!